6. Cấu trúc luận văn
3.2.1.2 Thông tin về nghề nghiệp
Nghề nghiệp của đối tượng điều tra khá đa dạng. Theo kết quả trong bảng điều tra dưới đây thì 3 đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là: Nhân viên văn phòng với
47
số mẫu 76 chiếm 27%, Người lao động với cỡ mẫu 72 chiếm 25.5% và Nội trợ có số mẫu là 67 chiếm 23.8%.
Tỷ lệ này cũng khá xác thực so với thực tế trong cuộc sống, vì nhân viên văn phòng thường có thu nhập ổn định với nhu cao về khâu thẩm mỹ, thời trang. Họ thường xuyên cập nhật thông tin về những mẫu hàng mới và thường mua sắm theo trào lưu của các mẫu hàng theo từng thời kỳ. Đây luôn là thị trường tiềm năng của các công ty, cửa hàng bán lẻ mặt hàng thời trang. Đối tượng người lao động tuy vất vả vì tính chất công việc nhưng họ vẫn là những người đi làm ngoài xã hội, nhu cầu giao tiếp và được thể hiện mình cũng lớn không kém gì nhân viên văn phòng. Hơn nữa công việc của người lao động cũng có nhiều loại hình, thu nhập của họ cũng tương đối phù hợp để mua sắm các mặt hàng của Vinatex. Đối tượng người nội trợ là người cũng có thu nhập (tuy thấp) và có thời gian rảnh tương đối lớn. Họ có thể bỏ ra hàng giờ để đi mua sắm và tìm hiểu các mặt hàng mới theo sở thích hoặc đơn giản chỉ để thư giãn.
Bảng 3.3: Cơ cấu mẫu điều tra về nghề nghiệp Nghề nghiệp Tần số Tần suất (%)
Học sinh 10 3.5
Sinh viên 57 20.2
Người lao động 72 25.5
Nội trợ 67 23.8
Nhân viên văn phòng 76 27
Tổng 282 100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế năm 2015)
Sinh viên và học sinh lần lượt có số mẫu là 57; 10 và chiếm tỷ lệ 20.2%, 3.5%. Đây là hai đối tượng chưa chủ động về kinh tế và vẫn đang chịu sự kiểm soát của gia
48
đình và các quy tắc của bản thân nên hoạt động mua sắm các mặt hàng thời trang lúc này chỉ mang tính phục vụ nhu cầu cơ bản của đối tượng.