Qua phân tích thực trạng xử lý chất thải tại 2 bệnh viện trên địa bàn TP Yên Bái, đều được xử lý bằng lò đốt, nhưng lò đốt đã xuống cấp, năng suất đốt theo mẻ, vận hành gián đoạn lên hiệu suất xử lý không cao, chi phí tốn kém, bên cạnh đó khí thải độc hại xử lý không đạt yêu cầu xả thẳng vào môi trường và lượng tro xỉ độc hại chứa kim loại nặng sau đốt cần cố định và đóng rắn trước khi chôn lấp.
Hiện nay, 2 lò đốt đang làm việc quá tải cho việc xử lý CTR y tế nguy hại cho toàn hệ thống y tế trên toàn TP Yên Bái, sự xuống cấp cũng như hạn chế của lò đốt đang là vấn đề gây nhức nhối trong xử lý CTR y tế nguy hại cũng như gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe nhân dân trong vùng.
Với mục tiêu bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng các nước phát triển đang hướng tới phát triển và ứng dụng các công nghệ không đốt để xử lý CTR y tế, các công nghệ không đốt bao gồm: Quy trình nhiệt - khử khuẩn bằng nhiệt ướt như nồi hấp hay hệ thống hấp ướt tiên tiến, khử khuẩn bằng nhiệt khô, công nghệ vi sóng, plasma...
Công nghệ không đốt phổ biến nhất, được nhiều nước trên thế giới áp dụng là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ướt như công nghệ nồi hấp và công nghệ vi sóng. Đây là công nghệ xử lý CTR y tế không đốt thân thiện với môi trường ở Viện Nam đến nay đã có nhiều bệnh viện áp dụng công nghệ này như: Trung tâm Y tế VietSov (Vũng Tàu 2003); Bệnh viện 19-8, BCA (HN 2009); Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (HN 2010); Bệnh viện đa khoa số 1 Lào Cai (2010); Bệnh viện GTVT Huế (2011); Bệnh viện GTVT Yên Bái (2011)… [33].
Việc áp dụng công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ướt sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và quản lý: Chi phí đầu tư và vận hành công nghệ này rẻ hơn phương pháp thiêu đốt. Công nghệ khử khuẩn không phát sinh khí thải độc hại, đặc biệt là dioxin và furan, không phát sinh tro xỉ độc hại chứa kim loại nặng; Công nghệ khử khuẩn không xả ra nhiều nước thải, cũng không sử dụng hóa chất khử, tiệt trùng nên rất thân thiện với môi trường; CTR y tế sau khi khử khuẩn được chôn lấp như chất thải thông thường và các chất tái chế cũng được thu gom lại.
Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường
67
Công tác kiểm soát chất lượng khử khuẩn trong và sau quá trình xử lý đơn giản, ngành y tế hoàn toàn có thể làm chủ vì các bệnh viện lớn đều có khoa vi sinh, thuận tiện và tính khả thi cao hơn so với việc kiểm soát khí thải lò đốt CTR y tế. Bên cạnh đó, kinh nghiệm khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế, đồ vải trong ngành y tế sẽ rất hữu ích cho việc quản lý thiết bị khử khuẩn chất thải rắn y tế nếu thiết bị này do bệnh viện quản lý và vận hành.
Để đảm bảo hiệu quả trong công tác xử lý CTR y tế nguy hại BVĐK tỉnh, BVĐK thành phố và cho toàn bộ hệ thống y tế trên địa bàn TP Yên Bái, luận văn đề xuất đầu tư dây chuyền “Công nghệ nồi hấp - Khử khuẩn bằng nhiệt ướt ” cho BVĐK tỉnh và BVĐK thành phố.
Việc đầu tư công nghệ khử khuẩn bằng nồi hấp có khả năng xử lý nhiều CTR y tế nguy hại như: chất thải lây nhiễm, các dụng cụ dính máu hoặc dịch, chất thải cách ly, chất thải phẫu thuật, chất thải phòng xét nghiệm (trừ chất thải hóa học) và chất thải “mềm” (gồm bông, băng, gạc, chăn, quần áo, ga giường…) từ chăm sóc bệnh nhân.
Nguyên lý và một số thông số kỹ thuật công nghệ: quá trình hút không khí tạo môi trường chân không trong khoang xử lý chứa CTR y tế, khi cấp hơi nước có tác dụng làm hơi nước thấm sâu và làm ướt mọi bề mặt chất thải, kể cả trong lòng khối chất thải là các vật thể có cơ cấu phức tạp, nhỏ dài và hẹp như kim tiêm. Việc làm ẩm bề mặt này có tác dụng giúp năng lượng nhiệt do hơi nước sinh ra làm nóng chất thải từ bên trong, kết hợp với nhiệt độ (từ 105 °C (221 °F) đến 138 °C (280 °F)) và áp suất cao (Từ 2 đến 3,8 bar) sẽ có tác dụng phá hủy cấu trúc tế bào và tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh có trong chất thải. Nhờ đó, sau khi xử lý, chất thải lây nhiễm nguy hại sẽ trở thành chất thải thông thường mà không bị phá hủy, sau đó tách CTR y tế tái chế được đưa đi tái chế và CTR y tế còn lại được xử lý như CTR thông thường bằng phương pháp chôn lấp.
Hệ thống thiết bị khử khuẩn bằng công nghệ nồi hấp có thể lắp thêm thiết bị nghiền cắt chất thải sau khi khử khuẩn, cả 2 thiết bị được kết nối nguồn điện đơn giản, riêng thiết bị khử khuẩn có kết nối thêm đường nước cấp và ống nước thải ra hệ thống nước thải chung của bệnh viện; Thiết bị nhỏ gọn, dễ di chuyển, sử dụng ít
Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường 68 VAN XẢ ÁP KẾ VAN AN TOÀN NHIỆT KẾ BÌNH NƯỚC LỌC KHÍ HÚT CHÂN KHÔNG VAN XẢ THOÁT RA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI
BẪY HƠI NƯỚC VAN HƠI NƯỚC
năng lượng và không cần hệ thống cấp hơi nước bên ngoài; Vật tư tiêu hao là túi đựng chất thải chịu nhiệt, giấy in báo cáo kết quả tự động và nước khử mùi. Việc vận hành chỉ cần 1 người, thao tác đơn giản.
Sơ đồ công nghệ xử lý CTR y tế nguy hại bằng nồi hấp - Sơ đồ công nghệ nồi hấp chân không
Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ nồi hấp chân không
- Sơ đồ công nghệ xử lý CTR y tế bằng nồi hấp
Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ xử lý CTR y tế nguy hại bằng nồi hấp
CTR y tế nguy hại lưu chứa vào phòng lạnh, các loại chất được phân loại, các chất có thể xử lý bằng nồi hấp được đưa vào buồng hấp khử trùng, CTR sau khử trùng được tách riêng CTR y tế tái chế và chất thải đưa đi chôn lấp cùng CTR thông thường.
Lựa chọn công suất
CỬA NẠP CHẤT THẢI BUỒNG HẤP P T CTR Y TẾ
NGUY HẠI CHIA THEO MẺ
CTR Y TẾ SAU XỬ LÝ BUỒNG HẤP ĐƯA ĐI CHÔN LẤP CTR Y TẾ TÁI CHẾ
Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường
69
Căn cứ bẳng 2.7 ước tính lượng CTR y tế phát sinh trên toàn TP Yên Bái đến năm 2020 và căn cứ công suất nồi hấp của các nhà sản xuất hàng đầu như Tuttnauer (Hà Lan), Mark-Costello (Mỹ) hay Zhangqui Meihua (Trung Quốc)…, với chủng loại và mẫu mã rất đa dạng, dung tích nồi hấp từ 20 đến 20.000 lít.
Luận văn đưa ra đề xuất chọn công suất nồi hấp cho BVĐK tỉnh là nồi có dung tích 340 đến 600 lít (Tương đường 35-60kg CTR/mẻ) và BVĐK TP Yên Bái là nồi có dung tích 120 – 340 lít (Tương đương 12-35kg CTR/mẻ). Thời gian hoạt động của mỗi mẻ hấp phụ thuộc vào loại chất thải, khối lượng chất thải, cách xếp và đóng gói chất thải, lượng không khí và độ ẩm còn lại trong chất thải… nhưng thông thường thời gian mỗi mẻ từ 1-2 giờ.
Chi phí đầu tư cho nồi hấp có giá từ 2000USD đến 15.000USD tùy thuộc công nghệ sản xuất, dung tích nồi hấp, vật liệu chế tạo và nước sản xuất.