Phân loại, thu gom và vận chuyển

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố yên bái và biện pháp giảm thiểu (Trang 69)

3.1.1.1. Thu gom và phân loại chất thải rắn

Điểm mấu chốt của biện pháp giảm thiểu CTR y tế là việc phân loại chính xác thành phần các loại chất thải như: CTR y tế nguy hại, CTR thông thường và chất thải có thể tái chế. Việc phân loại chính xác CTR y tế tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo trong quy trình xử lý CTR y tế như vận chuyển, lưu chứa, xử lý cuối cùng và tái chế CTR.

Việc phân loại CTR y tế là quá trình thủ công và phụ thuộc vào kỹ năng thực hành của kỹ thuật viên, nhân viên y tế, hộ lý… do đó, để thực hiện tốt việc phân loại phải được tập huấn và hướng dẫn cụ thể cho các đối tượng trên.

Do hệ thống thu gom và phân loại CTR y tế của các BVĐK trên địa bàn TP Yên Bái chưa triệt để (còn thiếu và không đúng chủng loại theo quy định…). Cho nên, để việc thu gom và xử lý chất thải bệnh viện đạt hiệu quả cao, các cơ sở y tế cần trang bị cho khoa/phòng của mình các loại thùng đựng chất thải hợp vệ sinh có màu sắc, có nhãn mác và hướng dẫn theo quy định.

Tại khu vực công cộng:

Thùng màu xanh: Chứa CTR sinh hoạt như lá, vỏ cây, thức ăn dư thừa… là

các loại CTR thông thường không độc hại được thu gom, vận chuyển tới bãi chôn lấp.

Thùng màu đen: Chứa các lọai hộp thuốc, cao su, nilon và các loại nhựa…

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

58

Thùng màu vàng: Chứa các CTR y tế lây nhiễm và nguy hại như bông băng

dính máu, vật sắc nhọn như thủy tinh vỡ, kim tiêm… được nhân viên thu gom về kho lưu chứa CTR của bệnh viện.

Thùng màu trắng: Chứa CTR y tế tái chế được như trai lọ nhựa, thủy tinh,

plastic, non nước uống kim loại, bìa carton… được thu gom cho các cơ sở tái chế.

Khu vực các phòng khám và buồng bệnh:

Đây là khu vực cần có sự phân loại triệt để CTR y tế bởi các nhân viên y tế, mặt khác cần hạn chế việc thải CTR sinh hoạt của bệnh nhân và thân nhân người bệnh bằng quy chế nghiêm ngặt của các cơ sở y tế sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả cho công tác thu gom xử lý CTR của cơ sở y tế. Trong khu vực khám chữa bệnh các thùng đựng CTR được phân biệt bằng màu sắc và dán nhãn được bố trí như sau:

Thùng màu xanh: Chứa chất thải vệ sinh buồng bệnh, CTR sinh hoạt thông

thường để tập trung theo đường chôn lấp.

Thùng màu vàng: Chứa vật sắc nhọn lây nhiễm, chất thải giải phẫu, bệnh

phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm và các loại CTR mang mầm bệnh.

Thùng màu đen: Chứa CTR hóa học nguy hại như dược phẩm quá hạn, chất

thải hóa học, chất gây độc tế bào và chất chứa kim loại nặng (thủy ngân, cadimi, chì...).

Thùng màu trắng: Chứa CTR tái chế được như: chai lọ thủy tinh, chai huyết

thanh, các vật liệu nhựa những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại; Chất thải từ các công việc hành chính như: giấy, báo tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng carton, túi nilon…

Hộp nhựa nhỏ màu vàng: Chứa kim tiêm sau khi đã đốt đầu kim trong hộp

chuyên dùng ngay sau khi tiêm.

Hộp nhựa nhỏ màu đen: Chứa các loại ống, chai, lọ thủy tinh có khả năng lây

nhiễm và các vật dụng sắc nhọn.

Hộ lý và nhân viên y tế phân loại CTR y tế ngay trong quá trình thực hành nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật như thay băng, tiêm truyền… hoạt động này phải thường xuyên và liên tục.

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

59

Thùng, túi đựng và hộp đựng chất thải phải đảm bảo đúng chủng loại và kích thước như yêu cầu trong quy định quản lý CTR y tế và được đánh nhãn theo đúng quy định và được thống nhất trên phạm vi quốc tế đối với CTR y tế nguy hại, có thêm dòng chữ chú thích để cảnh báo chất thải “lây nhiễm”. Tất cả các thùng và hộp đựng CTR trong bệnh viện cần được đặt sẵn túi nilon để chứa CTR và có nắp đậy kín, có lịch thu gom thích hợp để đảm bảo vệ sinh và tại các nơi đặt thùng đựng CTR cần có bảng chỉ dẫn phân loại CTR.

Dựa vào số lượng phòng/khoa, số giường bệnh tại 2 BVĐK đến năm 2020, số lần thu gom trong ngày và lượng dụng cụ thu gom hiện có để đưa ra số lượng dụng cụ để thu gom CTR y tế cần thiết và phải đầu tư thêm cho 2 BVĐK theo bảng 3.1.

Bảng 3.1. Dụng cụ thu gom, vận chuyển chất CTR y tế cần đầu tư thêm tại 2 bệnh viện đa khoa tính đến năm 2015-2020

TT Loại dụng cụ

BVĐK tỉnh BVĐK thành phố

Tổng Đã có Đầu tư

thêm Tổng Đã có Đầu tư

thêm I Thùng đựng CTR (Cái) 95 47 48 40 17 23 1 Thùng màu xanh 40 19 21 18 7 11 2 Thùng màu vàng 20 10 10 9 4 5 3 Thùng màu đen 12 5 7 6 3 3 4 Thùng màu trằng 23 13 10 7 3 4 II Hộp đựng vật sắc nhọn (Cái) 32 15 17 18 8 10 1 Hộp màu vàng 20 10 10 10 5 5 2 Hộp màu đen 12 5 7 8 3 5 III Xe vận chuyển 8 4 4 4 2 2 IV Túy đựng CTR (Túi/ngày) 240 240 105 105

1 Túi màu xanh 100 100 50 50

2 Túi màu vàng 50 50 25 25

3 Túi màu đen 30 30 15 15

4 Túi màu trằng 60 60 15 15

3.2.1.2. Vận chuyển

Sau khi CTR y tế được phân loại và thu gom đúng quy trình, lượng CTR thông thường được Công ty môi trường thu gom vận chuyển về nơi xử lý trong bãi chôn lấp công cộng, lượng CTR y tế nguy hại trong thùng đen, vàng được chuyển về kho lưu chứa và được tách riêng từng loại theo đặc tính để dễ xử lý. Lượng CTR có

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

60

thể tái chế trong thùng trắng được đưa về sàng lọc kiểm tra trước khi đưa đến cơ sở tái chế.

Các thùng, túi đã chứa đầy CTR được đóng gói, buộc chặt và khi vận chuyển đi cần phải ghi rõ nhãn mác và thông tin như: chất thải từ khoa, bệnh viện, ngày giờ. Sau mỗi lần lấy túi CTR ra hay di chuyển các thùng đựng, phải có ngay thùng, túi chứa chất thải đúng chủng loại đặt ngay vào vị trí khi đã chuyển thùng cũ.

Do vị trí khu xử lý chất thải đều nằm cuối góc trong khuôn viên bệnh viện, để đảm bảo an toàn vệ sinh trong việc thu gom, xử lý và vận chuyển CTR y tế đi chôn lấp, cũng đảm bảo xe chở CTR không qua khu khám chữa bệnh cần bố trí mở cổng phụ tại góc khu xử lý chất thải (Bố trí như hình 3.2 và 3.4).

Các xe vận chuyển cần được kiểm tra và lên kế hoạch đầu tư hệ thống xe chuyên dụng đảm bảo chất lượng, đầy đủ nắp đậy, kín khít để không vãi nước thải trên đường vận chuyển, số lượng xe chuyên dụng cần thiết cho 2 bệnh viện đảm bảo vận chuyển được đầu tư theo bảng 3.1.

Sơ đồ thu gom và vận chuyển CTR y tế tại 2 BVĐK được mô tả qua hình 3.1.

Hình 3.1: Quy trình thu gom và vận chuyển CTR y tế

Xử lý khử trùng Chất thải trong các khu khám và chữa bệnh Công ty Môi trường thu gom xử

lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh

CTR y tế sau khử trùng CTR sinh hoạt trong các khu công cộng ở bệnh viện Thùng xanh Thùng trắng Thùng vàng Thùng đen Thùng xanh Thùng vàng Thùng đen Hộp vàng Hộp đen Thùng trắng Tái chế CTR tái chế CTR chôn lấp

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường 61 K H O L Ư U CH Ứ A 3.1.2. Lưu chứa

Với thực trạng nhà kho chứa chất thải của 2 BVĐK tỉnh và BVĐK TP Yên Bái tuy đã xây dựng nhưng chưa thực sự đảm bảo chất lượng, chưa có kho lạnh để lưu chứa chất thải nguy hại, vì vậy cần được đầu tư nâng cấp cải tạo.

Xây dựng cải tạo khu lưu chứa CTR y tế trong bệnh viện được căn cứ vào lượng CTR phát sinh hàng ngày, lượng CTR y tế nguy hại tính đến năm 2020 và thực trạng nhà kho lưu chứa hiện có tại bệnh viện, nhà kho chứa chất thải tại 2 bệnh viện được đề xuất đảm bảo quy cách và tính năng sử dụng phù hợp cho từng quy mô bệnh viện.

3.1.2.1. Kho lưu chứa bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

 Mặt bằng hiện trạng nhà kho trong khu xử lý chất thải BVĐK

Ghi chú: - Kho lưu chứa kích thước 3 x 10m gồm 3 phòng: Phòng 1: Lưu chứa CTR thông thường (S = 3 x 4m)

Phòng 2 Lưu chứa CTR tái chế và kho dụng cụ - nhiên liệu (S = 3 x 3m) Phòng 3: Lưu chứa CTR y tế nguy hại (S = 3 x 3m)

Hình 3.2. Mặt bằng hiện trạng nhà lưu chứa khu xử lý chất thải BVĐK tỉnh

Hiện trạng nhà kho cũ là nhà khung thép (cột chính, xà gồ, vì kèo thép), tường xây gạch 110, tường trong ốp gạch men cao 1,2m, tường ngoài trát và sơn, mái tôn, cửa sắt, nền gạch men, kết cấu nhà vẫn chắc chắn có thể tận dụng để sửa chữa.

 Thiết kế phương án xây dựng nhà kho mới:

KHOA NỘI AB KHOA TRUYỀN NHIỄM KHOA UNG BƯỚU KHOA NHI PHÒNG VẬT TƯ, T.BỊ Y TẾ CỔNG PHỤ P3 LÒ Đ Ố T P2 P1 KHU XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN P3 P2 P1 CỔNG PHỤ KHU XLCT

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

62

Tận dụng kết cấu nhà kho cũ, giữ nguyên hệ khung nhà thép, hệ thống tường gạch, cải tạọ và bố trí thành các phòng có chức năng như sau:

- Phòng 1- Phòng xử lý CTR y tế nguy hại bằng nồi hấp khử trùng và kho lạnh lưu chứa CTR y tế nguy hại (Kho lạnh có diện tích 2x1,5m).

- Phòng 2 - Phòng chứa CTR y tế thông thường

- Phòng 3- Phòng chứa CTR y tế tái chế và kho chứa dụng cụ nhiên liệu phục vụ xử lý chất thải.

Hình 3.3. Mặt bằng thiết kế nhà kho chứa khu xử lý chất thải BVĐK tỉnh

Kết cấu hoàn thiện nhà kho chứa:

- Tường xây 110mm, tường trong nhà ốp gạch men lên đến trần (cao 3m), tường ngoài lăn sơn trực tiếp.

- Cửa thép sơn tĩnh điện, riêng phòng lạnh dùng cửa thép kín đảm bảo giữa nhiệt tốt.

- Mái lợp tôn, trần phòng lạnh chứa CTR y tế nguy hại, tấm trần chống nóng cách nhiệt để đảm bảo giữ nhiệt tốt, các phòng khác sử dụng trần nhựa.

- Nền lát gạch chống trơn, dễ rửa, tạo độ dốc và thu nước ra mương thu về hệ thống xử lý nước thải.

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

63

KHO LƯU CHỨA

- Lắp hệ thống thông gió cho các phòng, đảm bảo độ thông thoáng và khô ráo cho các phòng chứa.

- Lắp điều hòa cho phòng lạnh giữ CTR Y tế nguy hại.

 Khái toán đầu tư:

Chi phí đầu tư được xây dựng theo khái toán đơn giá /m2 sàn xây dựng cải tạo sửa chữa, chi phí thiết bị lấy 60% chi phí xây dựng được tham khảo theo đơn giá thực tế hiện nay với tổng kinh phí dự kiến trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kinh phí đầu tư sửa chữa cải tạo nhà kho chứa CTR y tế BVĐK tỉnh Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT Nội dung chi phí Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Chi phí xây dựng m2 37 2.500 92.500

2 Chi phí thiết bị m2 37 1.500 55.500 Điện, nước, điều hòa, thông gió. 3 Chi phí khác (10%) 14.800

4 Dự phòng phí (10%) 16.280

Tổng giá trị 179.080

3.1.2.2. Kho lưu chứa bệnh viện đa khoa thành phố Yên Bái

 Mặt bằng hiện trạng nhà kho trong khu xử lý chất thải BVĐK TP Yên Bái

Ghi chú: - Kho lưu chứa kích thước 2,5 x 7,5m gồm 2 phòng: Phòng 1: Lưu chứa CTR thông thường (S = 2,5 x 3,5m) Phòng 2: Lưu chứa CTR y tế nguy hại (S = 2,5 x 4m)

Hình 3.4. Mặt bằng hiện trạng nhà lưu chứa khu xử lý chất thải BVĐK TP

NHÀ TRUYỀN NHIỄM CỔNG PHỤ P2 LÒ ĐỐT P1 KHU XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN P2 P1 Tầng 4: KHOA YHCT Tầng 3: KHOA YHCT Tầng 2: KHOA NHI Tầng 1: KHOA NỘI Tầng 2: KHO TB-VT Tầng 1: NHÀ ĂN CỔNG PHỤ KHU XLCT

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

64

Hiện trạng nhà kho cũ là nhà khung thép (cột chính, xà gồ, vì kèo thép), mái tôn; Phòng 1 nền gạch men, tường xây gạch 110, tường trát và sơn, cửa gỗ; Phòng 2 nền láng bê tông, tường xây lửng cao 1,2m, trên bao quanh lưới thép, cửa song sắt.

 Thiết kế phương án xây dựng sửa chữa nhà kho

Tận dụng kết cấu nhà kho cũ, giữ nguyên hệ khung nhà thép, phá bỏ tường gạch cũ và lưới thép, xây và ngăn lại thành 3 phòng mới với chức năng gồm:

- Phòng 1- Phòng xử lý CTR y tế nguy hại bằng nồi hấp khử trùng và kho lạnh lưu chứa CTR y tế nguy hại.

- Phòng 2 - Phòng chứa CTR y tế thông thường

- Phòng 3- Phòng chứa CTR y tế tái chế và kho chứa dụng cụ nhiên liệu phục vụ xử lý chất thải.

Hình 3.5. Mặt bằng thiết kế nhà lưu chứa khu xử lý chất thải BVĐK TP

Kết cấu hoàn thiện nhà kho chứa:

- Tường xây 110mm, tường trong nhà ốp gạch men lên đến trần (cao 3m), tường ngoài lăn sơn trực tiếp.

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

65

- Cửa thép sơn tĩnh điện, riêng phòng lạnh dùng cửa thép kín đảm bảo giữa nhiệt tốt.

- Mái lợp tôn, trần phòng lạnh chứa CTR y tế nguy hại, tấm trần chống nóng cách nhiệt để đảm bảo giữ nhiệt tốt, các phòng khác sự dụng trần nhựa.

- Nền lát gạch chống trơn, dễ rửa, tạo độ dốc và thu nước ra mương thu về hệ thống xử lý nước thải

- Lắp hệ thống thông gió cho các phòng, đảm bảo độ thông thoáng và khô ráo cho các phòng chứa.

- Lắp điều hòa cho phòng lạnh giữ CTR Y tế nguy hại.

 Khái toán đầu tư:

Chi phí đầu tư được xây dựng theo khái toán đơn giá/m2 sàn xây dựng cải tạo sửa chữa, chi phí thiết bị lấy 60% chi phí xây dựng được tham khảo theo đơn giá thực tế hiện nay với tổng kinh phí dự kiến trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kinh phí đầu tư sửa chữa cải tạo nhà kho chứa CTR y tế BVĐK TP Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT Nội dung chi phí Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Chi phí xây dựng m2 22,50 2.500 56.250

2 Chi phí thiết bị m2 22,50 1500 33.750 Điện, nước, điều hòa, thông gió. 3 Chi phí khác (10%) 10% 9.000

4 Dự phòng phí (10%) 10% 9.900

Tổng giá trị 108.900

Các loại chất thải phải được lưu chứa từng loại riêng trong từng buồng riêng biệt để đảm bảo cho các biện pháp xử lý hiệu quả và kinh tế nhất

Thời gian lưu chứa: Tốt nhất là lưu chứa trong ngày, cuối mỗi ngày Công ty

Môi trường đến vận chuyển CTR y tế thông thường và CTR y tế nguy hại đã xử lý để mang đi chôn lấp.

Vệ sinh nhà kho chứa: Hàng ngày cần vệ sinh lau rửa nhà kho chứa bằng nước clo khử trùng, đảm bảo nhà kho luôn sạch sẽ chống các loại côn trùng nguy hại xâm nhập.

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

66

3.1.3. Phương pháp xử lý

Qua phân tích thực trạng xử lý chất thải tại 2 bệnh viện trên địa bàn TP Yên Bái, đều được xử lý bằng lò đốt, nhưng lò đốt đã xuống cấp, năng suất đốt theo mẻ, vận hành gián đoạn lên hiệu suất xử lý không cao, chi phí tốn kém, bên cạnh đó khí thải độc hại xử lý không đạt yêu cầu xả thẳng vào môi trường và lượng tro xỉ độc hại chứa kim loại nặng sau đốt cần cố định và đóng rắn trước khi chôn lấp.

Hiện nay, 2 lò đốt đang làm việc quá tải cho việc xử lý CTR y tế nguy hại cho toàn hệ thống y tế trên toàn TP Yên Bái, sự xuống cấp cũng như hạn chế của lò đốt

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố yên bái và biện pháp giảm thiểu (Trang 69)