Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố yên bái và biện pháp giảm thiểu (Trang 58 - 61)

Bảng 2.11. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế tại 2 bệnh viện đa khoa

TT Nội dung quan sát Điểm

tối đa Đánh giá Nhận xét BV Tỉnh BV T.Phố 1

Chất thải lây nhiễm được xử lý sơ bộ tại nơi phát sinh

10 9 9

Đã xử lý sơ bộ bằng hóa chất

(presep 1% hoặc Cloramin B 5%) hoặc tiệt khuẩn bằng hấp ướt.

2

CTR y tế được ký hợp đồng vận chuyển, xử lý với đơn vị có chức năng

10 10 10 Hợp đồng với Công ty Môi trường và Đô thị tỉnh Yên Bái

3

CTR y tế nguy hại được xử lý trong lò đốt chất thải rắn

10 8 7

Được xử lý đốt tại lò đốt ở cả 2 bệnh viện, nhưng lò đốt đều quá tải, xuống cấp.

4

CTR thông thường được hợp đồng chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi chôn lấp của thành phố

10 10 10

CTR thông thường được hợp đồng chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi chôn lấp

5

Chất thải tái chế được phân loại, thu gom và bán cho các cơ sở tái chế

10 8 8

Chai, lọ nhựa, thủy tinh, dây chuyền, bao bì chưa được kiểm soát xem còn dính các chất nguy hại, lây nhiễm hay không

Tổng điểm 50 45 44

BVĐK tỉnh và BVĐK thành phố đã thực hiện tốt việc xử lý CTR y tế, đặc biệt việc xử lý đốt CTR tại lò đốt đặt ở các bệnh viện. CTR thông thường và sản phẩm sau đốt CTR y tế nguy hại được vận chuyển đi xử lý chôn lấp hợp vệ sinh.

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

47

Qua quá trình khảo sát cho thấy, 02 bệnh viện đã thực hiện quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTR y tế theo quy chế quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT [1].

Về quy trình quản lý chất thải y tế: Cả 2 bệnh việc đều xây dựng một quy trình khung chuẩn áp dụng cho bệnh viện cũng như cơ sở để tuyên truyền và phổ biến cho các bệnh viện khác trong tỉnh.

Về thu gom, phân loại: Bệnh viện đã thự hiện phân loại CTR y tế tại chỗ, cụ thể đã phân CTR y tế thành các nhóm: Chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải hóa học nguy hại. Đã tách riêng chất thải tái chế ra khỏi CTR thông thường, tách CTR y tế sắc nhọn ra khỏi chất thải lây nhiễm. Việc phân loại này hiện nay đã được thực hiện ở nhiều bệnh viện. Theo kết quả điều tra của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2006) có 95,6% bệnh viện thực hiện phân loại chất thải tại chỗ trong đó 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn; theo kết quả điều tra của Bộ Y tế (2002) có 94,2% bệnh viện phân loại chất thải tại chỗ, trong số đó có 93,9% bệnh viện thực hiện tách riêng vật sắc nhọn ra khỏi CTR y tế [3, 17].

Ngoài ra, để phân loại CTR y tế đúng cách không phải chỉ là thực hiện phân loại tại chỗ theo các nhóm chất thải mà cần phải phân loại theo theo mã màu bao bì dụng cụ chứa chất thải để có biện pháp theo dõi và quản lý phù hợp. Ở cả hai BVĐK CTR y tế cũng đã được phân loại theo mã màu bao bì đựng chất thải, nhưng khi khảo sát còn xảy ra việc phân loại sai quy định, để lẫn chất thải sinh hoạt với CTR y tế nguy hại; dùng túi màu đen để đựng chất thải giải phẫu… Đây cũng là vấn đề ở nhiều bênh viện khác, theo số liệu thống kê trung bình của Sở Y tế từ kết quả khảo sát 74 bệnh viện Hà Nội năm 2009-2010, túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc chỉ đạt 30,67% ; Kết quả nghiên cứu của Trần thị Minh, phân loại chất thải thành 2 nhóm là chất thải lâm sàng và chất thải sinh hoạt, có tới 50% số bệnh viện lẫn lộn trong việc sử dụng bao bì theo mã màu, đã sử dụng bao bì màu đen để đựng chất thải sinh hoạt [7].

Về việc thu gom CTR y tế được thực thiện đúng quy định, đảm bảo thực hiện 2 lần mỗi ngày. Theo kết quả điều tra của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2006) có 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom chất thải hàng ngày [18].

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

48

Về vận chuyển và lưu chứa CTR: bệnh viện đã xây dựng nhà chứa có mái che, lưới chắn bảo vệ côn trùng cùng với trang thiết bị vận chuyển CTR đáp ứng yêu cầu quy chế quản lý CTR cũng chỉ đạt ở mức trung bình. Quá trình vận chuyển vẫn sử dụng xe đẩy không có nắp đậy, túi đựng không buộc kín hay túi bị rách do các túi đựng không đúng quy định gây rỏ rỉ nước rác, vương vãi trên đường vận chuyển gây mùi và ô nhiễm ra môi trường. Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm 2011, trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4% bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR [3].

Về việc xử lý chất thải y tế: CTR y tế của 2 BVĐK đã được phân loại ra CTR thông thường và CTR y tế nguy hại để có phương pháp xử lý.

Với CTR y tế nguy hại: Đã được bệnh viện xử lý sơ bộ tại nguồn phát sinh theo các phương pháp an toàn: xử lý bằng hóa chất (presep 1% hoặc Cloramin B 5%) hoặc tiệt khuẩn bằng hấp ướt tại khoa đối với các chất thải của khoa Huyết học và Sinh hóa, sau đó được nhân viên vệ sinh đem đốt bằng lò đốt. BVĐK tỉnh và BVĐK TP Yên Bái là 2 cơ sở được xây dựng lò đốt CTR y tế, ngoài đáp ứng việc đốt cho bệnh viện còn là nơi xử lý đốt CTR y tế nguy hại cho toàn bộ các cơ sở y tế khác trong địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, lò đốt CTR y tế ở cả 2 bệnh viện đều đã xuống cấp, hệ thống xử lý khí thải sau đốt đã xuống cấp, khí thải xả thẳng vào môi trường và đang bị sự phản đối của người dân (Bệnh viện không tiến hành quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm và bụi trong khí thải, nên không thu thập được dữ liệu). Bên cạnh đó việc sử dụng công nghệ lò đốt theo mẻ, gián đoạn và hiệu xuất thấp trong khi đó chi phí xử lý lại cao. Đây là tình hình chung của các bệnh viện hiện nay, theo kết quả điều tra của Bộ Y tế (2002), có 66% bệnh viện xử lý ban đầu các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bằng hóa chất. Năm 2006, cả nước có hơn 200 lò đốt chất thải y tế, có 73,3% bệnh viện đốt CTR y tế trong lò đốt tại chỗ hoặc tập trung, còn 26,7% bệnh viện xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp thủ công tại chỗ, chủ yếu là bệnh viện huyện và tỉnh [18, 19].

Lớp KTMT 2012B Viện KH và CN Môi trường

49

Với CTR y tế thông thường và sản phẩm CTR y tế nguy hại sau đốt được bệnh viện hợp đồng với Công ty Môi trường và Đô thị tỉnh Yên Bái đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi quy định của thành phố.

BVĐK tỉnh và BVĐK thành phố đã thực hiện quy chế quản lý CTR y tế theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT và Chương trình hành động vì môi trường của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, kết quả hoạt động quản lý CTR y tế chưa đạt ở mức cao, vấn đề tồn tại này có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như: Kiến thức hiểu biết về CTR y tế, kiến thức về ảnh hưởng của CTR y tế đến môi trường và con người; thiếu dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện quản lý; thiếu kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý CTR y tế nguy hại năng suất cao và thân thiện với môi trường hay thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng lò đốt đã xây dựng… Vấn đề này có thể thấy rõ hơn khi phân tích một số yếu tố liên quan và tồn tại trong quản lý CTR y tế của 2 BVĐK tỉnh và thành phố.

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố yên bái và biện pháp giảm thiểu (Trang 58 - 61)