a. Thể chế vận dụng văn bản pháp lý
- Cơ chế chính sách thay đổi liên tục. Với một loạt thay đổi, bổ sung về quản lý dự án đầu tư và xây dựng của Nhà nước, từ Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về quản lý chi phí dự án đầu tư XDCB và một số nghị định bổ sung như Nghịđịnh 112/2009/NĐ-CP của chính phủ. Về phía Bộ Tài chính đã có Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN. Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn NSNN và hàng loạt quyết định, công văn quy định các dự án đặc thù khác. Với sự thay đổi liên tục về cơ chế chính sách như trên cũng gây không ít khó khăn đối với cán bộ kiểm soát chi cũng như chủđầu tư trong quá trình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư vì chưa kịp hướng dẫn, khó khăn trong việc triển khai công trình, dự án.
- Việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp, nhiều đơn vị cùng tham gia vào công tác đầu tư, nhưng trách nhiệm mỗi cơ quan chưa được quy định một cách rõ ràng trong việc lập, thẩm định kiểm tra báo cáo khả thi, tổng dự toán, báo cáo quyết toán (cơ quan Phòng Hạ tầng kinh tế, cơ quan Tài chính, cơ quan Kho bạc Nhà nước).
- Hồ sơ thủ tục trong thanh toán vốn đầu tư còn khá phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của các chủđầu tư, đặc biệt là các dự án do cấp xã làm chủđầu tư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 - Cơ chế xử phạt trong đầu tư XDCB chưa được thực hiện nghiêm, đặc biệt các chế tài trong đấu thầu và thực hiện hợp đồng kinh tế. Thực tế tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cho thấy: việc thực hiện trình tự các bước đấu thầu theo quy định, chủ yếu đấu thầu theo phương thức hạn chế 1 túi hồ sơ. Kết quả kiểm toán cho biết việc xác định, trình duyệt giá gói thầu thiếu chính xác, khối lượng trong dự toán duyệt sai không được loại bỏ, làm cho kết quả lựa chọn nhà thầu chưa khách quan, hiệu quả bị hạn chế; tiên lượng mời thầu sai số, không đúng với thiết kế (do dự toán sai), kết quả trúng thầu chưa chính xác, tính cạnh tranh thấp,...
b. Chất lượng cán bộ
Cán bộ của chủđầu tư, ban quản lý dự án còn yếu do không có trình độ nghiệp vụ về XDCB mà chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm
Chất lượng cán bộ, chủđầu tư và của các ban dự án có vai trò quan trọng trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, để triển khai các bước về trình tự như: lập, trình duyệt dự án cho đến việc làm các thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư theo quy định bị chậm so với tiến độ thực hiện kế hoạch vốn năm cũng như kế hoạch khối lượng. Mặt khác, ý thức chấp hành chính sách, chếđộ vềđầu tư XDCB của một số chủđầu tư chưa nghiêm, có nhiều dự án tuy đã hoàn thành đưa vào sử dụng, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện các thủ tục quyết toán, dẫn đến tồn đọng chưa tất toán tài khoản tại cơ quan KBNN.
Do nhận thức của các cán bộ chuyên môn còn yếu kém, cho nên, tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao...Mặt khác, trong quá trình hội nhập kinh tế theo cơ chế thị trường, chúng ta chưa có sẵn đội ngũ cán bộ kiểm soát. Cán bộ chuyên môn còn nhiều bất cập, yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực hành nghề thiên về nghiệp vụ chuyên môn đơn thuần, vụ lợi cá nhân và chấp hành pháp luật chưa cao.
c. Sự phối hợp giữa các cơ quan chưa hiệu quả
Thông thườnghệ thống tiêu chuẩn, chỉ tiêu, định mức kinh tế- kỹ thuật phục vụ đầu tư xây dựng, bao gồm cả quy hoạch, chuẩn bịđầu tư, thực hiện đầu tư mặc dù đã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 thường xuyên được nghiên cứu, sửa đổi nhưng vẫn còn thiếu, có khi không đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của cơ chế thị trường, chưa phù hợp với thông lệ quốc tếđối với các dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, bất cập, người có quyền quyết định về đầu tư lại không có quyền quyết định về tài chính dẫn đến tình trạng xin vốn, xin chỉ tiêu, chạy vốn, chạy chỉ tiêu, gây ra tiêu cực trong đầu tư XDCB mà rất khó phát hiện; tình trạng “khép kín” thực hiện của quá trình đầu tư xây dựng của các ngành, địa phương như hiện nay đã cản trở công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước và các cơ quan chức năng dẫn đến khó phát hiện các biểu hiện lãng phí, thất thoát; khi phát hiện được thì khó xử lý,...
d. Công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra và kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện và ngăn chặn tiêu cực, lãng phí, thất thoát từ khi chúng còn là những biểu hiện tiềm ẩn.
Công tác nghiệm thu chất lượng công trình theo quy trình công nghệ thi công của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng bị buông lỏng. Khi phát hiện có sai phạm không xử lý nghiêm và dứt điểm.