Các nghiên cứu trước đây có liên quan

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 45)

Trong bối cảnh mới hiện nay, vấn đề đầu tư công, vốn đầu tư XDCB nói chung, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB bản từ NSNN qua KBNN nói riêng đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có một số công trình được công bố như:

Nguyễn Đức Thanh (2012) “Thanh toán vốn đầu tư công theo hợp đồng và vai trò của KBNN” đăng trên tạp chí ngân quỹ quốc gia số 1+2/2012, đã có những đánh giá, phân tích các quy định về kiểm soát, thanh toán liên quan đến hợp đồng xây dựng, và đưa ra được 4 nhóm giải pháp theo hướng gợi mở, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện việc kiểm soát chi theo hợp đồng trong thời gian tới, đặc biệt là khi triển khai việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo Nghịđịnh 192/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 Nguyễn Thị Lai (2013) “Kiểm soát cam kết chi tại KBNN Đăk Lăk, những hạn chế phát sinh và kiến nghị giải pháp hoàn thiện”đăng trên tạp chí ngân quỹ quốc gia số 11/2013, nêu lên: Những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện quy trình mới này, những tồn tại này đã làm ảnh hưởng đến việc giải ngân các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh trong thời gian tới.

Đoàn Kim Khuyên(2012) “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn

đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Đà Nẵng”, tác giảđã nghiên cứu sâu phần cơ sở lý luận, có những đánh giá sát về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tưở thời điểm năm 2012 và đã đề ra được 6 giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, tuy nhiên hiện cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tưđã có nhiều thay đổi nên cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trong thời gian tới.

Như vậy, có thể thấy các công trình khoa học này đa số nghiên cứu từ góc độ tài chính, hoặc về cơ chế, hoặc về tình hình cụ thểở một đơn vị, địa phương. Do đó, các đề tài ít đề cập đến giác độ tổng thể của vi vô và vĩ mô, tác động qua lại giữa các chủ thể tham gia vận hành vốn, nghiên cứu cơ chế tác động với tất cả các yếu tố chi phí sử dụng vốn với các chỉ tiêu xem xét, phân tích đánh giá phù hợp hơn trong cơ chế mới. Mặt khác đề tài này vận dụng các lý luận khoa học để nghiên cứu trên địa bàn một huyện đang xuất hiện nhiều nhân tố, nhiều dự án lớn mà nguồn ngân sách sẽđầu tư. Vì vậy, nghiên cứu về chủđề “Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” sẽ góp phần làm phong phú thêm tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này và sẽ có ý nghĩa thực tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Phần III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc đim cơ bn huyn Yên Dũng

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Yên Dũng là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang khoảng 15 km.Với vị trí nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, thành phố Bắc Giang, thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Dũng có lợi thế quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá với trung tâm này. Ranh giới hành chính của huyện:

- Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương. - Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang. - Phía Tây giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh.

Huyện Yên Dũng gồm 19 xã và 2 thị trấn, là huyện miền núi chiếm 5,58% tổng diện tích tự nhiên và 10,7% dân số của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Yên Dũng là 19.093 ha. Yên Dũng có thuận lợi cơ bản là nằm sát thành phố Bắc Giang, trên trục đường quốc lộ 1A, nên có nhiều cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội a) Tình hình dân số và lao động

Tổng nhân khẩu của huyện năm 2014 là 129.639 người, so với năm 2013 giảm 0,32%, trong đó nam chiếm 49,66% nữ là 50,34. Dân số của huyện được phân bố trên các địa hình khác nhau và không đều giữa các xã. Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao 85,6% và chủ yếu làm nghề nông. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là thách thức của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình chuyển sang giai đoạn tăng cường hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

Bảng 3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Dũng qua 3 năm 2012 - 2014 Chỉ tiêu Đơtính n vị

2012 (1) 2013 (2) 2014 (3) So sánh (%) Số

lượng CC (%) Số lượng (%) CC Số lượng (%) CC 2/1 3/2 BQ I. Tổng số nhân khẩu người 130.532 100 132.729 100 129.639 100 101,68 97,67 99,65 1. Nhân khẩu NLN-thủy sản người 118.523 90,8 117.479 88,51 110.970 85,60 99,12 94,46 96,76 2. Nhân khẩu phi NLN-thủy sản người 12.009 9,2 15.250 11,49 18.669 16,82 126,99 122,42 124,68

II. Tổng số hộ hộ 34.162 100 35.856 100 35897 100 104,96 100,11 102,50 1. Hộ NLN-thủy sản hộ 30.722 89,93 31.769 88,60 31.345 87,32 103,41 98,67 101,01 2. Hộ phi NLN-thủy sản hộ 3.440 10,07 4.087 11,40 4.552 12,68 118,81 111,38 115,03

III. Cơ cấu dân số theo nhóm

tuổi Người 130.532 100 132.729 100 129.639 100 101,68 97,67 99,65 1. Trong độ tuổi lao động Người 74.529 57,1 73.207 55,02 68.905 53,16 98,22 94,12 94,12 2. Ngoài độ tuổi lao động Người 56.003 42,9 59.708 44,98 60.734 46,84 106,61 101,71 104,12

IV. Phân bổ lao động theo khu

vực kinh tế lao động 74.529 100 73.207 100 68.905 100 98,22 94,12 94,12 1. Lao động NLN-thủy sản lao động 28.543 38,29 22.125 30,22 20.170 29,27 77,51 91,16 84,05 2. Lao động CN – XD lao động 26.435 35,46 35.218 48,1 36.608 53,12 133,22 103,95 117,67 3. Lao động TM - dịch vụ lao động 19.551 26,26 15.864 21,68 12.127 17,61 81,14 76,44 78,75 V. Một số chỉ tiêu 1.BQ nhân khẩu NLN,TS/Hộ NLN,TS người/hộ 3,86 - 3,70 - 3,54 95,85 95,74 95,79 2.BQ lao động /hộ LĐ/hộ 3,49 - 3,73 - 3,60 106,89 109,91 108,40 3.BQ LĐ NLN, TS/Hộ NLN,TS LĐ/hộ 0,26 - 0,28 - 0,27 104,21 99,14 101,67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 Năm 2014 Yên Dũng có 35.897 hộ trong đó hộ sản xuất nông nghiệp có 31.345 chiếm 87,32% trong tổng số hộ toàn huyện, hộ phi nông nghiệp có 4.552 hộ chiếm 12,68%. Tổng lao động của huyện năm 2014 là 68.905 người, bình quân 3 năm tăng 0,85%. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm so với năm 2013 giảm 8,84%, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm, năm 2014 tăng 3,95%. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

b. Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện

Những năm gần đây quá trình đô thị hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện, nhờ đó mà đời sống của nhân dân trong huyện Yên Dũng ngày được cải thiện rõ rệt.

Bảng 3.2 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Yên Dũng năm 2014

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Giao thông

1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ Km 205,7 1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên

thôn, đường xóm, liên xóm Km 711

1.3 - Đường thủy Km 65,7 1.4 - Cầu Cái 1 1.5 - Phà Cái 1 2 Thủy lợi Kênh chính và kênh các cấp Km 51 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ 4.1 Sốđiểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 22 4.2 Số máy di động bình quân trên 100 dân Cái/100 dân 38

4.3 Số chợ trong toàn huyện Cái 14

5 Công trình phúc lợi

5.1 Cơ sở y tế Cơ sở 23

5.2 Trường cấp I, II, III Trường 46 5.3 Trung tâm giáo dục thường xuyên Trường 1 5.4 Cơ sởđào tạo nghề tư nhân Cơ sở 3

5.5 Điểm văn hóa xã Điểm 64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Qua kết quảđược nêu trong bảng 3.2 ta thấy cơ sở hạ tầng có một số thuận lợi và khó khăn sau cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Thuận lợi:

- Mạng lưới giao thông đường bộ thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, tạo điều kiện cạnh tranh cho các sản phẩm của địa phương. Có thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá rộng lớn là Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và các vùng phụ cận. Các công trình thuỷ lợi cũng được đầu tư nâng cấp, đã phục vụ tưới tiêu kịp thời cho SXNN. Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trên toàn huyện.

- Đào tạo nghề bước đầu được quan tâm và đáp ứng. Hệ thống phát thanh truyền hình, thông tin, bưu điện: tạo điều kiện tốt cho người dân cập nhật thông tin giá cả thị trường, phổ biến kiến thức nông nghiệp qua các chương trình ti vi, phát thanh...

+ Khó khăn: Khó khăn về giao thông nhất là vào mùa mưa lũ do địa hình trũng. Toàn huyện có 14 chợ nông thôn (1 chợ chuyên doanh loại 2 là chợ thị trấn Neo và 13 chợ loại 3). Tuy nhiên, mạng lưới chợ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương hiện nay và trong những năm tới. Nhất là khi nông nghiệp hàng hóa phát triển. Thị trường hàng nông lâm sản chưa ổn định.

c. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Yên Dũng * Tăng trưởng kinh tế

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XIX nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới là: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, tranh thủ cao độ các nguồn lực của bên ngoài, đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đến năm 2015, thu nhập bình quân trên đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010; tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh sản xuất hàng hoá nông nghiệp; mở rộng các loại hình dịch vụ; tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Nhiều chỉ tiêu kinh tế đã đạt và vượt kế hoạch, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 Kinh tế của huyện có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế, về giá trị sản xuất tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2008 - 2010 là 0,13%; trong đó giá trị ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 7,2%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 52,2%; thương mại dịch vụ tăng bình quân là 8,3%.

* Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Dũng trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế ba ngành (nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản; thương mại dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất đã giảm khá đều và tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đã tăng lên tương ứng. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm dần từ 48,7% năm 2012 xuống còn 44,68% năm 2013, cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản của huyện Yên Dũng tăng khá, do huyện có vị trí địa lý thuận lợi phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản, năm 2014 chiếm 36,21% tổng giá trị các ngành kinh tế của huyện; cơ cấu ngành thương mại dịch vụ của huyện trong những năm qua luôn giữở mức ổn định và tăng nhẹ từ 15,39 năm 2012 đến 19,11% năm 2014 trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện.

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu ngành kinh tế huyện Yên Dũng năm 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Yên Dũng có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp.

3.1.2 Đặc đim cơ bn Kho bc Nhà nước huyn Yên Dũng

Kho bạc Nhà nước Yên Dũng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/06/1991. Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Huyện Yên Dũng; Kho bạc Nhà nước Yên Dũng đã có những năm tháng hình thành và phát triển thích hợp, vững chắc để vượt qua những khó khăn ban đầu khi mới thành lập, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trên địa bàn huyện Yên Dũng.

Thực hiện theo Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 của KBNN “V/v Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh”, KBNN huyện Yên Dũng là KBNN cấp huyện(quận) trực thuộc KBNN tỉnh Bắc Giang. Cơ cấu tổ chức của KBNN huyện Yên Dũng bao gồm: Ban lãnh đạo Giám đốc và 01 Phó Giám đốc và 03 tổ nghiệp vụ: tổ Tổng hợp - Hành chính, tổ Kế toán và tổ Kho quỹ. Phụ trách các Tổ có Tổ trưởng; giúp việc cho Tổ trưởng có Tổ phó, riêng tổ Kho quỹ hiện tại không có tổ phó. Số lượng cán bộ, công chức là 11 người. Trong đó: 02 cán bộ lãnh đạo; 01 cán bộ Tổng hợp - hành chính; 05 cán bộ kế toán; 01 cán bộ kho quỹ; 02 cán bộ bảo vệ.

Sơđồ 3.1 Mô hình t chc b máy Kho bc Nhà nước Yên Dũng

(Nguồn: KBNN,2010) GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Tổ Tổng hợp - Hành chính Tổ Kế toán Tổ Kho quỹ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

Nhim v c th ca các t

- Tổ Tổng hợp - Hành chính

+ Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, chủ trì đôn đốc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của KBNN huyện; Chủ trì phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc triển khai công tác.

+ Thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao ; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ, đột xuất cho KBNN tỉnh, cơ quan tài chính địa phương và các cơ quan có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 45)