Đánh giá kết quản và hạn chế trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 79 - 87)

4.2.1.1 Ý kiến đánh giá của các bên

Để đánh giá kết quả và những hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Yên Dũng, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của cán bộ ở các dự án XDCB trên địa bàn huyện Yên Dũng và cán bộ quản lý tại KBNN Yên Dũng. Kết quả thể hiện như sau:

Các đơn vị sử dụng ngân sách là khách hàng của kho bạc nhà nước vì thực chất Kho bạc là thay mặt nhà nước làm dịch vụ công. Sự đánh giá của các tổ chức này sẽ giúp kho bạc cải thiện việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB được tốt hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 Chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến (Mẫu ở phần phụ biểu) của 20 đơn vị sử dụng NSNN (là chủđầu tư) với 20 số phiếu trả lời. Đối tượng là lãnh đạo trực tiếp phụ trách vốn đầu tư XDCB và kế toán trưởng tại các đơn vị chủđầu tư.

* Kết quả đánh giá đơn vị sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở bảng 4.7 cho thấy.

Bảng 4.7 Kết quả điều tra các đơn vị sử dụng NSNN về thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

(ĐVT: % Ý kiến) Diễn giải Mức độ Tốt Trung bình Kém 1. Thời gian xử lý hồ sơ tại KBNN Yên Dũng 80 20 0 2. Tiếp nhận hồ sơ chứng từ tại KBNN 70 30 0 3. Quy trình kiểm soát vốn đầu tư XDCB tại KBNN Yên Dũng 50 45 5 4. Thủ tục kiểm soát vốn đầu tư XDCB tại KBNN 100 0 0 5. Năng lực cán bộ kiểm soát vốn đầu tư XDCB tại KBNN

Yên Dũng 70 30 0

6. Công tác kiểm tra đối chiếu với KBNN 100 0 0 7. Cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát 60 40 0 8. Cập nhật và hướng dẫn các văn bản mới 80 20 0

9. Công tác quyết toán công trình 50 50 0

(Nguồn: Kết quả khảo sát các đơn vị sử dụng NSNN,2014)

Qua bảng 4.7 cho thấy thời gian xử lý chứng từ, có 80% số ý kiến cho rằng thời gian xử lý chứng từ tại KBNN Yên Dũng là nhanh chóng và hợp lý. Tuy nhiên KBNN vẫn cần phải cải tiến, hoàn thiện quy trình, rút ngắn thời gian xử lý chứng từ.

Theo kết quả khảo sát cho thấy có 70% khách hàng khi đến giao dịch đã được lập phiếu giao nhận tài liệu đầy đủ, việc lập phiếu giao nhận để đơn vị sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 dụng NSNN nắm được KBNN Yên Dũng thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB có đúng thời gian quy định hay không và giúp đơn vị biết được hồ sơ tài liệu đã đủ chưa, cần phải bổ sung những gì.

Tổng hợp trên cho thấy về quy trình kiểm soát chi có 50% số người được điều tra cho rằng đáp ứng được yêu cầu, 45% cho rằng ở mức bình thường và 5% ý kiến cho rằng còn phức tạp, chồng chéo mất nhiều thời gian. Như vậy, cũng cần đổi mới, cải tiến quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB để đáp ứng yêu cầu đặt ra và phù hợp với thực tế. Có 100% đơn vị sử dụng NSNN có đối chiếu với Kho bạc về số tiền đã thanh toán theo định kỳ, như vậy việc thực hiện công tác đối chiếu kinh phí đã sử dụng với KBNN theo định kỳ của các chủ đầu tư là rất tốt. Điều đó sẽ giúp KBNN Yên Dũng kiểm soát được số kinh phí đã được giải ngân.

Cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Yên Dũng hiện nay theo ý kiến điều tra thi 60% số ý kiến cho rằng đáp ứng yêu cầu, 40% cho rằng chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy vậy, trong thời gian tới KBNN Yên Dũng cần phải hoàn thiện mô hình tổ chức và phân cấp kiểm soát vốn đầu tư XDCB để tạo điều kiện cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Theo điều tra thì 50% số ý kiến cho rằng đơn vị đã không chủ động trong công tác lập hồ sơ quyết toán công trình. Lý do vì hồ sơ chưa đầy đủ, không nghiệm thu được công trình... Đây là vấn đề rất cần quan tâm của các cấp các ngành và các đơn vị liên quan để tháo gỡ những vướng mắc và xử lý những sai phạm do các bên gây ra. Bên cạnh đó cũng có 50% số ý kiến cho rằng thường xuyên quan tâm và lập hồ sơ quyết toán đúng thời gian quy định, điều này tạo điều kiện cho công tác quản lý vốn đầu tư XDCB luôn đảm bảo chặt chẽ và đúng quy định.

Việc cập nhật, nghiên cứu và hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các văn bản, chính sách mới tại KBNN Yên Dũng cũng được đánh giá cao, có 80% ý kiến cho rằng cán bộ KBNN luôn hướng dẫn nhiệt tình cho chủđầu tư về các chế dộ chính sách mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 Trình độ của cán bộ kiểm soát đáp ứng nhu cầu chiếm tỷ lệ không cao, có 70% số ý kiến cho rằng trình độ cán bộ kiểm soát chi đáp ứng được yêu cầu, 30% cho rằng chưa đáp ứng yêu cầu. Trong thời gian tới cần phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB nhằm thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN.

Đối với các lãnh đạo và cán bộ trực tiếp tham gia công tác kiểm soát, thanh toán tại KBNN Yên Dũng sẽ trả lời khách quan về kết quả và những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại đơn vị mình. Từ đó sẽ giúp đơn vị hoàn thiện hơn về quy trình và nâng cao chất lượng công tac kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB qua KBNN.

* Kết quảđánh giá của cán bộ quản lý tại KBNN Yên Dũng về các văn bản pháp lý và quy trình kiểm soát vốn đầu tư XDCB của KBNN Yên Dũng ở bảng 4.8. Chúng tôi lấy ý kiến điều tra khảo sát của 5 cán bộ với 5 phiếu trả lời tại đơn vị KBNN Yên Dũng.

Qua các ý kiến trả lời của các cán bộ tại KBNN Yên Dũng như trên ta thấy tỷ lệ ý kiến cán bộ tự đánh giá công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Yên Dũng như hiện nay chưa cao. Mặc dù đơn vị có thường xuyên kiểm tra nội bộ và phát hiện ra những khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm soát để khắc phục những hạn chế đó. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Yên Dũng như: Việc ban hành chính sách, chếđộ quản lý đầu tư XDCB của cấp trên chưa kịp thời, trình độ chuyên môn của cán bộ tại các đơn vị chủđâu tư còn hạn chế, số lượng cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN còn hạn chế...Như vậy trong thời gian tới KBNN Yên Dũng cần có những giải pháp khắc phục tình trạng trên bằng cách hoàn thiện về quy trình kiểm soát, cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tại KBNN và tham gia những đế xuất, kiến nghị với cấp trên những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách đầu tư XDCB qua KBNN trên cả nước nói chung và tại KBNN Yên Dũng nói riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

Bảng 4.8 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ tại KBNN Yên Dũng về thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Yên Dũng TT Họ và tên Việc bố trí vốn của cấp trên hàng năm như vậy đã kịp thời chưa? Hồ sơ, chứng từ quyết toán gửi KBNN có hay bị sai sót phải chỉnh sửa lại không? Cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát thanh toán

vốn đầu tư XDCB tại KBNN Yên Dũng hiện nay có đáp ứng yêu cầu không? Quy trình kiểm soát tại KBNN Yên Dũng như vậy được chưa? Đơn vị mình có thường xuyên kiểm tra nội bộ không ? Chứng từ, tài liệu hồ sơ do chủ đầu tư gửi đến có kịp thời và nhiều sai sót không? Có nhiều công trình chậm tiến độ so với kế hoạch không, nguyên nhân chủ yếu Hệ thống các văn bản QPPL của cấp trên có được ban hành kịp thời không? Trình độ chuyên môn của cán bộ tại KBNN có đáp ứng nhu cầu không? 1 Nguyễn Thị Thu Chưa kịp thời Có Có Được Có Có Có Có Có

2 Nguyễn Thị Lưu Chthưa kời ịp Có Không Được Có Có Không Có Có

3 Nguyễn Văn Quang Kịp thời Không Không Chđượưc a Có Không Có Không Không

4 Nguyễn Quang Tỏa Chthưa kời ịp Không Có Chđượưc a Có Có Có Không Có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

4.2.1.2 Kết quả và hạn chế

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở phần 4.1 và 4.2 cũng như ý kiến đánh giá của cán bộở bảng 4.8 và 4.9. Chúng tôi thấy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN huyện Yên Dũng có những kết quả và hạn chế như sau.

a. Kết quả

Thứ nhất, KBNN Yên Dũng đã áp dụng công nghệ tin học trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, công tác kế toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB đáp ứng kịp thời, chính xác thông tin báo cáo cho KBNN cấp trên và các cấp chính quyền địa phương, đồng thời góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở KBNN Yên Dũng.

Thứ hai, KBNN Yên Dũng thường xuyên chủ động phối hợp với KBNN tỉnh Bắc Giang, các chủđầu tư và các cấp chính quyền tháo gỡ những khó khăn trong việc lập sơ

các công trình XDCB từ nguồn vốn NSNN. KBNN Yên Dũng đã tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo chính quyền về tình hình giải ngân, hỗ trợ tỉnh, huyện tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. KBNN Yên Dũng giúp các cấp chính quyền chỉ đạo, điều hành kịp thời trong kiểm soát, sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN một cách có hiệu quả nhất, hạn chế thấp nhất tình trạng thất thoát lãng phí nguồn lực tài chính.

Thứ ba, trong quá trình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, định kỳ KBNN Yên Dũng đã thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư tổ chức hội nghị chuyên đề trao đổi về những vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát thanh toán và giải ngân nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

b. Hạn chế

Thứ nhất, việc bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, phân tán thiếu tập trung, nhiều lĩnh vực rất cần thiết đầu tư nhưng lại không đầu tư. Nhiều công trình chưa hoàn thành công tác chuẩn bịđầu tư cũng được ghi kế hoạch vốn, dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện làm bịđộng trong điều hành ngân sách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 và ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi của KBNN nơi mở tài khoản. Tiến độ triển khai các dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành tiến độ theo năm dẫn đến tình trạng chuyển tiếp kéo dài nhiều năm... làm lãng phí cho ngân sách và ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của chủđầu tư.

Thứ hai,công tác chuẩn bị của các chủ đầu tư còn nhiều hạn chế. Một số dự

án lập chưa sát thực tế, phải điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện; thay đổi chủ trương đầu tư phải thay đổi quy hoạch và thiết kế gây lãng phí vốn. Một số dự án tuy đã được ghi kế hoạch đầu tư nhưng chủ đầu tư lại chưa chuẩn bị đủ thủ tục cần thiết hoặc chưa tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, do chính sách đền bù chưa được đồng bộ; đơn giá đền bù chưa sát với mặt bằng thực tế... dẫn đến tình trạng chậm bàn giao được mặt bằng xây dựng cho chủ đầu tư và đơn vị thi công, từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án, không có khối lượng hoàn thành để cơ quan Kho bạc thanh toán. Giải ngân vốn đầu tư XDCB chậm sẽ gây lãng phí lớn về nhiều mặt, không chỉ cho NSNN mà còn cho cả nền kinh tế - xã hội và trực tiếp là ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các nhà thầu. Nguyên nhân của việc giải ngân chậm đã được đề cập nhiều và bởi nhiều lý do; song với góc độ là cơ quan kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư tại địa phương.

Thứ ba, công tác xây dựng kế hoạch vốn của các chủ đầu tư còn chậm. Theo quy định, đểđược ghi kế hoạch vốn thực hiện đầu tư thì các dự án phải đảm bảo các điều kiện về hồ sơ thủ tục trước ngày 31/10 năm trước, nhưng thực tế không ít các dự án còn thiếu điều kiện song vẫn được bố trí kế họach vốn. Do vậy, khi kế họach vốn đầu tưđược giao, các chủđầu tư mới triển khai các thủ tục đầu tư nên việc giải ngân chậm là điều đương nhiên. Mặt khác, nhiều dự án bố trí kế hoạch vốn không hợp lý, đã vậy công tác điều chỉnh kế hoạch của cấp có thẩm quyền lại quá chậm, dẫn đến tình trạng có nhiều dự án có khối lượng hoàn thành nhưng không đủ kế hoạch vốn để thanh toán; ngược lại có dự án đã được bố trí kế hoạch vốn, thậm trí số kế hoạch vốn rất lớn nhưng lại triển khai thi công chậm, gây ứđọng vốn... từđó dẫn đến tình trạng “Dự án nằm chờ vốn, vốn nằm chờ dự án”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Thứ tư, năng lực của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế: hiện nay, vai trò của Chủ đầu tư rất lớn nhưng thực tế không ít Chủ đầu tư, Ban QLDA trình độ, năng lực còn hạn chế gây trở ngại nhiều trong quá trình lập các thủ tục đầu tư XDCB, tổ chức đấu thầu, chọn thầu, nghiệm thu giá trị khối lượng XDCB hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán. Bên cạnh đó, một số Chủ dự án, Ban QLDA trách nhiệm chưa cao; chẳng hạn nhiều dự án đã có khối lượng hoàn thành theo hợp đồng nhưng không tổ chức nghiệm thu hoặc đã tổ chức nghiệm thu nhưng chậm hoàn tất thủ tục gửi đến Kho bạc để thanh toán; đặc biệt nhiều dự án được bố trí kế hoạch trả nợ, kể cả có quyết định phê duyệt quyết toán nhưng Chủđầu tư vẫn chưa đề nghị thanh toán trả nợ các nhà thầu hoặc việc tạm ứng hiện nay được quy định theo mức tối thiểu nhưng Chủđầu tư vẫn không áp dụng sự thông thoáng này khi ký hợp đồng, nên không tạo sự thuận lợi nhất định về nguồn vốn cho các nhà thầu để đẩy nhanh khối lượng XDCB hoàn thành sớm hơn.

4.2.2 Nhng vn đề đặt ra cn tăng cường kim soát thanh toán vn đầu tư xây dng cơ bn ti Kho bc Nhà nước huyn Yên Dũng

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)