Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, trong đó có Hải Phòng. Với vị trí cửa ngõ của mình, Hải Phòng luôn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Các hợp đồng kinh tế được ký kết bị bỏ lỡ, hoặc đầu tư nhưng còn dang dở. Các công ty bị phá sản dẫn đến khó khăn trong công tác tìm việc và sắp xếp lại lao động.
Mặc dù đã có sự chủ động trong việc đề ra chủ trương lãnh đạo giải quyết việc làm song trên thực tế việc quán triệt nhiệm vụ này chưa thực sự thường xuyên và rộng rãi đối với các cấp, các ngành. Trong những giai đoạn đầu sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố chủ yếu chỉ dừng lại ở cho vay vốn. Vì thế chưa phát huy được thế mạnh của thành phố vào công tác giải quyết việc làm.
Nhận thức của Đảng bộ thành phố về vấn đề việc làm tuy có sự năng động song còn nhiều hạn chế. Nhiều vấn đề cơ bản và chiến lược đảm bảo tính bền vững cho công tác giải quyết việc làm chưa được Thành ủy quan tâm chỉ đạo kịp thời như vấn đề nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ; vấn đề đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao, năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác giải quyết việc làm, đầu tư vào các trung tâm tư vấn việc làm…
Sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Vai trò của các cấp, ngành trong quá trong quá trình tổ chức thực hiện mặc dù đã được nêu rõ trong nhiệm vụ, kế hoạch, song chưa cụ thể hóa, chưa phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện. Hoạt động của Ban chỉ đạo của cấp huyện mới chỉ dừng ở khâu “chỉ đạo”, chưa thực hiện được hết chức năng, nhất là chức năng tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, phối hợp giữa các thành viên để cùng hoạt động. Một số ngành và một số huyện chưa thực sự coi trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động, nên xây dựng kế hoạch còn mang tính chất hình thức, có những giải pháp không mang tính khả thi, không kiểm soát được kết quả nhất là giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa thực hiện tốt việc tham mưu, tổng hợp, đôi lúc còn bị động mang tính đối phó.
Cơ chế chính sách khuyến khích của thành phố chưa đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức và cá nhân đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, mở rộng làng nghề để giải quyết việc làm cho người lao động.
Nguồn nhân lực của thành phố đầu tư cho giải quyết việc làm cùng với sự hỗ trợ của Trung ương chưa nhiều, việc trích lập quỹ giải quyết việc làm
cho địa phương chưa được chú trọng. Nguồn kinh phí phục vụ cho giải quyết việc làm còn rất hạn chế và đôi khi không được sử dụng đúng mục đích ảnh hưởng tới hoạt động của chương trình, nhất là đối với ban chỉ đạo huyện, thành phố và ban giải quyết việc làm cấp xã, phường.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ đảng viên và nhân dân không nhận thức đầy đủ về công tác giải quyết việc làm. Do vậy, công tác giải quyết việc làm không thu hút được nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố cũng như trong nhân dân, ảnh hưởng đến tính xã hội hóa trong công tác này. Đặc biệt việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người lao động có ý thức tự tạo việc làm chưa được chú trọng nên dẫn đến tình trạng có hộ sử dụng vốn sai mục đích hoặc vẫn còn tư tưởng giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước.
3.4. Những bài học rút ra từ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho ngƣời lao động