Đảng bộ Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm trong thời kỳ

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo giaiir quyết việc làm cho người lao động tu nam 2000 den 2012 (Trang 34 - 40)

đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1996 - 2000

Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước. Đảng bộ và nhân dân thành phố đã đoàn kết nỗ lực phấn đấu khôi phục, phát triển kinh tế và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu qui định. Nhưng những tồn tại và khó khăn vẫn còn nhiều sẽ là thách thức lớn đối với thành phố trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX.

Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI (11/05/1996) đã tập trung kiểm điểm, đánh giá tổng kết chặng đường 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Từ thực tiễn và yêu cầu của thời kỳ mới, Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ những năm cuối cùng của thế kỷ XX. Đại hội nhận định kinh tế Hải Phòng sau nhiều năm tăng trưởng liên tục vẫn còn nhỏ bé làm hạn chế đến khả năng tái sản xuất mở rộng. Vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng còn hạn hẹp. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa còn yếu, chưa tạo được thế đứng trên thị trường. Nguy cơ tụt hậu của Hải Phòng so với các tỉnh và thành phố bạn là một thách thức. Do vậy, Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 1996 – 2000 là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, vững chắc cùng với tiến trình xây dựng Cảng hiện đại, hình thành một số khu công nghiệp tập trung, tạo được một số ngành kinh tế, sản phẩm mũi nhọn, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tăng giá trị trên đơn vị diện tích. Phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, tạo thêm việc làm cho khoảng 14,2 vạn lao động, giảm số người chưa có việc làm xuống dưới 45%” [25; tr.8].

Thành phố đã chú trọng huy động các thành phần kinh tế khai thác vốn từ nhiều nguồn và tập trung đầu tư tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, công nghiệp nặng. Thành ủy tập trung chủ trương chỉ đạo từng bước sắp xếp lại sản xuất, tăng cường đầu tư chiều sâu, mở rộng và hiện đại hóa năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số ngành công nghiệp mũi nhọn hình thành như công nghiệp đóng tàu, xi măng, sản xuất sắt thép, giày dép, cơ khí nặng. Công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài được xây dựng từ những năm trước đến thời kỳ này đã đi vào sản xuất và có đóng góp tích cực vào ngân sách của Nhà nước.

Nông nghiệp và thủy sản Hải Phòng trong những năm 1996 – 2000 phát triển tương đối ổn định. Tiểu thủ công nghiệp nông thôn trước hết là chế biến nông sản – thủy sản vừa và nhỏ bước đầu phát triển đa dạng. Nhiều làng nghề được khôi phục. Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam (FDI) vào Hải Phòng được cải thiện, có nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, các nước công nghiệp mới như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông. Do vậy đã tác động hiệu quả đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố như tạo thêm nguồn vốn, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, giải quyết việc làm cho người lao động (đã thu hút được gần 10.000 lao động), mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngân sách, góp phần chyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra động lực phát triển mới cho Hải Phòng.

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố tại Đại hội Đại biểu thành phố lần thứ XI đã đề ra mục tiêu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, vững chắc cùng với tiến trình xây dựng Cảng hiện đại, hình thành một số khu công nghiệp tập trung, tạo được một số ngành kinh tế, sản phẩm mũi nhọn, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển giá trị trên đơn vị diện tích. Đồng thời phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề việc làm, nâng cao dân trí, chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Dựa trên tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là phát triển liên tục với tốc độ cao, chống tụt hậu trên các lĩnh vực, trước hết là chống tụt hậu về kinh tế - văn hóa, quyết tâm phấn đấu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp đổi mới – mở cửa.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đại hội XI cũng chỉ ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, các ngành công nghiệp truyền thống và công nghệ cao, thu hút được nhiều lao động, các ngành dịch vụ ngân hàng, tài chính, tư vấn… Quan tâm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hiện đại hóa và nâng cấp Cảng. Giải pháp chung và quan trọng nhất để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế là tập trung vào giải quyết vốn, thị trường và nâng cao chất lượng lao động [25; tr. 12].

Xây dựng các dự án tạo vốn, huy động vốn của các thành phần khai thác vốn trong dân, trong nước và vốn nước ngoài là quan trọng, tổng số vốn cần phải có trên 20.000 tỷ đồng. Các ngành, các cấp từ thành phố đến cơ sở đều phải tìm cách huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả cao.

Tiến hành khẩn trương và đồng bộ việc đào tạo lao động, bồi dưỡng tay nghề, dạy nghề theo chương trình nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp

ứng nhu cầu mới, chú ý đào tạo bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học tạo điều kiện tiếp cận trình độ lao động tiên tiến của nước ngoài.

Đại hội cũng chỉ ra rằng: “Đẩy mạnh phong trào tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo. Đến năm 2000 xóa đói một cách vững chắc và giảm số hộ nghèo xuống còn dưới 8%. Xây dựng các đề án cụ thể trong chương trình giải quyết việc làm. Trong 5 năm phấn đấu tạo việc làm cho 14,2 vạn lao động, giảm số người chưa có việc làm xuống dưới 5%, đẩy mạnh đào tạo nghề, tổ chức sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông thôn, nhằm tạo việc làm cho thanh niên đến tuổi lao đông. Khuyến khích các thành phần kinh tế và mọi công dân mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo qui định của pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động. Khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, ai có đóng góp nhiều hơn, hiệu quả hơn thì hưởng thụ nhiều hơn và ngược lại” [26; tr. 50].

Những phương hướng giải quyết vấn đề việc làm trong tình hình cụ thể như sau: Cần tập trung khai thác các nguồn vốn từ Trung ương phân bổ, trích từ ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ khác, lập quỹ giải quyết việc làm. Xây dựng các chương trình, dự án phù hợp với từng nguồn vốn, từng mục tiêu, đối tượng. Chương trình việc làm quốc gia, Việt – Đức, Việt – Tiệp, chương trình trợ giúp của các tổ chức quốc tế. Hỗ trợ vốn cho dự án của các doanh nghiệp tư nhân, tập thể tạo thêm việc làm mới. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh phong trào thanh niên giúp nhau lập nghiệp. Đẩy mạnh việc cho vay vốn với hộ nông dân nghèo từ chương trình tín dụng phục vụ người nghèo.

Năm 1993, năm bản lề của kế hoạch 5 năm 1991 – 1995, mặc dù còn nhiều khó khăn, các ngành, các cấp, các đơn vị, nhân dân thành phố Hải Phòng đã phát huy thuận lợi, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu được kết quả tương đối

toàn diện. Riêng trong lĩnh vực lao động – việc làm: Với việc cố gắng khai thác sử dụng các nguồn vốn (quỹ giải quyết việc làm của quốc gia, vốn tài trợ của tổ chức EC, HCR, JIVC, vốn tín dụng ngân hàng), tập trung đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản… để giải quyết việc làm cho 19.500 lao động. Chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đi đôi với đẩy mạnh công tác đào tạo nghề là biện pháp giải quyết việc làm. Có 23 trung tâm dạy nghề trên địa bàn được đầu tư nâng cấp, với tổng kinh phí 15 tỷ đồng, tạo thêm 1.898 chỗ học nghề.

Giải quyết việc làm cho lao động được quan tâm chỉ đạo. Thông qua thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư và viện trợ nước ngoài, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế… để tạo việc làm cho người lao động: kinh phí từ các nguồn vốn huy động được trên 96 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất đã tạo việc làm mới cho 2 vạn lao động, ổn định việc làm trở lại cho 6 vạn lao động bị thiếu, nhỡ việc làm trước đây; đào tạo nghề cho 12.000 lao động trẻ, tình trạng lao động thiếu việc làm ở nông thôn bớt căng thẳng hơn những năm trước. Cùng với đó, chương trình “Xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu” được tích cực triển khai mang lại ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội thiết thực. Ở nội thành vùng ngoại thành, cả ở hải đảo, nhiều nhà cao tầng được xây dựng, làm thay đổi bộ mặt thành phố. Nhìn chung, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân thánh phố có bước cải thiện hơn trước.

Phát huy thành quả đạt được năm 1994, bước vào năm 1995 quân và dân Hải Phòng đã đẩy mạnh phong trào thi đùa lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của cả nước và thành phố. Mặc dù, còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội thành phố năm 1995 tiếp tục ổn định và có mức tăng trường khá. Tổng sản phầm trong nước (GDP) của thành phố đạt khoảng 1.390 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 1994, đã góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 1991 – 1995 của thành phố.

Trong đó, công tác huy động vốn đầu tư cho sản xuất, tạo việc làm cho người lao động và đào tạo nghề đạt kết quả khá: năm 1995, đã thu hút được 54 tỷ đồng từ các nguồn vốn, tạo việc làm cho khoảng 25.000 người. Bên cạnh đó công tác hướng dẫn và thanh tra thực hiện Bộ Luật lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế xã hội. Năm 1999, thành phố vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng 6,3% so với năm 1998. Một số lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng khá như giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 16,4%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,5%, thủy sản tăng 18%, vận tải hàng hóa tăng 11,6%, riêng sản lượng hàng hóa bốc xếp qua cảng Hải Phòng tăng 19,4%. Những kết quả trên đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới và thêm nhiều việc làm cho lao động thành phố. Theo báo cáo của các địa phương, các ngành, các tổ chức xã hội, năm 1999 đã tạo việc làm cho 31.900 lượt người, trong đó chỗ làm việc mới ổn định từ 1 năm trở lên là 19.120 người ở các thành phần kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước (410 người), kinh tế đối ngoại (6.020 người), kinh tế ngoài quốc doanh (4.890 người). Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định dẫn đến thiếu nhỡ việc làm (đáng chú ý là khu vực làm gia công các sản phầm giày, dép, dệt may…).

Đồng thời do ảnh hưởng của biến động về tiền tệ trong khu vực nên tốc độ đầu tư kinh tế đối ngoại vào thành phố chững lại, số lao động có việc làm ở khu vực này ít hơn so với những năm 1996 - 1998. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế, ngành nghề phụ truyển thống chưa được đầu tư mở rộng, sản phẩm từ nông nghiệp chưa tìm được đầu ra để xuất khẩu nên thời gian làm việc trong nông thôn còn ở mức độ thấp. Công tác quản lý và cho vay vốn quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm ở một

số quận, huyện triển khai chậm, để động vốn ở Kho bạc Nhà nước. Lực lượng lao động đã qua đào tạo của thành phố còn chiếm tỉ lệ thấp ở khoảng 25%, trình độ bậc thợ không cao, chưa quen với công nghệ hiện đại và tác phong công nghiệp.

Trong một phần tư thế kỷ đầy biến động, thách thức, Đảng bộ quân và dân Hải Phòng đã phát huy truyền thống trung dũng, quyết thắng, đoàn kết, kiên định, vững vàng, năng động, sáng tạo, vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng, từng bước đưa thành phố phát triển xứng đáng với vị trí là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa của đất nước.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo giaiir quyết việc làm cho người lao động tu nam 2000 den 2012 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)