Nông thôn Hải Phòng có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, là lực lượng to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của từng vùng, từng địa phương nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội. Phát huy lợi thế, đặc thù của thành phố đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia; huy động mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, với phương châm “Nguồn lực từ
cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết” [55; tr. 2]. Người dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Có cơ chế, chính sách ưu tiên để bảo đảm kế hoạch, hiệu quả cả về kinh tế và xã hội; đồng thời với thực hiện các chương trình lồng ghép, hỗ trợ có mục tiêu, các dự án đang được triển khai trên địa bàn nông thôn.
Phải được triển khai đồng bộ, có hiệu quả và có bước đi phù hợp, gắn với giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân; lấy phát triển sản xuất làm đột phá; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển với công nghệ, kỹ thuật cao, mức độ cơ giới hoá cao; hình thành vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn sản xuất các loại nông sản, thực phẩm có giá trị cao để phục vụ đô thị, các khu công nghiệp và xuất khẩu. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trên địa bàn nông thôn được coi là nhân tố quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống dân cư nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, nhằm khơi dậy tinh thần yêu quê hương, đất nước, tự lực, tự cường vươn lên của cộng đồng dân cư ở từng địa phương. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống nông dân.
Từ thực tiễn đó, đã xuất hiện nhiều ý tưởng nghiên cứu và triển khai mô hình nông thôn mới. Từ năm 2001 đến 2006, cả nước đã triển khai thí điểm Đề án xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá, do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo. Theo Quyết định 2614/QĐ/BNN-HTX ngày 8-9-2006 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã triển khai mô hình làng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá tại trên 200 làng điểm ở các địa phương trong cả nước.
Trong Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Đại hội đại biểu thành phố lần thứ XII, với quan điểm tiếp tục đổi mới toàn dân, phát triển Hải Phòng, nhanh, mạnh, vững chắc giai đoạn 2001 - 2005. Đảng bộ thành Hải Phòng đã nhấn mạnh: “Phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo tính bền vững, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội, kết hợp phát triển đô thị văn minh, hiện đại với phát triển nông thôn mới…” [82; tr. 14]
Trên tinh thần thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV đã chỉ ra phương hướng xây dựng phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của thành phố: “Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, đảm bảo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đầu tư, tu bổ và xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều, thực hiện từng bước bê thông hóa hệ thống đê điều’’. Đẩy mạnh xã hội hóa, tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng các lĩnh vực cấp điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”. [30; tr.30].
Với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới Hải Phòng, cả vùng ven biển, hải đảo văn minh, giàu đẹp; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, gắn kết với hạ tầng thành phố và các đô thị vệ tinh; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch. Đời sống vật chất, tinh
thần của dân cư được nâng cao; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của nông dân thành phố ngày càng được củng cố vững chắc” [55; tr. 3].
Xây dựng nông thôn mới đồng thời với xây dựng phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững với nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao; bảo đảm an ninh lương thực trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố; phục vụ du lịch, xuất khẩu và bảo đảm yêu cầu cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XIV đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể:
Phấn đấu xây dựng 30% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Năm 2012 hoàn thành quy hoạch và Đề án nông thôn mới cho 100% xã.
Về hạ tầng kinh tế xã hội: Có 40% số xã đạt chuẩn về hệ thống đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã; giao thông nội đồng bảo đảm yêu cầu cơ giới hóa nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 50% hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã đạt chuẩn (80% hệ thống kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa). 100% số xã đạt chuẩn về hệ thống điện. 100% xã đạt chuẩn giáo dục tiểu học, hoàn thành 50% hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn xã. 50% số xã hoàn thiện hệ thống công trình phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; 40% số thôn, xã có nhà văn hóa đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chợ nông thôn được xây dựng theo quy hoạch và đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.
Về kinh tế và tổ chức sản xuất: Kinh tế khu vực nông thôn đóng góp ngày càng nhiều cho thành phố, đến năm 2015 có giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản tăng 5,5-6%/năm; tốc độ tăng bình quân GDP nông – lâm – thủy sản tăng 4,5%/năm.
Nâng cao thu nhập cư dân nông thôn gấp 1,5 - 2 lần so với hiện nay; giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn (theo chuẩn mới) dưới 3% (theo quy định của Bộ tiêu chí). Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp dưới 25% (theo quy định của bộ tiêu chí). 80% số xã đã có nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; 80% xã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.
Về văn hóa – xã hội – môi trường: Đào tạo nghề cho 125.000 lao động nông thôn ở 3 cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp và sơ cấp), cụ thể: 70.000 lao động nông thôn được thụ hưởng theo chính sách từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu của Trung ương và địa phương; 55.000 lao động nông thôn đào tạo theo hình thức xã hội hoá.
Thực hiện hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội theo công văn số 964/LĐTBXH-KHTC ngày 04/04/2012 về thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2012 và Quyết định số 2058/QĐ – UBND ngày 16/01/2011 của Ủy ban nhân thành phố về việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2012. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn, đối tượng là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (nữ từ 15 – 55 tuổi, nam từ 16 – 60 tuổi). Với nguồn kinh phí đào tạo cán bộ cấp xã, phường là 1 tỷ đồng, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động là 7 tỷ đồng , trong đó có:
Dạy nghề nông nghiệp: 2.100.000.000 đồng. Cụ thể: Hỗ trợ đào tạo nghề là 1.932.000.000 đồng. Hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho đối tượng học viên thuộc diện đối tượng ưu đãi là 168.000.000 đồng
Dạy nghề phi nông nghiệp: 4.900.000.000 đồng. Cụ thể hỗ trợ đào tạo nghề: 4.347.750 đồng. Hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho đối tượng học viên thuộc diện ưu đãi là: 552.250.000 đồng [85; tr. 3].
Trong năm 2012, thành phố đã phê duyệt danh sách các xã trên địa bàn thành phố ưu tiên thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2012 gồm 08 xã: An Hồng (huyện An Dương); Đông Sơn (huyện Thủy Nguyên); Tân Trào
(huyện Kiến Thụy); Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng); Chiến Thắng (huyện An Lão); Nhân Hòa, Hòa Bình (huyện Vĩnh Bảo); Xuân Đám (huyện Cát Hải).Theo đó các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các xã được ưu tiên thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2012, sớm khẩn trương hoàn thành Quy hoạch và Đề án xã xây dựng nông thôn mới trình UBND huyện phê duyệt theo quy định.
Dựa trên sự chỉ đạo điều hành của Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các huyện, xã đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Các xã điểm đã phê duyệt quy hoạch và đề án nông thôn mới đang tiến hành xây dựng một số hạng mục công trình. Các xã còn lại trên địa bàn thành phố đang tiến hành lập kế hoạch và xây dựng đề án. Thành phố đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương đã cân đối đầu tư cho chương trình nông nghiệp đặc biệt là Chương trình nông thôn mới. Công tác xây dựng nông thôn mới theo tinh thần nghị quyết của Trung ương nhờ vậy đã đạt được những kết quả khả quan. Cho đến năm 2012, kết quả đánh giá thực trạng nông thôn mới so với bộ tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn 138 xã đã đạt được: Có 10 xã đạt 10 – 12 tiêu chí, đạt 7,2 %; 90 xã đạt 5 – 9 tiêu chí chiếm 65, 2 %; có 38 xã đạt dưới 5 tiêu chí chiếm 33,6%.
Tiểu kết chƣơng 2
Như vậy, có thể thấy được trải qua các kỳ đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII, XIII, XIV. Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã có những chuyển biến mới trong quan điểm chỉ đạo và nhận thức về vấn về việc làm và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Đảng bộ đã có nhiều chính sách đúng đắn cải tiến cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Xây dựng triển khai cơ chế quản lý lao động có hiệu quả, phù hợp với thị trường, đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ Luật Lao động. Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ chương trình giải quyết việc làm quốc gia.
Những giải pháp về thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, đầu tư nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy của các trường nghề. Các giải pháp kích cầu lao động: phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, quyết việc làm cho lực lao động ở nông thôn. Nâng cao chất lượng thông qua công tác phát triển giáo dục, chú trọng đào tạo và đào tạo lại. Đồng thời, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Giữ ổn định và mở rộng các thị trường truyền thống như Đài Loan, Malaysia, hình thành lực lượng lao động có trình độ cao để có thể xuất vào các thị trường mới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông. Đã góp phần giải quyết không nhỏ nhu cầu việc làm, nâng cao mức sống, làm cho nhân dân tin tưởng, yên tâm lao động sản xuất, góp phần phát triển mục tiên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Chƣơng 3
NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1. Nhận xét
3.1.1. Sự nỗ lực của Đảng bộ Hải Phòng trong quá trình giải quyết vấn đề lao động và việc làm từ năm 2000 - 2012 vấn đề lao động và việc làm từ năm 2000 - 2012
Thứ nhất, vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng vào thực tiễn Hải Phòng để xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động.
Đảng bộ thành phố Hải Phòng vận dụng thành công những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra mục tiêu, nhiệm vụ lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động đã tạo sự chuyển biến lớn trong nhận thức của nhân dân trên địa bàn thành phố về vấn đề lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không còn thụ động trông chờ Nhà nước. Nhân dân Hải Phòng đã dựa vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chủ động tạo việc làm và tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân mình.
Để vấn đề lao động, việc làm thực sự là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, Thành ủy thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện tốt các chương trình như: Vay vốn từ quỹ quốc gia để hỗ trợ giải quyết việc làm, hoạt động dịch vụ việc làm, hoạt động dạy nghề, tín dụng ngân hàng phục vụ người nghèo… thông qua các chương trình này đã có tác động tích cực đến việc tạo cơ hội và điều kiện cho người lao động tự giải quyết việc làm hoặc tạo việc thêm việc làm góp phần khắc phục tình trạng thiếu việc làm cho người dân trên địa bàn thành phố. Đồng thời, Thành ủy cũng chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ thực hiện Chương trình giải quyết việc làm, cán bộ làm công tác tư vấn việc làm cho người lao động. Thông qua những đợt tập huấn, đào tạo cán bộ đã xây dựng những “hạt nhân quan trọng” giúp đỡ người lao động thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên nắm bắt cơ hội tìm kiếm việc làm thích hợp cho bản thân.
Thứ hai, mục tiêu, nhiệm vụ và các dự án kinh tế - xã hội mà Đảng bộ thành phố đề ra đã tạo chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho người lao động tạo ra cơ sở lý luận quan trọng có tác dụng trực tiếp mang lại những kết quả thực tiễn chỉ đạo giải quyết việc làm. Hàng năm, thành phố đã đánh giá tình hình thực hiện công tác cho vay từ nguồn vốn nhà nước để hỗ trợ việc làm thông qua các chương trình hành động của thành phố.
Thứ ba, đường lối, chính sách của Đảng được Đảng bộ thành phố vận dụng vào thực tiễn Hải Phòng tạo môi trường pháp lý cho phát triển cho thị trường lao động. Nội dung của công tác giải quyết việc làm không chỉ là các giải pháp trực tiếp như cho vay vốn, mở rộng các hoạt động dịch vụ việc làm và các hoạt động dạy nghề mà ở đây còn chú trọng tạo mở việc làm, giải quyết