nghiệp và đường giao thông
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những tác động tích cực lên đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Nhưng cùng với việc xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, hệ thống giao thông… dẫn tới một diện tích lớn đất nông nghiệp bị thu hồi. Việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu của một bộ phận nông dân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, phải chuyển đổi nghề, tìm việc mới để ổn định cuộc sống. Kèm theo đó là những vấn đề nảy sinh như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội đã và đang là mối quan tâm hàng đầu.
Chính vì vậy, theo số liệu thống kê năm 1999, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn ở Hải Phòng có sự chênh lệch lớn. Tỷ lệ này ở thành thị là
7,45%, trong khi đó thì số người thiếu việc làm ở nông thôn chiếm tới 80%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ít đất canh tác, chưa phát triển các ngành nghề khác nên tỷ lệ sử dụng thời gian ở nông thôn thấp hơn. Tình trạng này dẫn đến tình trạng vẫn còn tồn tại một số lượng lớn các hộ đói nghèo. Tính đến ngày 31/5/1999, số hộ đói nghèo ở thành phố do nguyên nhân thiếu việc làm là 3.436 người, trong đó ở khu vực thành thị là 426 người, khu vực nông thôn là 3.010 người.
Bảng 1: Biểu phân tích hộ nghèo ở nông thôn theo các nguyên nhân (Theo báo cáo của UBND các quận huyện, thị xã tính đến thời điểm ngày
31/5/1999) – Đơn vị tính: người Stt Đơn vị Tổng số hộ nghèo Nguyên nhân Thiếu lao động % so với tổng số Thiếu đất % so với tổng số 1 Thủy Nguyên 5.099 619 12,14 237 4,65 2 Tiên Lãng 4.616 416 9,10 155 3,36 3 An Lão 3.244 373 11,50 134 4,13 4 Kiến Thụy 5.512 514 9,33 229 4,15 5 An Hải 2.656 207 7,80 149 5,61 6 Vĩnh Bảo 4.322 340 7,90 121 2,80 7 Cát Hải 877 104 11,86 19 2,20 Tổng số 26.327 2.573 9,77 1.044 3,96
Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (1999), Báo cáo tình hình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo 6 tháng đầu năm và dự kiến phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999, tr. 12.
Như vậy, tính đến thời điểm năm 1999, toàn thành phố có 7 quận, huyện được xếp vào khu vực nông thôn. Số hộ đói nghèo do nguyên nhân thiếu đất sản xuất vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể.
Nghiên cứu thực trạng chất lượng nguồn lao động và vấn đề việc làm nhằm để đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại của thành phố.
Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đặt ra cho Đảng bộ
và nhân dân thành phố Hải Phòng trước những yêu cầu mới về nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động. Từ những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực, qui mô nguồn nhân lực trong đó chất lượng nguồn lao động thì dồi dào nhưng chất lượng lao động kém sẽ không thể tận dụng và phát huy hết những tiềm năng to lớn của con người.
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Hải Phòng là thành phố có nguồn lao động dồi dào, nhưng chưa có sự phân bố hợp lý giữa thành thị và nông thôn. Theo số liệu thống kê năm 1999, lao động trên địa bàn thành phố là 937.220 người, phân theo khu vực thành thị và nông thôn: Ở khu vực thành thị năm 1999 lực lượng lao động có 314.196 người chiếm tỷ lệ 32,8%. So với năm 1998 tăng 12,2% tương ứng với 34.116 người. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 3,91% tương ứng với 11.372 người/năm. Còn ở khu vực nông thôn năm 1999 lực lượng lao động có 643.796 người chiến tỷ lệ 67,2%, so với năm 1998 tăng 6,9% tương ứng với 41.498 người. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 2,25% tương ứng với 13.833 người/năm [77; tr.18].
Bước sang những năm 2000, theo dự báo dân số Hải Phòng năm 1999 – 2000 có khoảng 1,7 triệu người. Số người vào độ tuổi lao động hàng năm (15 tuổi) có trên 27 ngàn người, cộng với số học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bộ đội xuất ngũ trở về hình thành lực lượng lao động chưa có việc làm từ 31 đến 32 ngàn người. Do đó việc làm cho lao động đã trở thành vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm lo lắng của mỗi gia đình và toàn xã hội.Số lượng lao động đông chưa đủ để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và càng khó để giải quyết hết việc làm cho số lực lượng lao động này trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, Đảng bộ thành phố Hải Phòng cần phải có những chính sách, biện pháp
cả về tư duy và hoạt động thực tiễn một cách đồng bộ mới có thể phát huy yếu tố con người, tạo ra lực lượng lao động có chất lượng cao để đáp ứng những nhu cầu của thời kỳ mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ thành phố Hải Phòng, nhân dân Hải Phòng đang phát huy sức mạnh tổng hợp, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đang đứng trước những khó khăn và thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thành công hay thất bại, tiến lên hay tụt hậu, phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiểu biết, năng lực tư duy sáng tạo của mỗi địa phương và cả các cá nhân. Vấn đề lao động và việc làm đang là điều kiện tiên quyết để Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng phát triển quê hương, xứng đáng với tầm vóc vốn có của thành phố.
Chƣơng 2
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TIẾP TỤC LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012