Đảng bộ thànhphố lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội theo định

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo giaiir quyết việc làm cho người lao động tu nam 2000 den 2012 (Trang 31 - 34)

hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện một bước vấn đề lao động và việc làm giai đoạn 1991 - 1995

Tình hình thế giới và thực trạng khủng hoảng của đất nước đã làm cho kinh tế xã hội ở Hải Phòng đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất khẩu bị thiệt hại nặng nề, do 70% giá trị sản lượng hàng hóa của Hải Phòng trước đây được tiêu thụ tại thị trường khối SEV. Một số ngành khác hầu như đổ vỡ hoàn toàn. Ngành sửa chữa và đóng mới tàu thuyền hầu như không có việc làm.

Về mặt xã hội, lớn nhất và gay gắt nhất là vấn đề thiếu nhỡ việc làm. Tính đến tháng 7 - 1991, thành phố có 25.100 người chưa có việc làm, trong đó khu vực nội thành có 16.753 người, ngoại thành là 8.347 người; 59.457 người có việc làm thất thường (nội thành là 41.300 người, ngoại thành là 18.157 người). Thiếu việc làm, đời sống khó khăn dẫn đến tình trạng tiêu cực, mất trật tự an ninh, thị trường rối loạn, số người trốn đi nước ngoài gia tăng. Tâm lý thực dụng cá nhân có xu hướng phát triển [6; tr. 225].

Tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng được tổng kết thành 4 yếu kém: “Trị an lộn xộn, thành phố bẩn, đóng góp ngân sách ít, thất thoát điện lớn”. Trước những khó khăn, thử thách đó, Đảng bộ vẫn kiên trì và kiên quyết đổi

mới, tập trung đổi mới về kinh tế, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, giữ vững ổn định chính trị để đảm bảo đổi mới về kinh tế.

Đại hội Đảng bộ Hải Phòng lần thứ X (vòng 2) họp từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 10 năm 1991 diễn ra trong tình hình kinh tế - xã hội thành phố tồn tại “bốn yếu kém” kéo dài như trên. Điều đó đòi hỏi Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng phải nỗ lực phấn đấu cao hơn. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố trong 5 năm 1991 – 1995 là: “Ra sức phát huy những nguồn lực của mình để ổn định, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… vận dụng đúng đắn các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, nhất quán, đồng bộ, tập trung đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, phát hiện, đề xuất với Trung ương, đảm bảo hiệu quả cao và ổn định chính trị, xã hội [5; tr. 2].

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ mới, yêu cầu quan trọng nhất là: Cùng với cả nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội đề ra mục tiêu: “Phấn đấu xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng có công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khoa học – công nghệ phát triển, trung tâm thương mại và du lịch vùng, an ninh, quốc phòng vững mạnh” [6; tr. 223].

Sau Đại hội Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo tích triển khai các hoạt động kinh tế đối ngoại, coi đây là “đòn xeo, mũi nhọn” góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế cùng phát triển, đồng thởi giải quyết các vấn đề xã hội, các ngành liên quan tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn chỉnh qui hoạch không gian tổng thể, tạo điều kiện mở rộng kinh tế đối ngoại. Hải Phòng từng bước thực hiện được một số dự án đầu tư lớn, có hiệu quả kinh tế, thu hút được hàng chục ngàn lao động.

Sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đầu tháng 3 năm 1994, Đảng bộ thành phố Hải Phòng tiến hành Hội nghị đại biểu Đảng bộ giữa nhiệm kỳ (khóa X). Báo cáo của hội

nghị xác định rõ nhiệm vụ là: “Đánh giá đúng tình hình thành phố 3 năm (1991-1993), khẳng định thành quả, thấy rõ yếu kém, tồn tại và phân tích rõ nguyên nhân, đồng thời trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng. Làm rõ thời cơ và thách thức mới, quyết định những chủ trương, giải pháp lớn trong 2 năm 1994 – 1995, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Nghị quyết Đại hội X đề ra”” [6; tr. 240].

Thành tựu quan trọng nhất là sau nhiều năm phấn đấu, Hải Phòng bước đầu ngăn chặn được tình trạng sa sút, đẩy nhanh được tốc độ khôi phục và tăng trưởng một số lĩnh vực kinh tế quan trọng như nông nghiệp, ngư nghiệp, cơ cấu sản xuất đang chuyển dịch từ lương thực sang thực phẩm, lấy hiệu quả trên đơn vị diện tích làm thước đo, từng bước phát triển hàng hóa.

Lĩnh vực kinh tế đối ngoại có bước phát triển mới và đang trở thành “mũi nhọn, đòn xeo”, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những kết quả của hoạt động kinh tế đối ngoại đã góp phần tạo nguồn vốn, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cấp và cải tạo cơ sở vật chất, học tập kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, tiếp cận thị trường, học nghề, học ngoại ngữ, giải quyết thêm việc làm cho người lao động.

Song song với tập trung phát triển kinh tế - văn hóa, giáo dục y tế… các cấp ủy Đảng, chính quyền từng bước tăng cường chỉ đạo các chương trình xã hội đạt kết quả ngày càng rõ nét. Chương trình “xóa đói, giảm nghèo” và giải quyết việc làm đã tập trung các nguồn lực nhà nước, các tổ chức xã hội, sự tài trợ của một số tổ chức quốc tế và sự nỗ lực của nhân dân tạo việc làm cho 10 vạn lượt người có thu nhập, đảm bảo đời sống. Thành phố đã giải quyết cơ bản số hộ đói, giảm đáng kể số hộ nghèo và xuất hiện ngày càng nhiều hộ khá giả và hộ giàu có. Chương trình “xóa đói, giảm nghèo” tuy tạo thành phong trào sâu rộng nhưng sự chỉ đạo và và tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng ở cơ sở chưa chặt chẽ, thường

xuyên. Các ban ngành liên quan chưa có đề án cụ thể để giải quyết, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, chưa chú ý tới khâu tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa. Tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn, nhất là ở những khu vực giải phóng mặt bằng chuyển giao đất phục vụ các dự án kinh tế - giao thông – phát triển đô thị ngày càng lớn.

Nắm bắt được xu thế mới “mở cửa về kinh tế” của đất nước, tận dụng lợi thế của thành phố, Hải Phòng sớm đã đề ra chủ trương, biện pháp thực hiện kinh tế đối ngoại làm mũi nhọn mới khâu đột phá để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó, Hải Phòng đã có những khởi sắc đáng kể về các mặt kinh tế - xã hội, Hải Phòng đã từng bước hình thành các khu công nghiệp, giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động, đóng góp một phần tài chính cho ngân sách.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo giaiir quyết việc làm cho người lao động tu nam 2000 den 2012 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)