Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc (Trang 59 - 64)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.2. Thời gian nghệ thuật

Mỗi hành động, sự kiên đều phải xảy ra ở một thời điểm nào đó. Vì vậy, đi liền với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là thời gian mang tính quan niệm và cá nhân. Mỗi tác giả có một cách cảm nhận khác nhau về thời gian để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.

Điểm thứ nhất cần lưu ý là thời gian nghệ thuật có thể làm độc giả quên đi hiện thực, nhập làm một với thời gian trong tác phẩm. Giữa ban ngày mà người ta cứ tưởng đêm tối, từ hiện đại mà trở về quá khứ, thậm chí trở về thời ban cổ khai thiên.

Điểm thứ hai cần lưu ý là thời gian trong văn học có những nhịp điệu, sắc điệu riêng để phản ánh hiện thực. Văn học có thể kéo dài thời gian bằng cách miêu tả rất tỉ mỉ mọi diễn biến tâm trạng, mọi diễn biến hành động của nhân vật của các sự kiện. Văn học có thể làm cho một ngày dài hơn thế kỉ như tên truyện của Amatop. Ngược lại nhà văn có thể làm cho thời gian trôi nhanh đi bằng cách dồn nén làm cho khoảng một thời gian dài chỉ qua một dòng trần thuật ngắn.

Điểm thứ ba, thời gian trong văn học có thể trôi nhanh hay chậm, yên ả, đều đều hay thay đổi đột ngột, gấp gáp, đầy biến động, có thể có những liên hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời gian có thể được trần thuật cùng chiều với thời gian tự nhiên nhưng cũng có thể đi ngược từ hiện tại trở về quá khứ bằng hồi tưởng. Các lớp thời gian có khi đan bện, xoắn xít với nhau. Cũng có lúc giữa quá khứ và hiện tại, tương lai có mối liên hệ thời gian, cùng đồng hiện trong một thời điểm. Thời gian vật lí trôi qua tuần tự theo các mùa, thời tiết. Thời gian tâm lí lúc nhanh lúc chậm tùy thuộc trạng thái tâm hồn và cuộc sống đặc thù của nhân vật.

Đọc cuốn nhật kí của anh ta thấy rõ nhất đó là thời gian thực tại. Như đã giới thiệu Nguyễn Văn Thạc nguyên là sinh viên xuất sắc của khoa Toán - Cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh nhập ngũ cuối năm 1971, hi sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972, khi chưa đầy 10 tháng tuổi quân và hai mươi tuổi đời. Như vậy thời gian anh tham gia quân ngũ chỉ có chưa đầy 10 tháng tuổi quân - một thời gian không phải dài nhưng đọng lại bao nhiêu điều sâu sắc.

Anh nhập ngũ từ ngày 06/09/1971 nhưng thời gian anh bắt đầu đặt bút viết những trang nhật kí đầu tiên là ngày 02/10/1971 nghĩa là sau gần 1 tháng ra nhập quân

ngũ anh đã viết nhật kí. Cuốn nhật kí ấy ghi chép lại sự việc , tình cảm và có cả suy nghĩa của anh ngay tại thời điểm đó. Vậy nên thời gian thực tại trong đó thể hiện rất rõ. Mỗi ngày anh viết anh đều ghi rõ ngày thằng năm viết, thậm chí, có những trang anh còn ghi luôn cả ngày giờ và địa điểm viết. mỗi một sự kiện cụa thể anh đều để mốc thời gian rất rõ ràng cụ thể : “12 giờ đêm 28/9/1971” Như Anh có thích đọc những dòng này hay không….” (28.9.1971). Nhờ có thời gian cụ thể như vậy mà chúng ta cảm nhận được sự việc đó như đang xảy ra và thêm tin vào sự việc đó là có thật. Trong nhật kí của mình có đoạn anh tiếp tục hành quân và tạm phải xa vùng đất đó, tạm phải xa gia đình mà anh ở cùng, anh viết: “Ba giờ chiều rồi, bà đang làm gì? Nồi nước đun dở đáooi chưa? Hai bà cháu đun nồi nước cuối cùng vào 4 giờ sáng 25.11, vòi ấm chưa phì ra hơi nước, cháu đã khoác ba lô lên vai rồi…”. Từng sự kiện được gắn liền với thời gian xảy ra, anh làm vậy càng sáng rõ thời gian thực tại trong cuốn nhật kí của mình: “ Phố bên kia già nua và cũ kĩ lắm rồi. Dường như nó lật áo để cho bộ đội xem vết thương của chiến tranh. Than đen đầy trên bến, lam lũ lắm. Bụi than bám đen cả mặ mũi, cả trên vai và ba lô. Vùng này bị lụt, nước sông Hồng dâng

cao, ngày 31.8.1971, nước ngập qua mặt đê 30 cm” (26.11.1971).

Song song với thời gian thực thại của cuốn nhật kí đó là thời gian tâm tương của Nguyễn Văn Thạc. thời gian tâm tưởng đó là thời gian không phải ở hiện tại mà đó là thứ thời gian anh duy nghĩ trong tâm tư của anh. Trong cuốn nhật kí của mình đã nhiều lần anh suy nghĩ anh nhớ lại những gì đã qua. Tất nhiên trong dòng suy nghĩ ấy không thể thiếu đoạn anh hồi tưởng nhớ về Như Anh: “ Mới đó đã 4 tháng trời, 26.7, còn ở bên Như Anh. 1 giờ sáng 28.7, con tàu đưa Như Anh đi xa… Bốn tháng, biết mấy thương yêu, buồn khổ và nhớ nhung. Niềm vui chỉ là lòng yêu đất nước và những lá thư âu yếm của Như Anh. Niềm sung sướng chỉ là được Như Anh nhớ nhung, chỉ là

những giờ phút nhớ về dáng người mà ta yêu quí” (29.11.1971). Thạc nhớ về những

ngày được gần Như Anh khi anh còn ở Hà Nội: “Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về Như Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong hương đêm mùa hè, của đêm mùa thu… Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt trong nỗi xúc động làm gì…Như Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu… Thương Như Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả. Tội nghiệp Như Anh, cứ phải buồn mãi, buồn dai dẳng… sao không vui với bạn bè mỉm cười. Mùa xuân… đâu rồi? Đêm gần nhau nhất lại là đêm chia tay. Hạnh phúc thả những đốm sáng bay lơ lửng trên trời. Vũ trụ bao

la quá,, mà tay Như Anh nhỏ nhắn chừng nào…” (3.12.1971).

Trong tâm tưởng của anh không chỉ nhớ về Như Anh mà có những khi anh cũng muốn quay lại thời trẻ thơ: “Thỉnh thoảng mình cũng hay ao ước trở lại cuộc sống trẻ thơ. Muốn trở lại đứa lên ba, cho một bàn tay hiền dịu xoa đầu âu yếm. Muốn trở về một giọt mưa nhỏ từ mái rạ vạch thàng đường sang bên cửa sổ… Muốn gặp cây chanh tím trong gió bấc… Kỷ niệm trong lành quá khiến ta muốn đầm mình trong dĩ vãng, ta muốn quay về tô đậm cho những gì tốt đẹp và xoa dịu những vết thương còn rỉ máu…” (4.12.1971). Anh muốn thời gian quay trở lại để anh tiếp tục được sống trong những ngày thơ ấu vô lo vô nghĩ. Nhưng đó chỉ là thời gian trong tâm tưởng anh muốn vậy, còn giờ đối diện với hiện thực anh vẫn phải châp nhận và sống có ích. Vậy nên thoát khỏi quá khứ tâm tưởng anh lại hướng về tương lai: “Mình nhớ, dạo họp bên Xuân Đỉnh, ghi được một câu của đồng chí Lê Duẩn: “Thanh niên phải tắm mình

trong ánh hào quang rực rỡ của tương lai”. Như vậy đấy, tương lai đang rộng cửa cho

mọi người, rực rỡ biết bao và đẹp biết bao. Trong tâm tưởng của anh, thời gian không chỉ đơn thuần là thời gian thực tại mà nó còn tồn tại cả thời gian tâm tưởng, thời gian hướng về quá khứ, thời gian ngẫm về tương lai.

Tiểu kết chƣơng III:

Là một học sinh giỏi Văn đồng thời là người đã đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn lớp 10 toàn miền Bắc năm học 1969 – 1970, Nguyễn Văn Thạc đã có nhiều đặc sắc về nghệ thuật trong cuốn nhật kí của mình.Trong đó nổi bật lên nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, và không gian - thời gian nghệ thuật. Tất cả những đặc sắc ấy chính là điểm riêng của cuốn nhật ký.

Từ điểm nhìn trần thuật cho đến giọng điệu trần thuật Nguyễn Văn Thạc đã khéo léo dẫn người đọc vào câu chuyện của anh. Từ đó người đọc thấu hiểu và có những suy tư, tình cảm với mỗi dòng anh viết. Trong cuốn nhật ký ấy nổi bật lên nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Vốn là học sinh giỏi Văn, nên ngay trong cuốn nhật ký của mình anh cũng dùng những ngôn từ trau truốt hoa mỹ khác hẳn với những cuốn nhật kí thông thường nói chung và cuốn nhật ký cùng thời nói riêng.

Không chỉ có những đặc sắc kể trên mà ta còn bắt gặp một không gian và thời gian vô cùng phong phú và đa chiều. Không gian, thời gian ấy lúc ở hiện tại khi lại trong tâm tưởng của anh. Điều ấy giúp bạn đọc cảm nhận được một cách chân thực về những năm kháng chiến chống Mỹ.

KẾT LUẬN

1. Cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc là một cuốn nhật kí mang tính thời sự cấp thiết, luôn mang đến cho độc giả những rung cảm và hơi hướng thời cuộc. Đồng thời nó mang ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp mỗi người thêm hoàn thiện tâm hồn , hoàn thiện bản thân. Mỗi trang viết là cả một tấm lòng, suy tư của tác giả về thời đại, về cuộc sống và con người vậy nên khi đọc Mãi

mãi tuổi hai mươi chúng ta sẽ hiểu được cả một trái tim chan chứa yêu thương. Vì lẽ

đó mà nhóm đề tài chúng tôi chọn để nghiên cứu đề tài Đặc sắc trong Mãi mãi tuổi hai

mươicủa Nguyễn Văn Thạc là một sự lựa chọn chính xác và có cơ sở.

2. Trong quá trình nghiên cứu làm đề tài, nhóm đề tài chúng tôi đã chỉ ra được những đặc sắc chính trong cuốn nhật kí ở hai lĩnh vực đó là đặc sức về mặt nội dung và đặc sắc về mặt nghệ thuật.

Ở phương diện nội dung, nhóm đề tài chúng tôi chỉ ra được đặc sắc về sự phong phú của đề tài được tác gỉa đề cập trong cuốn nhật kí này, đó là: đề tài về tình yêu đôi lứa và đề tài chiến tranh. Và đặc sắc về sự biểu hiện sâu sắc tư tưởng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong phần này nhóm đề tài tập chung làm rõ trên ba phương diện: biểu hiện của sự yêu nước sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, những suy tư trăn trở về cuộc sống và khát khao thực hiện lí tưởng.

Về đặc sắc nghệ thuật, nhóm chúng tôi chỉ ra đặc sắc trên ba phương diện đó là: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và thời gian - không gian nghệ thuật. Trong nghệ thuật trần thuật nhóm chúng tôi phân tích chỉ ra được nét đặc sắc về điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật. Tiếp đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ chúng tôi xét trên hai phương diện chính là ngôn ngữ chau truốt hoa mĩ. Cuối cùng dựa vào những phân tích, lí luận văn học để chỉ ra đặc sắc về không gian và thời gian nghệ thuật.

Tất cả những nội dung nêu trên đã được nhóm đề tài chúng tôi chỉ ra và chứng minh làm sáng rõ. Tuy nhiên ở từng nội dung chúng tôi lại không khái quát tất cả những đặc sắc mà chỉ đặc biệt quan tâm đến những nét đặc sắc nổi bật.

3.Với đề tài này, nhóm chúng tôi mới chỉ bước đầu nghiên cứu để chỉ ra được những đặc sắc tiêu biểu trong cuốn nhật kí về phương diện nội dung và nghệ thuật. Trong cuốn nhật kí này, Nguyễn Văn Thạc đã sử dụng rất nhiều thơ ca trong đó có cả thơ ca do anh sáng tác. Tuy nhiên chúng tôi chưa đi sâu tìm hiểu được phần này. Vậy

nên nếu có điều kiện được tiếp tục nghiên cứu thì chúng tôi sẽ mở rộng khai thác nghiên cứu thêm về thơ ca trong nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc. Bên cạnh đó chúng tôi thấy rằng có thể kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu của đề tài này về thi pháp nhật kí chiến tranh qua Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc. Đồng thời có thể khai thác thêm về vấn đề so sánh cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi với các nhật kí chiến tranh cùng thời.

DANH MỤC THAM KHẢO

1. Nam Cao (1977), Nhật kí ở rừng, NXB Văn học, Hà Nội

2. Nguyễn Minh Châu (1970), Mảnh trăng cuối rừng, NXB Văn học 3. Nguyễn Khoa Điềm (1974), Mặt đường khát vọng, NXB Giải phóng 4. Hà Minh Đức (1995), Giáo trình Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Việt Nam.

6. Tô Hoài (1971), Người bạn đọc ấy, NXB Văn Học

7. Đặng Vương Hưng (2005), Mãi mãi tuổi hai mươi, NXB Thanh niên TP HCM

8. Lê Đình Kỵ (1984), trích Tìm hiểu văn học, NXB TP Hồ Chí Minh

9. Phong Lê (2010), “Sống mãi những trang nhật ký sau khoảng lặng 30 năm”- in trong cuốn Cảm thức tân xuân, NXB Hà Nội

10. Phương Lựu – Trần Đình Sử (2006), Lý luận văn học, NXB Giáo dục 11. Vương Trí Nhàn (2005), Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn 12. GS. Trần Đình Sử , Giáo trình Lý luận văn học – tập 2, (2002), NXB Đại học sư phạm

13. https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Mãi_mãi_tuổi_hai_mươi 14. https://vi.m.wikipedia.org/wiki/1952

15. khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ly-luan-va-phe-binh-van-hoc/315-2015-01- 10-11-37-12.html

Một phần của tài liệu Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)