Tình đồng chí đồng đội và tình thân

Một phần của tài liệu Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc (Trang 33)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.3. Tình đồng chí đồng đội và tình thân

Yêu biết mấy hình ảnh người thanh niên thờ i kì chống M ĩ vừa cần cù trong lao động vừa anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kì máu lửa, đi sâu tìm tòi khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trong chiến đấu cũng như trong lao đô ̣ng. Đó là Thao, Nho, Phương Đi ̣nh trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê; Anh thanh niên, cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và những người lính lái xe dũng c ảm trong Bài thơ về tiểu đội xe

không kính của Phạm Tiến Duâ ̣t. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của

sức sống dân tộc. Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên nhắc nhở ta về một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước đã phải trải qua. Các nhà văn đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của con người Việt Nam, ẩn sâu bên trong những con người gan góc, quả cảm ấy là một trái tin đầy trẻ trung , nhiều khát vo ̣ng , tràn đấy tinh thần yêu thương. Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường.

Yêu thương đồng chí, đồng đội là phẩm chất cơ bản trong các phẩm chất của “Bộ đội Cụ Hồ”. Yêu thương đồng chí, đồng đội là sự phản ánh các mối quan hệ trong nội bộ quân đội ta. Phản ảnh mối quan hệ của những người cùng chung mục tiêu, lí tưởng chiến đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Yêu thương đồng chí, đồng đội phản ánh các mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa những người đồng cấp, giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa chiến sĩ với chiến sĩ. Tình đồng chí đồng đội được thể hiện ở tình cảm thương yêu gắn bó với nhau như anh em ruột thịt, “đồng cam, cộng khổ”, “chia ngọt, sẻ bùi”, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, trưởng thành. Phẩm chất yêu thương đồng chí, đồng đội trong quân đội ta được thể hiện ở tinh thần cùng nhau khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, trong hòa bình xây dựng cũng như trong chiến tranh, lúc thường cũng như lúc ra trận.

Đọc cuốn nhật kí cuả Nguyễn Văn Thạc, ta không chỉ cảm nhận và khám phá được nhiều điều thú vị về cuộc sống và xã hội miền Bắc nước ta những năm 1966 - 1972; mà còn hiểu được đời sống, tâm tư, tình cảm của thế hệ thanh niên -

chiến sĩ thời đó. Hình như anh viết thư không chỉ là thông tin tình cảm riêng cho bố mẹ, cho anh trai, hay cho bạn bè… mà còn ấp ủ những tư tưởng và mơ ước lớn hơn nhiều. Nguyễn Văn Thạc đã ghi chép rất kỹ những điều mắt thấy, tai nghe và cả những điều anh cảm nhận được. Đó là chuyện về gia đình những người dân nơi anh đóng quân, chuyện về những anh lính cùng đơn vị, về những cán bộ chỉ huy tiểu đội, trung đội, trung đoàn… Trong ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu… Nguyễn Văn Thạc như thấy trong màu kì diệu ấy, có cả hồng cầu của trái tim “Ai ra đi cũng với lòng say lý tưởng, và nhè nhẹ bên trong là chút ước ”. Trong cuốn sách, người đọc còn cảm nhận được tình bạn bè, đồng chí, đồng đội đầy chân thực: “Đồng đội đọc cho ta nghe những vần thơ trong trẻo:

“Gậy Trường Sơn đưa ta lên đường đánh Mỹ. Nồi cơm Thạch Sanh xưa là chuyện ước mơ.

Nay là lòng dân với người chiến sỹ”.”

(2.10.1971)

Câu thơ nhắc đến chiếc gậy Trường Sơn làm cho ta nhớ đến những năm 1967, khi đang trên đường hành quân dọc Trường Sơn Nam tiến, các chiến sỹ Đỗ Tít, Lưu Tiến Long, Phùng Văn Quán cùng quê ở Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) có gặp đoàn thương binh hành quân ra Bắc. Trong điều điện đang trên đường hành quân, không viết thư được. Với tâm niệm gửi kỷ vật về quê báo tin cho người thân và gia đình biết bản thân vẫn khỏe mạnh và đang trên đường Trường Sơn, những người lính Hòa Xá gửi về 3 "Chiếc gậy Trường Sơn" với những dòng chữ khắc ghi "Thà quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" với dòng tên của mỗi người.

Cảm nhận về ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện, Nhạc sỹ Phạm Tuyên khi đã viết nên bài hát bất hủ “Chiếc gậy Trường Sơn”: “Thanh niên quê tôi làm chiếc gậy hành quân. Đặt cho tên gọi là chiếc gậy Trường Sơn. Luyện cho đôi chân vượt đường xa không mỏi, luyện cho tinh thần là chỉ tiến không lui. Gậy trong tay mồ hôi đã bóng, màu gỗ quê hương mang cả mối tình dân. Như nhắn nhủ những ai lên đường mà lời hứa với bao người thân…”. Và những ngôn từ trong bài hát đó thôi thúc bao lớp thanh niên lên đường giải phóng miền Nam, thống nhất non sông.

Tình đồng chí, đồng đội được thể hiện ở tình cảm yêu thương gắn bó với nhau như anh em ruột thịt, “đồng cam, cộng khổ”, “chia ngọt, sẻ bùi”. Ấy vậy mà Nguyễn Văn Thạc khi chứng kiến “Chuyến tàu, lính xô nhau lên chiếm chỗ gần cửa sổ. Ừ thế

mà Vũ Đình Minh lại viết: Người bốn phương nhìn nhau qua ánh mắt/ Một chỗ ngồi

cũng nhường nhịn cho nhau” (2.10.1971).

Tình cảm đẹp đẽ ấy còn được thể hiện qua những suy tư chăn trở, những xót thương của Nguyễn Văn Thạc khi chứng kiến sự khốc liệt, sự mất mát, những đau khổ của chính đồng đội anh : “Ta ngồi đây thanh bình như thế. Nhưng ở cuối trời Tổ quốc, bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc đang đổ máu, đang giập gẫy từng khúc xương, đang bị kẻ thù đầy đọa và các đồng chí của ta, anh giải phóng quân kiên cường đang nín thở đợi chờ xung trận, đang đói rét và đau nhói vết thương, trên một cánh rừng già.” (15.11.1971). Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ác liệt như thế anh Thạc vẫn nghĩ cho những người bạn, người đồng chí của mình điều đó đã khẳng định anh là một con người giàu tình thương yêu, mặc dù cuộc chiến vẫn đè nặng trên đôi vai anh, không biết ngày nào còn ngày nào mất. Tình đồng chí, đồng đội là sự phản ánh các mối quan hệ trong nội bộ quân đội ta. Mối quan hệ của những người cùng chung mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Có những lúc “bụng đói, mệt và đau”, “chân phồng rát như phải bỏng và cứng đờ ” nhưng các chiễn sĩ vẫn hăng say hành quân mà quên đi những đau đớn của xác thịt để vươn tưới một ngày mai tươi sáng, đất nước thái bình. Mười mấy năm tuổi trẻ của Nguyễn Văn Thạc, anh chưa một lần nghĩ mình sẽ sống một đời cho cách mạng. Một dự cảm như “tiền kiếp” đang sục sôi trong trái tim anh giống như anh phải mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng cao cả đó là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Nghĩ đến đó lòng anh cũng bớt nặng đi nhiều yên tâm ba lô trên vai hành quân.

Nơi anh Thạc đóng quân có rất nhiều người ở từng vùng miền khác nhau như: Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nội,… mặc dù quê hương có khác nhau nhưng mỗi người cùng chung một lý tưởng, cùng nhau chiến đấu và có những khi anh lại cảm thấy gần gũi đến lạ kì “Cái giọng Việt Nam ấy, dễ gần lắm”. Là người Việt Nam cùng mang trong mình một dòng máu Việt thì ắt hẳn đâu đâu cũng như anh em một nhà. Thời gian thấm thoát thoi đưa vậy mà chẳng được bao lâu anh Thạc đã phải “chia tay rồi lại

tiếp tục chia tay” với những đồng đội của mình (Tế, Châu, Hùng…) những người đồng

cam cộng khổ gắn bó với anh suốt cả một chặng đường đầy gian khổ “ Đêm qua tiễn

anh Tặng trong ánh trăng bịn rịn”. Cả người ở lẫn người đi đều lưu luyến không rời.

Đất nước mình rộng lắm, anh Tặng ơi, Mới gặp nhau, nay từ biệt nhau rồi Cầm tay nhau và hẹn ngày gặp mặt

Điếu thuốc anh đưa đốt đỏ trời…

(30.11.1971)

Đêm chia tay ấy, anh Thạc ngồi tâm sự với Tặng rất nhiều. Anh Tặng kể chuyện về ngày thăm quê sau 6 năm ở chiến trường, một câu chuyện đầy bi thương. Anh Thạc đã viết: “6 năm biết mấy đổi thay trong cuộc sống và con người. Mẹ yên chí rằng anh đã nằm lại ở vùng đất xa xôi nào của miền Nam, thì anh lại về, lại về thị xã Phủ Lý giữa những ngày giặc điên cuồng bắn phá. Hạnh phúc biết bao nhiêu và sung sướng cảm động biết bao nhiêu… Chị đã quên tên đứa em của mình, bởi luôn tâm niệm rằng em đã không còn nữa … Đau đớn biết bao và càng đau đớn, ngày gặp mặt

càng cảm động càng hạnh phúc…”. Thế đấy, không chỉ người đi mà kẻ ở cũng đau

đớn biết nhường nào. Hàng triệu thanh niên Việt Nam đã đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, từ biệt gia đình, bạn bè… Khi tưởng rằng người thân yêu mình đã anh dũng hi sinh trên chiến trường, ngày đêm mong nhớ, ngày đêm sầu khổ, khi mẹ đã yên chí rằng anh đã nằm lại vùng đất xa xôi, khi chị đã quên tên đứa em và đâu ngờ rằng 6 năm ấy anh đã trở về hạnh phúc và vui sướng đến nghẹt thở nơi cuống họng.

Lại chia tay, lại chia tay…” dường như anh Thạc không muốn điều đó chút

nào. Chia tay kẻ ở người đi, thời gian gắn bó sao mà quý giá. Hội ngộ rồi lại chia ly, hợp rồi lại tan đâu ai muốn như vậy. Chiến tranh khiến chúng ta càng trở nên đoàn kết, chia sẻ để chiến thắng. Hơn nữa cha ông ta đã phải đổ bao xương máu để giữ gìn non sông đất nước, lòng quả cảm, sức hy sinh, tinh thần đoàn kết quật cường chỉ có thể là những kết tinh cao đẹp của người dân Việt Nam.

Văn thơ là tiếng nói tình cảm, là hình thức nhuần nhị và sắc bén của tư tưởng, làm nhiệm vụ của mình cách giáo dục quần chúng, hướng họ vào con đường đấu tranh cải tạo cuộc sống. Bằng hình tượng và ngôn ngữ, văn học đi vào trái tim bạn đọc, thúc giục họ vững bước đi lên. Mỗi bước đi hành quân là một thử thách mới với người lính Nguyễn Văn Thạc. Những ngày hành quân hàng chục cây số với chiếc ba lô nặng 20 - 30kg, cổ họng khát khô, gan bàn chân phồng rát không thể đi dép được, những bữa ăn triền miên chỉ có mía và sắn… Đã có những người không chịu được khó khăn gian khổ nên đã tìm cách bỏ trốn. Song với người lính Nguyễn Văn Thạc, anh đã xác định

rõ con đường mình phải đi. Nhiều khi anh nghĩ về gia đình, bạn bè, những người thân yêu cũng như bao người lính trẻ, rời xa quê hương, xa những mái ấm gia đình quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Anh Thạc viết: “Chưa bao giờ mình xa nhà lâu như thế này, chưa bao giờ nhớ cha mẹ, anh em và bạn bè như bây giờ,… Gía như có phép màu, trở lại 1 ngày của thời thơ ấu, có đủ mọi người thân yêu,… Chao ôi, ngày đó…vĩnh viễn mất rồi.” (2.12.1971). Những người bộ đội, người lính trẻ chiến trường là thế, có ai mà không nhớ không thương chỉ là không thể hiện ra bên ngoài mà thôi. Anh Thạc chỉ ước như có phép màu để trở về với hững người thân thương của mình. Dường như anh có một dự cảm xấu “ngày đó… vĩnh viễn mất rồi” anh sẽ không được gặp lại bố mẹ, anh em, bạn bè một lần nào nữa, nó khiến anh phải than thở “Chao ôi” một tiếng thở dài đến não lòng. Nghĩ đến lời nói của đồng chí Lê Duẩn: “Thanh niên phải đắm mình

trong ánh hào quang rực rỡ của tương lai” thì lí tưởng cách mạng trong anh chợt bừng

sáng, mọi lí do cá nhân, nỗi nhớ nhà, nhớ người được gác lại về nỗi lo cho dân tộc, cho đất nước. Cuộc sống của đất nước còn lam lũ lắm. Đầu tắt mặt tối mà nào có đủ miếng ăn, cơm độn ngô rồi còn độn sắn, bao khổ cực vất vả nghĩ đến đấy thôi mà như xé lòng. Với anh không chỉ có những suy tư trăn trở về cuộc sống riêng anh mà phần nhiều còn dành chọn cho đất nước, cho dân tộc. Đọc những dòng anh viết ta cảm thấy ngưỡng mộ biết bao người lính trẻ thật đáng tự hào.

2.2. Cái tôi tác giả - Sự biểu hiện sâu sắc tƣ tƣởng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Tác giả là một khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu và phê bình văn học. Tác giả thường được hiểu là người sáng tạo ra tác phẩm văn học. Đó có thể là một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của mình trước thực tại.

Trong Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa về tác giả: “Nhìn bề ngoài, tác giả là những người làm ra văn bản ngôn từ, bài thơ, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất, tác giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự bắt chước, mô phỏng, theo đuổi thời thượng hoặc sáng tác không có bản

sắc không làm nên tác giả văn học đích thực”. Tác giả văn học như vậy phải là những

người có tư cách, có tài năng và có ý thức đầy đủ, sâu sắc về nghề nghiệp, phải coi sáng tạo nghệ thuật là máu thịt, là tâm huyết của đời mình. Như vậy tác giả mới thực sự trở thành tác giả của các sáng tác bất hủ, có sức sống không chỉ vói một thời mà với

muôn đời.

Cái tôi tác giả hay còn gọi là hình tượng tác giả, theo lí thuyết thi pháp học hiện đại là sự nhập thân của ý thức người sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật. Mọi loại hình nghệ thuật trong đó có văn học là sản phẩm trực tiếp của tư duy, của ý thức, và đương nhiên nó là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” (Lê nin). Trong triết học, “cái tôi” được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác.

Trong phân tâm học, “cái tôi” là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Theo Sigmund Freud, “cái tôi” cùng với “nó” và “cái siêu tôi” là ba miền của tâm thức. “Cái tôi” được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, "cái tôi" học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận.

Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, cái tôi được thể hiện qua những nội dung sau:

2.2.1. Yêu nƣớc, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc

Dù cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã đi vào quá khứ, vào dĩ vãng, nhưng những ấn tượng về chiến tranh đối với nhiều thế hệ nhà văn không thể phai mờ. Chiến tranh là những thời kì, giai đoạn vô cùng hào hùng và khốc liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến tranh đã tạo ra cho con người một cuộc sống khác, khiến bất kì ai đã từng trải qua sẽ chẳng thể nào quên đuuợc những thời đoạn lịch sử ấy.

Nền văn học thời kì chống Mỹ cứu nước đã trở nên bề thế hơn cả về số lượng tác phẩm và đội ngũ tác giả - nhà văn. Các nhà văn đã làm rạng danh nền văn học thời

Một phần của tài liệu Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)