Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc (Trang 55 - 59)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.1 Không gian nghệ thuật

Không gian chính là môi trường tồn tại của con người: dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, đèo xa, biển cả,… Không gian là nơi nhà văn triển khai sự kiện, biến cố là chỗ cho nhân vật hoạt động. Không gian trong văn học là không gian nghệ thuật. Không gian đó không phải ngẫu nhiên trong đời sống mà do nghệ sĩ chọn để thể hiện ý đồ nghệ thuật. Không gian ứng với một cách sống riêng biệt của con người. Không gian rộng lớn: người có trí lớn, khát vọng đạp đổ mọi khó khăn để tiến đến thành công như trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành hay thơ về Lãnh tụ của Tố Hữu. Không gian nhỏ hẹp, diễn tả sự tù túng, ngột ngạt ứng với mẫu người thích ngồi một chỗ, thế giới tâm hồn nghèo nàn, không ước mơ, không muốn thay đổi, sống mòn… Trong điêu khắc cũng như hội họa, không gian được người nghệ sĩ miêu tả là không gian tĩnh. Nhà họa sĩ chỉ có thể chọn cho mình một không gian nhất định để hoàn thành bức tranh của mình, không thể cùng lúc di chuyển nhiều không gian. Còn không gian trong văn học là một khoảng không gian có sự vận động, biến đổi. Con mắt của nhà văn có thể dễ dàng đưa người đọc di chuyển từ không gian này sang không gian khác. Không gian trong văn học không hề bị một giới hạn nào. Đặc sắc nay làm cho văn học phản ánh đời sống trong sự toàn vẹn, đầy đặn của nó.

Đọc nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc ta thấy xuất hiện nhiều không gian khác nhau, nhưng trước tiên ta phải kể đến đó là không gian chiến trường. Mỗi dòng nhật kí anh viết không chỉ chứa đựng bao tâm tư tình cảm mà qua đó còn giúp bạn đọc cảm nhận được sự tàn khốc của chiến tranh. Dưới ngòi bút của mình, anh đã tái hiện lại một hiện thực chiến trường với một không gian có chiều sâu: “Đêm ấy, thật đau lòng. Hồi chiều bị ném 40 quả bom. Điện bị đứt lung tung. Làng xóm chìm trong tang tóc và bóng đêm. Ở ngay trước ngõ là một bát hương hiu hiu khói. Anh Phúc bị bom tiện đứt cả chân tay, nằm trong chiếc quan tài đỏ, ngọn đuốc nứa thổi phừng phừng, cái xe bò lăn lộc cộc… Sao giống “chiếc quan tài” như thế. Không, suốt

đời ta không quên, ta không quên cảnh em bé miền Nam đập tay lên vũng máu. Dưới tay em lẽ ra là chậu nước trong mát- cái biển mênh mông của tuổi thơ hồn nhiên, nhí nhảnh…” (15.11.1971). Tác giả đã vẽ ra trước mắt chúng ta một khung cảnh thật khủng khiếp! Đọc đến đâu hình ảnh hiện ra trước mắt chúng ta đến đó, nó hiện ra một cách chân thực mà đầy xót xa. Ai dù gan dạ, dù mạnh mẽ hay có một trái tim băng cũng không thể không xót thương trước hình ảnh em bé miền Nam đập tay trên vũng máu. Một không gian thật ác liệt.

Anh Thạc phải hành quân qua rất nhiều con đường và vùng đất. Khi đến Cẩm Lạc – Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh, anh viết: “Con đường vào làng bẩn đến kinh khủng. Bùn ngập đến mắt cá và nồng nặc mùi phân trâu. Thật là khó ngửi. Bộ đội vừa đi vừa rủa. Đường thì không hẹp lắm đâu, còn khá rộng là đằng khác. Ô tô vận tải có thể ra vào thoải mái. Nhưng chỉ tội bùn, phân. Gánh nặng, đường trơn – Sơn bảo: Đây là tình huống thứ 6(!). Mãi đến khi xuống một cái dốc nhỏ khô ráo, thoát khỏi con đường trâu đi mới cảm thấy thú vị và nên thơ một chút. Như một giấc mơ, khi qua ô của tò vò của vòm cây, lập tức hiện ra một bãi cát chạy khá xa. Đến sáng mới biết đó là dòng sông đang mùa rút nước – Chỉ còn ít ở bờ kia, lội đến đầu gối hay hơn một chút- Sông chắc là trong lắm,, vì đáy và ven sông toàn cát mà thôi. Bộ đội qua sông lòng rất vui, hứng khởi – Thật giống một cảnh chiến trường mà mình đã xem trong bộ phim tài liệu… Ở bờ kia, sau lá, lỏ đỏ ánh đèn, có o gái giao liên đứng chờ anh bộ đội” (10.4.1972). Có những trang viết anh lại miêu tả không gian chiến đấu ở chiến trường, anh kể những “chiến công” của quân ta: “ Hôm qua, ta bắn rơi 6 máy bay: Hà Tĩnh bắn 1, Nghệ An bắn 1, Quảng Bình 2, Vĩnh Linh 2 – Kể ra như thế còn ít quá. Riêng Hà Tĩnh hôm qua có vài chục chiếc ra, chúng nó bay bình tĩnh như đi dạo vậy – Hầu như không gặp một trở lực nào - Cứ từng tốp hai chiếc bay song song, nó lượn mấy vòng ngó mục tiêu chán rồi mới lao xuống ném bom – Những chiếc AD6 nghiêng cánh phụt khói dài lê thê, nom tức lộn ruột mà chẳng làm được gì nó cả. Có lúc hắn bay thấp nhìn rõ cả buồng lái. Thật đáng tiếc, nếu lực lượng phòng không ở đây dầy đặcnhư ở Hà Nội hay các thành phố khác thì nhất định chúng nó không thể ngang tàng như thế được. Cầu Hộ hôm qua cũng bị sập, cái cầu phao bồng bềnh mà mình đã đi ô tô hôm qua. Bom nó ném rất nhiều, ném cả những chiếc máy kéo màu đỏ mới trở đến nông trường đằng

sau núi” (15.4.1972). Chiến tranh luôn đi liền với bom đạn, khỏi lửa và cả sự đổ nát.

phơi bày, một không gian chiến trường khốc liệt, đau thương.

Cùng với không gian chiến trường, nhật ký của anh còn tái hiện không gian sinh hoạt đời thường một cách giản dị nhưng cũng đầy tình người. Anh hành quân trên cả chặng đường dài, đến nhiều vùng đất khác nhau. Có vùng anh phải ăn cùng dân, ở cùng dân rồi trong những sinh hoạt thường ngày anh vẫn được chứng kiến những câu chuyện mà anh cho là thú vị: “Gia đình mình mới tới có nhiều chuyện thú vị ghê. Làm mình nhớ tới Pau xtốpski trong “Bình minh mưa” và nhớ tới Lê Điệp với “Buổi tối

ngày mưa”…” (22.1.1972). Anh ghi lại cả những cảnh sinh hoạt của người lính một

cách vô tư và có chút gì đó hài hước: “Rất buồn cười về nếp sinh hoạt mới của lính. Buổi sớm, buổi trưa và buổi chiều, những cảnh ngộ nghĩnh lại bày ra trước mắt. Chiều qua mình ngộ quá. Lúc mặt trời gần khuất sau đỉnh Côn Sơn, mình thấy lũ lượt lính vác xẻng lên đồi thông. Trên ấy có gì nhỉ, hay họ đi đào hầm, chẳng lẽ đào hầm xa lán thế? Cuối cùng mới vỡ lẽ, họ đi đại tiện! Phải đào hố và lấp đi, có vậy thì mới giữ vệ sinh. Tuy vậy lên đồi thì cũng phải cẩn thận lắm, không có nguy hiểm ngay thôi. Còn nước thì mới kinh khủng chứ. Ở đây không có suối, không có giếng. Vào nhà dân thì xa quá. Vậy là rửa mặt, rửa tay chân, tắm giặt, nước ăn, tất cả đều ở trên một cái ao nhỏ xíu, cỏ đầy trên mặt nước. Nước cứ mờ mờ xanh, và chỉ khẽ khua lên là lầm đục. Đứng trên bờ thấy lợm giọng vì một mùi tanh. Ôi chao, kinh sợ quá đi mất” (21.2.1972). Những cảnh ấy đều là những cảnh sinh hoạt rất đời thường được anh nói có phần trần trụi nhưng khồng hề tục tĩu. Đọc đến đây ta vô tình thấy được cảnh sinh hoạt của người lính không hề sung túc mà họ cũng phải chịu nhiều thiệt thòi. Thế nhưng ta có thể thông cảm với họ vì hoàn cảnh lúc bấy giờ thì chỉ có thể thích nghi chứ họ không thể làm khác được. Vì đại cuộc, vì đất nước mà họ chịu nhiều những khó khăn thế nhưng cũng có những lúc họ thấy vui, họ cảm nhận được tình cảm ngày càng gắn bó với nhau bởi tình người: “Họ có lẽ cũng quen thuộc với cảnh bộ đội vào nhào ở và không coi đó là một hiện tượng đặc biệt. Bình thường như một nếp suy nghĩ, như một thói quen vậy. Và điều đó làm cho anh bộ đội dễ sống hơn, dễ quen hơn, dễ làm việc hơn. Nhưng liền đó, mình thấy thật sợ một điều, có lẽ, chả mấy chốc mà những cảm giác tươi mát, những cái nhìn trẻ dại sẽ chẳng còn ở trong con người mình nữa. Mới hiểu trước kia Xuân Diệu ao ước nhìn đời bằng đôi mắt xanh non mãi mãi, là một niềm áo ước chính đáng và hết sức khó thực hiện. Mình không tin rằng sẽ giữ được cái nhìn bỡ ngỡ quý giá ấy vì giờ đây mình đã cảm thấy quen thuộc với mọi cái ở

đây rồi” (14.4.1972). Cái đời thường bình dị còn được thể hiện rõ trong những lần họ nô đùa một cách vô tư hồn nhiên đúng với lứa tuổi: “Lẽ ra mình thấy Hà Tĩnh đáng yêu hơn, khi không gặp 3 cô gái ấy, 3 cô gái quái quỷ ấy. Các cô cứ đòi “tự do” ở trong rừng và thật đáng sợ khi 1 trong các cô gái đã trả lời bộ đội khi Q. bảo các cô dẫn tới chỗ có gianh. Cô ấy bảo: Khu 4 có “tục lệ” vào rừng mà có 2 người con trai

và con gái thì phải cởi hết áo quần (!)” (17.4.1972). Cả anh và các bạn của mình đều

là những chàng trai cô gái ở tuổi đôi mươi, họ còn nhiều lắm những rụt dè những ái ngại khi nhắc đến chuyện tình cảm nam nữ hay nói cách khác là họ ái ngại khi nhắc đến chuyện trai gái. Thế nhưng ở đây, không thuận theo lẽ tự nhiên là các anh trêu các chị mà ngược lại các chị lại mạnh dạn trêu ngược lại các anh khiến các anh ngượng chín mặt. Những khoảnh khắc ấy, những giây phút ấy thật vô tư và hồn nhiên. Đó là phút giây đời thường trân quý.

Cuốn nhật kí của anh Thạc không chỉ tái hiện không gian chiến trường, không gian sinh hoạt đời thường mà trong đó còn chứa đựng cả một chiều sâu không gian tâm tưởng của chính anh. Đọc cuốn nhật kí không ít lần chúng ta bắt gặp nhưng lần anh nhớ về những nơi mình từng sống, những nơi mình từng đi qua. Đôi khi có cả những không gian mà chỉ dành riêng cho anh, một không gian chỉ có anh và chị Như Anh. Và cũng có khi không gian ấy anh dùng để nhớ về chị: “Suốt đêm qua không ngủ được. Cứ thức hoài vì những cảm giác nôn nao, rạo rực. 1 giờ sáng, khuya quá rồi. Phải vào màn ngủ. Ừ, cuộc sống bên trong của con người thật kì lạ, cứ nhớ, cứ

nhớ…Nhớ ai, nào biết…mà sao không ngủ được” (3.10.1971). Nhiều trang nhật kí anh

vẽ ra một không gian thật mộng ảo và nên thơ trong tâm tưởng của bản thân: “Luôn luôn ta mơ ước, ta khao khát, một buổi sáng đẹp trời, nhớ một màu xanh kì dị, ta thức giấc trong hạnh phúc. Một người đang chờ ta, đang đợi ta. Đó là P., đó là P. yêu dấu…Ta khao khát một sớm mùa hạ, cùng nắm tay P. trong phòng đọc sách…Ta

thường mơ, một mùa nào đó, dẫu là mùa đông ướt át và nhầy nhụa…” (4.10.1971).

Không gian ấy anh để trong tâm trí anh, nó chẳng phải là một không gian mà ai cũng có thể nhìn thấy, có thể sờ được mà nó là không gian anh cất giấu trong tim mình và chỉ có anh là người có chiếc chìa khóa để mở được nó. ở không gian “bí mật” đó anh luôn vẽ ra những gì đó có chút mơ hồ , mờ ảo nhưng đó lại là nơi anh chứa đựng nhiều tình cảm, cảm xúc của mình: “… Đêm trăng sáng, đêm mùa hè, trên dòng nước mênh mông long lanh mà lặng lẽ, trong tiếng hò Nghệ An mà ấm lòng: Anh đến với hoa thì

hoa đã nở/ Anh đến bến thì thuyền đã sang sông/ Anh đến với em thì em đã đi lấy chồng” (25.3.1972).

Một phần của tài liệu Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc (Trang 55 - 59)