Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc (Trang 49 - 50)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.1. Điểm nhìn trần thuật

Trong điểm nhìn trần thuật nhóm đề tài chúng tôi chỉ tập trung giải quyết vấn đề về điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện.

Điểm nhìn nghệ thuật là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Ở tác phấm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng.

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: Người trần thuật đứng ngoài câu chuyện để quan sát đối tượng. Kiểu trần thuật này mang tính khách quan tối đa cho lời trần thuật.

Trường nhìn nhân vật: Người trần thuật nhìn sự vật, hiện tượng theo quan điếm của một nhân vật trong tác phấm. Trần thuật theo điếm nhìn nhân vật mang đậm sắc thái tâm lý, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự chi phối trực tiếp bởi địa vị, hiếu biết, lập trường của nhân vật.

Xét về bình diện tâm lí, có thể phân biệt thành điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài:

Điểm nhìn bên trong: Người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật.

Điểm nhìn bên ngoài: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài có khoảng cách nhất định với đối tượng trần thuật.

Trong tác phẩm, Nguyễn Văn Thạc lựa chọn điểm nhìn là chính cái tôi của mình kể về cuộc đời. Vì thế, điểm nhìn trần thuật ở đây mang tính khách quan, chân thực và hết sức cụ thể: “Cột cây số chỉ Bắc Giang 22Km. Tiến về phía đó… 600 con người gò lưng và bước. 30Kg trên lưng, đường bụi… Phải, lần nào hành quân cũng vậy. Không còn nghĩ ngợi được gì nữa. Thiên nhiên thu hẹp bằng nắp vung dưới gót chân người đi trước. Không gian như co, như dồn, như ép, ép mạnh vào khắp cơ thể, vào cổ, vào vai, vào lưng, vào chân. Mệt lắm, nặng lặng. Sự thật gồ ghề biết chừng nào” (26.11.1971). Anh kể lại những gì anh thấy và cảm nhận trên đường hành quân. Dưới con mắt của anh, thiên nhiên dường như bị thu bứ vào bằng gót chân của người

đi trước. Để lí giải cho điều đó chúng ta có thể hiểu các anh hành quân một cách rất chăm chú, người đi sau nối tiếp người đi trước và đôi mắt luôn chăm chú nhimnf theo bước chân của người đi trước. Vậy nên ở đây anh Thạc mới cảm thấy thiên nhiên thu lại chỉ bé bằng gót chân của người đi trước.

Nhờ điểm nhìn từ chính cái tôi của mình mà anh Thạc đã có những đoạn khiến người đọc thấy rõ cảm xúc của anh: “Mình vào nhà anh Cương, 35 tuổi và có 6 con, chủ nhiệm HTX. Chị vợ vừa sinh cháu được một tháng, đúng vào vụ lụt. Nhà cửa đổ hết, mà anh đi họp, đi công tác suốt ngày. Bà mẹ đã già và rất yếu, ngồi ăn cơm ngô trệu trạo, nhìn mà rớt nước mắt” (26.11.1971). Trước hoàn cảnh ấy, Nguyễn Văn Thạc đã bày tỏ niềm xót thương của mình. Anh đã nhìn ra và kể rất chân thực hoàn cảnh của gia đình anh Cương.

Việc lựa chọn điểm nhìn là chính cái tôi của mình đã giúp Nguyễn Văn Thạc để lại cho bạn đọc một ấn tượng sâu sắc và cuốn hút người nghe đến tận những trang cuối của nhật kí. Điểm nhìn trần thuật này đã được tác giả khéo léo lựa chọn tạo nên nét khái quát, chân thực về mảnh đời của tác giả, để khi đọc tác phẩm, độc giả không chỉ nhận thấy hình ảnh về một thời chiến đấu oanh liệt, mà còn đồng cảm và sẻ chia với những tình cảm sâu lắng, bồi hồi, xúc động của Nguyễn Văn Thạc gửi gắm trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)