Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc (Trang 50 - 52)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.2. Giọng điệu trần thuật

Đọc Mãi mãi tuổi hai mươi ta thấy có những lúc, tác phẩm thật lôi cuốn bạn đọc

bằng giọng điệu đầy trữ tình, thân mật. Để rồi, người ta không chỉ thấy một Nguyễn Văn Thạc sống đầy cảm xúc, mà còn đồng cảm hơn cho chàng lính trẻ mới tròn đôi mươi còn đầy bỡ ngỡ trên đường ra trận, như trong đoạn đầu của cuấn nhật kí, tác giả viết: “Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự

nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá”.

Hay có rất nhiều đoạn chúng ta thấy một Nguyễn Văn Thạc hồn nhiên vô tư lự, đó chẳng phải là giọng đầy tâm tình hay sao: “Đêm Hà Bắc thật thanh bình. Thèm quá, nghe một tiếng thì thào của cánh gió trên đồi bạch đàn... Mình đã sống trên 20 ngày bên hồ cá Yên Duyên, Yên Sở. Ở đó có những đường cây đẹp tuyệt. Mình đã chụp tấm ảnh bộ đội đầu tiên dưới một gốc dừa, sau lưng là hồ cá. Hoàng hôn thong thả thay màu nước. Và ngôi sao Hôm trầm tư, kiêu hãnh đã mọc trên trời. Cuộc đời bộ đội đâu

dễ dàng như thế”.

Tâm tình và thiết tha nhất vẫn là những dòng cảm xúc khi tác gỉa viết về người con gái trong niềm nhớ thương khôn nguôi. Đọc đến đây, ta như hiểu phần nào hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, chính điều ấy đã làm đôi lứa xa nhau, biết bao nỗi nhớ, niềm mong, bao thở than, hi vọng rồi vô vọng, cũng giống như Nguyễn Văn Thạc khi nhớ về Như Anh trong niềm thổn thức không nguôi: “Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về N. Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong hương đêm mùa hè, của đêm mùa thu... Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt trong nỗi xúc động làm gì... N. Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu... Thương N. Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả.

Tội nghiệp N. Anh, cứ phải buồn mãi, buồn dai dẳng... Sao không vui với bạn bè mỉm cười. Mùa xuân... đâu rồi? Đêm gần nhau nhất lại là đêm chia tay. Hạnh phúc thả những đốm sáng bay lơ lửng trên trời. Vũ trụ bao la quá mà tay N. Anh nhỏ nhắn chừng nào...”

Song, bên cạnh một Nguyễn Văn Thạc tâm tình và đầy sâu lắng, cũng hiện lên hình ảnh một anh thanh niên với đầy những chiêm nghiệm về cuộc đời : “Quả thật, về nhà, ở bên bố mẹ, gia đình sao thanh thản lạ. Suốt đêm không ngủ, không muốn ngủ tí nào. Nằm nhìn đỉnh màn và nghe tiếng thở của gia đình. Tự dưng thấy mình lớn lên

nhiều. Tưởng chừng có thể che chở cho cả gia đình”. Đoạn tâm sự rất chân thực ấy

cũng cho ta hiểu hơn về con người tác giả, dường như ở đâu đó, anh thanh niên đôi mươi này thầm cảm ơn những tháng ngày đi lính vất vả, vượt chiến trường xa đã cho anh trở nên trưởng thành và rắn giỏi hơn. Phút chiêm nghiệm ấy là động lực để tác giả cố gắng, vì gia đình, vì những người thân yêu, và lớn lao hơn là vì đất nước này.

Giọng triết lí của tác giả trong tác phẩm được thể hiện ở rất nhiều đoạn khác nhau, thể hiện một con người mang đầy tâm tư, dự cảm và suy nghĩ về cuộc sống. Và Nguyễn Văn Thạc đã ghi chép rất kỹ những điều mắt thấy, tai nghe và cả những điều anh cảm nhận được. Đó là chuyện về gia đình những người dân nơi anh đóng quân, chuyện về những anh lính cùng đơn vị, về những cán bộ chỉ huy tiểu đội, trung đội, trung đoàn… Có rất nhiều chuyện vui, nhưng cũng có cả những chuyện buồn. “Không ai muốn cuộc đời mình phải buồn bã cả, nhưng rất ít người trên đời này đạt được điều mình mong muốn. Mất mát nhiều, nhưng cố gắng làm sao cho mình khỏi thất vọng, khỏi phải mất nghị lực luôn hun cháy lòng mình. Đó mới là

điều quan trọng” - Trong một trang sổ tay, tác giả đã viết như thế.

Dường như, những chiêm nghiệm về cuộc sống như những bài học quý báu cho thế hệ trẻ Việt nam đương thời. Đó không chỉ là triết lí về lẽ đời, về tình yêu, về tình đồng đội, mà còn là những bài học của cuộc sống. Tất cả như chứa đựng những tâm tư, cảm xúc, suy nghĩ về cuộc đời và phản ánh những cái nhìn thật chân thực về một con người ra trận khi mới đôi mươi của ngày ấy.

Một phần của tài liệu Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc (Trang 50 - 52)