Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu chủ trương vận động nông dân của đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 1945 (Trang 123 - 137)

4.2.1. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc để phát động toàn dân mà phần lớn là nông dân tham gia khởi nghĩa giành chính quyền

Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là tư tưởng cách mạng, là mục tiêu chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng GPDT. Giương cao ngọn cờ GPDT là một quyết sách tài tình của Đảng để đoàn kết toàn thể nhân dân, các dân tộc trên đất nước Việt Nam vào Mặt trận thống nhất đấu tranh làm cho đất nước hoàn toàn độc lập.

Việt Nam là một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến, trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược lớn từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu đánh quân xâm lược phương Bắc, nhà Trần ba lần đánh quân Nguyên Mông, Lê Lợi đánh thắng quân Minh… Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí độc lập, tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thủy chung, nghĩa tình đồng bào sâu nặng. Nó được hình thành và lưu truyền từ đời này sang đời khác và phát triển thành chủ nghĩa dân tộc.

Để phát động nhân dân Việt Nam tham gia cách mạng không gì bằng khơi dậy chủ nghĩa dân tộc - truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam với mục tiêu là độc lập dân tộc, vì thế ngay từ khi ĐCSVN ra đời (năm 1930) đề cao nhiệm vụ GPDT, giành độc lập cho Tổ quốc. Đến năm 1941, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 BCHTWĐ quyết định giương cao ngọn cờ GPDT lên hàng đầu, thống nhất các lực lượng cách mạng của dân tộc, trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ phải đấu tranh làm cho nước Việt Nam hoàn toàn được độc lập, dân Việt Nam được sung sướng, tự do.

Ngay từ khi Đảng mới ra đời, xuất phát từ nhận thức sâu sắc về đặc trưng của chế độ thuộc địa là sự câu kết chặt chẽ giữa đế quốc và phong kiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến không thể tách rời nhau. Nhưng căn cứ vào tình hình cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, Cương lĩnh chính trị

của Hồ Chí Minh chỉ ra nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức, nô lệ là nhiệm vụ cấp bách nhất, còn nhiệm vụ đấu tranh giai cấp là nhiệm vụ cơ bản về sau. Đây là luận điểm có tính khoa học đúng đắn:

… Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người yêu nước vĩ đại, hiểu biết sâu sắc sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam, nên ngay từ trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh đã phân biệt rạch ròi về cách đối xử đối với từng hạng địa chủ. Người xác định nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ là chống đế quốc, chống phong kiến, nhưng đó không phải là phong kiến chung chung, mà là đại địa chủ và Việt gian phản động, chứ không phải là toàn bộ giai cấp địa chủ [101; tr.168-169].

Vấn đề dân tộc và giai cấp luôn gắn bó và tác động lẫn nhau. Nhưng thực tiễn đã chứng minh không thể đặt ngang nhau. Quyền lợi dân tộc bao giờ cũng cao hơn

quyền lợi giai cấp… Trong lịch sử dân tộc ta, mỗi khi đất nước đứng trước họa xâm lăng và sự thống trị của kẻ thù bên ngoài thì mâu thuẫn nổi bật nhất luôn luôn là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn xâm lược. Mọi mâu thuẫn khác, kể cả mâu thuẫn đối kháng nếu có đều vận động và phụ thuộc vào mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu này [105; tr.22].

Trong mối quan hệ trên thì giải quyết mối quan hệ địa chủ - nông dân là quan trọng và phức tạp cần phải có thời gian, trong khi nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải giành cho được độc lập dân tộc.

Việc tạm gác khẩu hiệu cải cách ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian phản động chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức là việc giải quyết thỏa đáng nhất mối quan hệ quyền lợi giai cấp trên, nó vừa phù hợp với trình độ quần chúng, với điều kiện lịch sử lúc đó, vừa cô lập được cao độ kẻ thù là đế quốc và tay sai, khai thác triệt để các nhân tố tích cực trong phong trào giải phóng dân tộc [105; tr.24].

Chưa cải cách ruộng đất nhưng không vì thế mà người nông dân giảm bớt phần tranh đấu của mình, vì giải phóng dân tộc họ sẽ thoát khỏi áp bức nặng nề, nhất là của đế quốc và Việt gian phản động. Vả lại, bản thân họ không phải chỉ là người nông dân mất đất, khát khao ruộng cày, mà lúc này cao hơn hết, họ còn là người dân mất nước, khát khao độc lập, tự do.

Bước sang giai đoạn 1939 - 1945, Đảng chủ trương “thay đổi chiến lược” cách mạng, đặt nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu, bước đầu được vạch ra từ Hội nghị BCHTWĐ tháng 11-1939, được hoàn chỉnh dần qua Hội nghị tháng 11-1940 và Hội nghị lần 8 (5-1941) là cả một quá trình sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam. Chủ trương đặt nhiệm vụ phản đế lên trên nhiệm vụ phản phong là phù hợp với tình hình cách mạng Việt Nam lúc đó, khắc phục những thiếu sót mà Đảng vấp phải về chỉ đạo cách mạng giai đoạn trước năm 1939.

Nội dung chủ yếu của vấn đề dân tộc ở thời điểm này là đấu tranh giành quyền độc lập, kết hợp với việc thực hiện dân chủ ở mức độ thích hợp để

thúc đẩy cuộc đấu tranh giành quyền độc lập phát triển thuận lợi nhất. … Giai cấp nông dân từ khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta đã hưởng ứng lời kêu gọi của văn thân, sĩ phu yêu nước, tập trung lực lượng chống kẻ thù xâm lược. Như vậy, chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất trong một giai đoạn cụ thể của cách mạng giải phóng dân tộc cũng là phù hợp với cách xử lý truyền thống của nông dân Việt Nam: độc lập là trên hết, sau đó đến ruộng đất [117; tr.248].

Nhờ nhận thức và chủ trương đúng đắn đó, Đảng không chỉ phát động được phong trào nông dân tiếp tục phát triển mà còn tập hợp được gần như hết thảy các lực lượng yêu nước trong một mặt trận chung chống đế quốc phát xít Pháp - Nhật. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là minh chứng cho bài học giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

Bài học lớn nhất trong việc xử lý mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam là trong khi coi hai nhiệm vụ có mối quan hệ khăng khít với nhau, thì luôn luôn phải đặt nhiệm vụ dân tộc là chủ yếu, phải coi mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc là cơ bản, từ đó tùy từng điều kiện, hoàn cảnh mà thực hiện nhiệm vụ dân chủ, giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân (mà chủ yếu là nông dân) với phong kiến cho thích hợp, làm sao vừa không ngăn trở việc thực hiện nhiệm vụ phản đế, vừa tăng cường lực lượng cho cách mạng, cho mặt trận dân tộc thống nhất [107; tr.179].

4.2.2. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò của nông dân và nông thôn trong cách mạng GPDT, phải chú trọng xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, làm nòng cốt cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trước khi ĐCSVN thành lập, Nguyễn Ái Quốc thấy rõ vai trò to lớn, tinh thần yêu nước nồng nàn, sức mạnh hùng hậu của nông dân trong cuộc đấu tranh GPDT. Sau khi trở thành chiến sĩ hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Người thấy rõ vai trò to lớn của nông dân các dân tộc trên thế giới trong sự nghiệp cách mạng. Người khẳng định, nông dân là một lực lượng nòng cốt, một

trong hai động lực của cách mạng Việt Nam: “Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập thống nhất thật sự ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân” [78; tr.710].

Ngay sau khi ĐCSVN ra đời, ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng khẳng định muốn xác lập quyền lãnh đạo của mình trước hết phải xác lập quyền lãnh đạo đối với giai cấp nông dân, lực lượng chiếm tuyệt đại đa số trong dân tộc: Đảng phải dựa vào dân cày nghèo để làm cách mạng tư sản dân quyền, chủ trương thành lập khối liên minh công nông qua việc xây dựng chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Đồng thời với việc đánh giá đúng vai trò, vị trí của nông dân, Người còn thấy rõ những hạn chế của nông dân do hoàn cảnh kinh tế lạc hậu là nông dân luôn mang trong mình tính tư hữu, bảo thủ… Từ thực tế đó, giai cấp nông dân đòi hỏi giai cấp công nhân phải đoàn kết họ, giúp đỡ, tổ chức và lãnh đạo nông dân. Riêng đối với giai cấp nông dân, việc giải phóng giai cấp mình chỉ có con đường sát cánh cùng giai cấp công nhân chiến đấu dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân làm một đồng minh tận tụy, trung thành của giai cấp công nhân. Giai cấp nông dân Việt Nam không thể lãnh đạo cách mạng vì chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, có sứ mệnh lãnh đạo nhân dân đánh đổ đế quốc, phong kiến, xây dựng xã hội mới. Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ, giai cấp công nhân muốn nắm được vị trí lãnh đạo cách mạng trong toàn dân tộc, thì trước hết giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản phải được giai cấp nông dân ủng hộ, phải liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân.

Liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là sự liên minh tự nhiên, tất yếu: khi tiến hành cách mạng, giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất, cách mạng nhất nhưng có hạn chế nhất định về giai cấp chiếm số lượng rất nhỏ, vì một mình giai cấp công nhân không thể tiến hành cách mạng thành công. Do đó, lực lượng đông đảo và chủ yếu tiến hành đấu tranh với thực dân và phong kiến không ai

khác ngoài giai cấp nông dân. Giai cấp nông dân luôn mang trong mình khả năng cách mạng to lớn, mặc dù chiếm số lượng đông đảo trong dân cư, nhưng giai cấp nông dân chính là sản phẩm của nền sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu, một mình giai cấp nông dân tiến hành cách mạng thì không thể giành được thắng lợi như mong muốn. Mặt khác, giai cấp công nhân còn có nguồn gốc xuất thân từ nông dân, hai giai cấp này có quyền lợi trước mắt, lâu dài luôn thống nhất, gắn bó với nhau. Do đó, muốn thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng thì cần có sự liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân mới đem lại độc lập dân tộc.

Liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ làm cái nền tảng để trên đó có thể thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, vững chắc.

Trong cao trào cách mạng năm 1930, Đảng chú ý đến liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân. Xây dựng được đội quân chủ lực của cách mạng, thực hiện được liên minh công nông là một thành tích nổi bật của Đảng trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh. Công nhân không chỉ đề ra những khẩu hiệu đấu tranh vì quyền lợi cho bản thân mình mà còn yêu cầu cả quyền lợi cho nông dân; những cuộc biểu tình của công nhân cũng được nông dân nhiệt tình ủng hộ.

Trong cuộc cao trào cách mạng năm 1930, lực lượng đấu tranh chủ yếu là công - nông, thì trong phong trào dân chủ (1936 - 1939), ngoài liên minh công - nông là nòng cốt còn có đông đảo các tầng lớp, giai cấp tập hợp trong Mặt trận Dân chủ. Trên cơ sở phong trào quần chúng rộng rãi, nòng cốt là khối liên minh công - nông hình thành trên thực tế từ cao trào cách mạng năm 1930, Đảng xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. Đó là bước tiến mới trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng về xây dựng lực lượng cách mạng.

Tại Hội nghị lần thứ 8 BCHTWĐ (5-1941), Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh. Mặt trận tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân mà chủ yếu là nông dân, đấu tranh chống Nhật - Pháp, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành thành công cách mạng GPDT.

Tuyên ngôn, Chương trình Việt Minh thực sự có sức thuyết phục đối với mọi thành viên của dân tộc. Chính nhờ chính sách đúng đắn đó và việc tổ chức thực hiện khá triệt để của các cấp, Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh mẽ khắp cả nước, nhất là trong những ngày Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt tại vùng chiến khu Việt Bắc, Mặt trận Việt Minh là biểu hiện sinh động trên thực tế chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, với sự xuất hiện của các “xã hoàn toàn”, “tổng hoàn toàn”, “châu hoàn toàn” (Việt Minh). Mặt trận thu hút được cả địa chủ, phú nông, hào lý ở nông thôn; tư sản, đốc công, cai, ký ở đô thị. Mặt trận cũng quy tụ được nhiều đảng phái, tổ chức, nhân sĩ ít nhiều có xu hướng quốc gia, dân tộc cho một chương trình hành động chung.

Những nguyên tắc về liên minh công nông được Đảng vận dụng một cách sáng tạo trong cách mạng GPDT ở Việt Nam. Liên minh về chính trị và quân sự giữa giai cấp công nhân và nông dân đảm bảo quyền lãnh đạo của Đảng trong việc giành và bảo vệ chính quyền cách mạng.

4.2.3. Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với trình độ giác ngộ và khả năng đấu tranh của nông dân nói riêng, các tầng lớp, giai cấp nói chung

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tổ chức. Đảng hiểu rằng, sức mạnh của cách mạng bắt nguồn từ sức mạnh của quần chúng, mà sức mạnh của quần chúng phải là hành động tự giác có tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công”. Chỉ thị về công tác tổ chức của BCHTWĐ (ngày 1-12-1941) chỉ rõ:

…Biết tổ chức thì dù bọn phátxít quỷ quyệt, tàn nhẫn đến đâu cũng không làm gì nổi.

Biết tổ chức, tức là có thêm cán bộ, có vũ khí, có tài chính, có chiến đấu lực, tất cả những điều kiện cần thiết cho cuộc cách mệnh dân tộc giải phóng [30; tr.229-230].

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, do mục tiêu đấu tranh, trình độ quần chúng, đối tượng cách mạng, lực lượng đối sánh, đặc điểm thời cuộc mà có những hình thức tổ chức thích hợp.

Giai đoạn 1936 - 1939, Đảng chủ trương: phải rất linh hoạt, khôn khéo trong việc tổ chức quần chúng, không cứng nhắc, không nhất thiết các tổ chức quần chúng đều phải mang một màu sắc, đều phải nhuộm màu đỏ như công hội đỏ, hội cứu tế đỏ mà có thể lấy những cái tên đơn sơ, cốt sao tập hợp được đồng đảo quần chúng vào các tổ chức cách mạng. Đảng quyết định lấy tên lấy tên Nông hội thay Nông Hội đỏ, lập Hội cứu tế bình dân thay Hội cứu tế đỏ, lấy tên Công hội thay Công hội đỏ…

Đảng và quần chúng sáng tạo ra các hình thức tổ chức phổ thông gắn liền với đời sống sinh hoạt bình thường hàng ngày như hội cấy, hội gặt, hội lợp nhà, hội hiếu hỉ, phường đi sǎn, hội hát kịch... Những hình thức tổ chức “biến tướng” đó thích hợp với nhân dân ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, mọi quyền tự do dân chủ bị kẻ thù bóp nghẹt và nhất là nhân dân vừa trải qua một thời kỳ bị kẻ thù đàn áp đẫm

Một phần của tài liệu chủ trương vận động nông dân của đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 1945 (Trang 123 - 137)