Chỉ đạo xây dựng tổ chức và phong trào nông dân

Một phần của tài liệu chủ trương vận động nông dân của đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 1945 (Trang 85 - 105)

3.2.1. Chỉ đạo xây dựng các tổ chức trong nông dân

Trong cao trào dân chủ 1936 - 1939, Đảng “tổ chức quần chúng tùy theo điều kiện, càng có tính chất rộng rãi và giản đơn bao nhiêu càng hay, để thâu phục được quảng đại quần chúng… Nếu không biết lợi dụng những tổ chức tương tế, ái hữu, phường, hội, hiếu hỷ, văn hóa, thể thao…, để thâu phục quảng đại quần chúng hậu tiến tức là khuynh hướng cô độc, tổ chức quần chúng không phát triển rộng được” [29; tr.547]. Nhưng trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thì “trong tình hình nghiêm trọng và khủng bố này, trong lúc hiệu triệu quần chúng ra làm cách mạng GPDT, nhiệm vụ chính của Đảng trong tổ chức quần chúng là thành lập những hội bí mật như: Công hội, Nông hội, Hội phản đế…” [29; tr.547].

Hình thức tổ chức chính của nông dân là Nông hội. Mục tiêu của Nông hội là: “Phải tổ chức các Nông hội để đấu tranh chống địa tô cao, chống sưu cao thuế nặng, chống nợ cao lời, chống đế quốc chiến tranh, đòi hòa bình, đòi có đất cày cấy, đòi

lập nông phố ngân hàng…” [29; tr.549]; hình thức tổ chức là “Nông hội là tổ chức bí mật và đi đến hệ thống toàn tỉnh”.

Hội nghị BCHTWĐ tháng 11-1940 nhận định:

Trừ Nam Kỳ, Nông hội không được phát triển. Phần nhiều các đảng bộ chỉ chú trọng tổ chức nông dân vào các hội phản đế trong làng. Thành ra công việc tổ chức nông dân tiến rất chậm. Nông dân nơi nào giác ngộ chỉ chú ý tranh đấu chính trị. Phần nhiều trong các cuộc tranh đấu nông dân, các đồng chí không biết gắn những khẩu hiệu thiết thực kinh tế với những khẩu hiệu chính trị. Các đảng bộ ít chú ý vận động nông dân tranh đấu đòi quyền lợi thiết thực nên chậm phổ biến phong trào tranh đấu của nông dân, chưa động viên được quảng đại quần chúng nông dân ra tranh đấu chống đế quốc, phong kiến, mặc dầu phong trào nông dân có tương đối cao hơn phong trào thợ thuyền [30; tr.63-64].

Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 BCHTWĐ, tiếp tục đề ra “chiến thuật vận động” các giai cấp. Trong đó, vấn đề tổ chức các đoàn thể quần chúng cũng có sự thay đổi:

Vì chính sách của Đảng ta hiện tại là chính sách cứu quốc, cho nên mục đích của các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu, một điều nữa là hiện nay ta phải mở rộng phạm vi cách mạng vào trong các tầng lớp nhân dân có thể có ít tinh thần yêu nước và muốn giải phóng cho dân tộc. Vậy nên phải hạ thấp điều lệ xuống cho dễ thu phục hội viên và cho các đoàn thể phát triển hơn [30; tr.124].

Từ đó, Đảng đề ra công tác tổ chức nông dân. “Nông hội từ nay gọi là Việt Nam nông dân Cứu quốc hội, thu nạp hết thảy nông dân đến cả hạng phú nông, địa chủ muốn tranh đấu đuổi Pháp - Nhật [30; tr.125]. Tổ chức của nông dân được đổi tên và mở rộng hơn rất nhiều, nhằm đoàn kết cả các hạng phú nông, địa chủ chỉ cần những người có tinh thần yêu nước, có tinh thần dân tộc. Đảng giải thích thêm “chú ý việc mở rộng Nông hội và công hội trong nhiệm vụ cứu quốc mà thôi, để tỏ rằng cuộc vận động của Đảng ta hiện nay là đặt dân tộc, quốc gia cao hơn hết” [30; tr.125]. Những giai cấp địa chủ, phú hào,…“nếu có tinh thần dân tộc”, thì “chẳng những họ sốt sắng vào công, Nông hội mà còn có thể vào các tổ chức khác nữa…

Nếu tiện, tốt hơn hết là tổ chức họ vào các đoàn thể khác cho thích hợp với địa vị xã hội của họ, như nhóm bạn Liên Xô, ủng hộ quỹ Việt Minh, hay phú hào cứu quốc hội…” [30; tr.125].

Các hội quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều có tên chung là “cứu quốc” như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc… nhằm mục đích nhấn mạnh đến nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng lúc bấy giờ là nhiệm vụ GPDT, huy động lực lượng toàn dân tộc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, giới tính… Hội viên trong các hội này ở nông thôn chủ yếu là nông dân. Như vậy, các tổ chức của nông dân được mở rộng ra rất nhiều. Họ có thể đồng thời tham gia các tổ chức thành viên của Việt Minh để góp sức mình nhiều hơn vào công cuộc GPDT.

Dù nguyện vọng tha thiết của mình là ruộng đất chưa được đáp ứng ngay, song nhận thức rõ sự đúng đắn chủ trương giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết nhất mà mọi giai cấp và tầng lớp xã hội đều phải dốc sức thực hiện, giai cấp nông dân và đoàn thể của mình được mang tên Nông hội cứu quốc đứng trong Mặt trận Việt Minh biểu thị sự nhất trí cao và thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [53; tr.602].

“Điều lệ Việt Nam nông dân cứu quốc hội” ghi rõ tôn chỉ, mục đích, điều kiện vào Hội, nhiệm vụ của hội viên, quyền lợi của hội viên, nguyên tắc tổ chức, hệ thống tổ chức, sinh hoạt chính trị của hội, tài chính, kỷ luật… của Hội Nông dân cứu quốc Việt Nam. Ngay trong phần đầu, điều lệ ghi rõ tên hội là “Việt Nam nông dân cứu quốc hội, bộ phận của Việt Nam độc lập đồng minh” [30; tr.157]. Tôn chỉ của Hội ghi rõ “Liên hiệp hết thảy các hạng nông dân yêu nước để binh vực quyền lợi hằng ngày cho nông dân và cùng các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp, đuổi Nhật giành quyền độc lập lại cho Việt Nam” [30; tr.157]. Điều lệ của Hội Nông dân cứu quốc cũng đặt ra điều kiện để vào hội rất rộng rãi, không phân biệt trai gái, giai cấp: “Hễ ai là nông dân, vô luận trai gái từ 18 tuổi trở lên, công nhận điều lệ của hội, có một hội viên cũ giới thiệu và Ban Chấp hành của hội công nhận thì được vào hội.” [30; tr.157].

Nhiệm vụ của hội viên là: “Trung thành với tôn chỉ của hội; hoạt động làm cho hội chóng phát triển; tham dự các cuộc hội nghị của hội; giữ bí mật; đóng nguyệt

phí cho hội; dạy bảo và giúp đỡ người cùng hội…” [30; tr.157]. Song song với nhiệm vụ mà mỗi hội viên tham gia đều phải thực hiện, Điều lệ cũng quy định các quyền lợi mà họ được hưởng: “Ứng cử, bầu cử vào các cơ quan chấp hành của hội; đề nghị, thảo luận và biểu quyết công việc của hội; phê bình, chất vấn công việc của hội và Ban Chấp hành hội; đọc sách báo, tài liệu tuyên truyền của hội và Việt Minh” [30; tr.157-158]. Các quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên gắn liền với nhau.

Hội Nông dân cứu quốc Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ: “Các Ban Chấp hành của hội từ dưới lên trên đều do toàn thể hội nghị, Đại hội đại biểu các cấp cử ra; khi thảo luận một vấn đề gì thì thiểu số hội viên phải phục tùng đa số hội viên; khi tiến hành một việc gì đó thì hạ cấp phải phục tùng thượng cấp” [30; tr.158].

Hệ thống của hội được tổ chức từ các làng ấp cho tới Trung ương. “Hội lấy làng, ấp làm cơ sở, tổ chức làng ấp nào có từ ba hội viên trở lên thì lập thành tiểu tổ có chánh và phó thư ký chỉ huy, quá chín người thì chia làm hai tiểu tổ, hai tiểu tổ trở lên thì lập thành hội có Ban Chấp hành hội chỉ huy. Làng, tổng, tỉnh, xứ, toàn quốc đều phải cử ra BCH, ở cấp bộ nào phải cử đại biểu để thành lập ủy ban Việt Minh cấp ấy” [30; tr.158]. Điều lệ cũng quy định thêm về hình thức sinh hoạt chính trị của hội “Mỗi tiểu tổ mỗi tuần khai hội một lần, Ban Chấp hành từ làng trở lên ít nhất phải một tháng một lần, lúc có việc bất thường người thư ký có quyền triệu tập bất thường hội nghị” [30; tr.158]. Tổ chức hội cũng như hình thức sinh hoạt của Hội tuân thủ theo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ giữa các hội viên; được tổ chức chặt chẽ theo các cấp từ làng, ấp (cơ sở) cho đến Trung ương theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Kinh phí hoạt động của hội do sự đóng góp của các hội viên theo tháng. Đối với các hội viên vi phạm nguyên tắc tổ chức của hội, điều lệ cũng quy định những hình thức kỷ luật thích hợp “Hễ hội viên nào làm trái tôn chỉ hội, ba lần không dự hội nghị, ba lần không đóng nguyệt phí cho hội mà không có lý do gì xác đáng, vô tình hay cố ý giúp cho các đoàn thể phản cách mạng, làm lộ bí mật của hội thì tùy theo lỗi nặng nhẹ mà phê bình hay cảnh cáo hoặc khai trừ ra khỏi hội” [30; tr.158-159].

Điều lệ của Hội Nông dân Việt Nam là sự cụ thể hóa đường lối của Đảng trong việc tổ chức, vận động giai cấp nông dân. Việt Nam Nông dân cứu quốc hội là một bộ phận của Việt Minh, thực hiện tôn chỉ và mục đích của Việt Minh.

Từ ngày 25 đến ngày 27-9-1941, Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc Kỳ ra Nghị quyết, trong đó có vấn đề “vận động các giới”: “Khoáng trương tổ chức nông dân, hạ thấp tôn chỉ điều lệ của Nông hội và đổi thành V.N.N.D.C.Q hội. Khẩu hiệu thổ địa trước kia là một khẩu hiệu chính của Nông hội, ngày nay không còn ở trong tôn chỉ N.D.C.Q hội nữa” [30; tr.197-198]. Đó là sự cụ thể chính sách của Hội nghị Trung ương lần 8 đối với giai cấp nông dân. Từ đó, Hội nghị chủ trương mở rộng thêm thành phần của Nông dân cứu quốc hội: “… Phú nông có quyền vào tổ chức N.D.C.Q hội. Nếu đặc biệt họ muốn ở N.D.C.Q.H thì họ họp lại thành tiểu tổ riêng để ngăn họ kìm hãm tranh đấu. Gặp tranh đấu, đảng đoàn phải cố sức điều hòa quyền lợi, vận động trung, bần, cố nông, phú nông, địa chủ cứu quốc nhân nhượng lẫn nhau. Những yêu sách không nên đặt quá cao dường như nói thách, mà nên đặt cho vừa phải” [30; tr.198]. Như vậy, khẩu hiệu “ruộng đất cho dân cày” được tạm gác lại để tập trung cho nhiệm vụ GPDT, lôi cuốn cả phú nông và địa chủ yêu nước vào chung một mặt trận để GPDT.

Nhằm giải thích cụ thể hơn việc tổ chức quần chúng của công nhân, nông dân, binh lính, phụ nữ..., Đảng ra bản Chỉ thị về công tác phân tích rõ mỗi giai cấp, tầng lớp có đặc điểm riêng, bởi vậy mỗi giai cấp, tầng lớp có một tổ chức riêng:

Trước hết phải nhớ rằng mỗi giới đồng bào có quyền lợi đặc biệt và có xu hướng đặc biệt. Bởi vậy, giới nào phải có tổ chức riêng của giới ấy để cho người trong một giới dễ gần gũi nhau, dễ làm việc với nhau. Có như thế tổ chức quần chúng mới mau phát triển. Thí dụ công nhân có “Công nhân cứu quốc hội”, nông dân có “Nông dân cứu quốc hội”... [30; tr.217].

Đồng thời với việc tham gia vào “Nông dân cứu quốc hội”, nông dân cũng có thể hoạt động trong các tổ chức đoàn thể quần chúng khác nữa như: Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Thanh niên cứu quốc... Chỉ thị ghi cụ thể: “Nông dân Đông Dương có thể có Nông dân cứu quốc hội, Tương tế, phường, bạn, hội hiếu hỉ, đội tự vệ....” [30; tr.217]. Đồng thời, Đảng cũng chỉ rõ tuy nông dân có thể tham gia vào các tổ chức quần chúng khác nhau, nhưng “bất cứ một giai cấp nào, một giới nào ở

Đông Dương hiện thời cũng đều có mục đích chung là đánh Pháp đuổi Nhật, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, nên hết thảy các tổ chức của tất cả các giới đều phải liên hiệp lại thành một Mặt trận thống nhất phản đế đặng có sức mạnh đánh kẻ thù chung là Pháp - Nhật” [30; tr.217].

Tháng 2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Nghị quyết chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam đang diễn ra hết sức mau lẹ. Hội nghị quyết định: một mặt đẩy mạnh công tác mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Nhật - Pháp (Mặt trận Việt Minh), mặt khác vận động thành lập Mặt trận Dân chủ chống phát xít ở Đông Dương, bắt tay có điều kiện với Pháp và tranh thủ Hoa kiều chống Nhật. Chủ trương trên nhằm thực hiện sách lược thêm bạn đồng minh, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, chĩa mũi nhọn cách mạng vào phát xít Pháp - Nhật và bè lũ tay sai. Nghị quyết cũng nhấn mạnh phải đẩy mạnh công tác xây dựng căn cứ địa ở nông thôn rừng núi, xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh công tác vận động các giới và binh lính, đồng thời chú trọng công tác ở thành thị. Nghị quyết cũng cụ thể hơn về công tác vận động nông dân:

Đảng ta phải chú ý vận động dân cày ở những nơi. 1. Có địa hình lợi cho cách đánh du kích.

2. Có tập truyền cách mạng. Đồng thời phải khôi phục lại các tổ chức dân cày ở những nơi bị đế quốc phá. Phải phát triển những “Nông dân cứu quốc hội”, đội tự vệ và tiểu tổ du kích trong thôn quê. Nhưng muốn thế, trước hết phải dùng những hình thức phổ thông như phường bạn, Hội tương tế, hiếu hỉ để dễ đoàn kết dân cày [30; tr.300].

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, các tổ chức của ĐCSĐD và Mặt trận Việt Minh bắt rễ vào trong phong trào quần chúng, nhất là phong trào của nông dân. Các căn cứ cách mạng ở vùng rừng núi, nhất là ở Việt Bắc, được phát triển và củng cố. An toàn khu của Ban Thường vụ Trung ương được xây dựng từ năm 1940 ở vùng ngoại thành HN, các huyện xung quanh và một phần các tỉnh Phúc Yên, Hà Đông, Bắc Ninh đến nay được mở rộng vững vàng hơn. Khu an toàn khu dự bị của Ban Thường vụ Trung ương cũng được xây dựng trên đất của ba huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), Phú Bình và Phổ Yên (Thái Nguyên). Cơ quan đầu não của Đảng chuyển về đóng ở nông thôn. Từ đây, Ban Thường vụ Trung ương bám sát thủ đô để tiện theo

dõi thời cuộc, bắt mạch phong trào. Ban Thường vụ Trung ương Đảng cũng kịp thời phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ và sâu rộng, để tiến tới Cách mạng tháng Tám.

Trong thời gian từ ngày 5 đến ngày 7-3-1944, Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của ĐCSĐD họp, nhận xét về phong trào nông dân và công tác vận động nông dân trong thời gian trước: Phong trào phát triển tương đối trội hơn hết, nhưng chưa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân ở thôn quê; trình độ chính trị còn thấp kém, thiếu tinh thần trọng kỷ luật và nguyên tắc làm việc…

Từ đó, Đảng đề ra bảy điểm để đẩy mạnh công tác vận động nông dân phát triển hơn nữa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Phải chú ý thuyết phục kỳ hào và phụ lão.

2. Tìm cách cho sự sinh hoạt của các tiểu tổ nông dân cứu quốc được đều. 3. Những kỳ khai hội nên họp ngắn giờ, bàn ít vấn đề và đem sách báo ra nghiên cứu chung.

4. Mở ra những lớp huấn luyện phổ thông cho nông dân.

5. Xuất bản những thi ca làm tài liệu tuyên truyền cho nông dân.

6. Lợi dụng đấu tranh bênh vực quyền lợi chung để do đó xóa bỏ những sự hiềm khích chia rẽ trong làng.

7. Phải lãnh đạo nông dân ra tranh đấu chống nộp thóc, giồng đay và bắt phu, bắt lính… [30; tr.343].

Bên cạnh việc vận động nông dân tham gia trong tổ chức Nông dân cứu quốc và các đoàn thể cứu quốc trong Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh), Đảng còn chủ trương tổ chức các đoàn thể đơn sơ, không điều lệ “những tổ chức nhẹ nhàng, bán công khai hoặc công khai”. “Những đoàn thể đơn sơ, nhẹ nhàng ấy phải tùy theo “hoàn cảnh điều lệ từng địa phương mà tổ chức ra không thể hạn định trước được. Nó có thể là nhóm dạy A - B - C cho quần chúng hợp tác xã mua và hợp tác xã sinh sản, hội cứu tế, thất nghiệp của thợ, hội tương tế, hiếu hỉ, phường, bạn,

Một phần của tài liệu chủ trương vận động nông dân của đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 1945 (Trang 85 - 105)