Vận động nông dân từ tháng 10-1930 đến năm

Một phần của tài liệu chủ trương vận động nông dân của đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 1945 (Trang 35 - 51)

1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng

Giữa lúc phong trào cách mạng đang diễn ra sôi nổi, BCHTW lâm thời của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10-1930. Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là ĐCSĐD, cử ra BCH chính thức và bầu Trần Phú làm Tổng Bí thư. Cũng tại hội nghị này, Dự thảo Luận cương chính trị của Đảng được công bố, trong đó có bàn đến nông dân và vị trí của họ trong cuộc cách mạng GPDT.

Luận cương phân tích: “Sự mâu thuẫn giai cấp càng ngày càng kịch liệt: một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ: một bên thì địa chủ phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa” [25; tr.90]. “…kinh tế Đông Dương cũng vẫn là kinh tế

nông nghiệp, mà trong kinh tế ấy thì những lối phong kiến lại chiếm địa vị trọng yếu” [25; tr.91].

Từ đó, Luận cương chỉ rõ:

…Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, bởi vì cách mạng chưa có thể trực tiếp giải quyết được những vấn đề tổ chức xã hội chủ nghĩa; sức kinh tế trong xứ còn rất yếu, các di tích phong kiến còn nhiều, sức mạnh giai cấp tương đương chưa mạnh về phía vô sản, và lại còn bị đế quốc chủ nghĩa áp bức. Vì những điều kiện ấy cho nên thời kỳ bây giờ cách mạng chỉ có tính chất thổ địa và phản đế [25; tr.91-92]. Luận cương nhấn mạnh đến động lực của cách mạng chính là công nhân và nông dân: “Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh…” [25; tr.94].

Hội nghị đặc biệt chú ý đến khẩu hiệu “người cày có ruộng”, và tiến hành nó song song, ngang hàng với nhiệm vụ GPDT. Luận cương viết:

Sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để, một mặt nữa là để tranh đấu đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi: mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa… [25; tr.94].

Luận cương xác định vai trò to lớn của nông dân trong “sức mạnh của cách mạng”: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở Đông Dương (hơn 90 phần 100 (90%)), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền. Nhưng dân cày ở Đông Dương không phải là nhứt luật như nhau cả” [25; tr.97].

Luận cương nhấn mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày mà tranh đấu để binh vực quyền lợi hàng ngày cho dân cày, và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để, thì mới có thể giành quyền lãnh đạo cho dân cày được” [25; tr.97].

Hội nghị phê phán Cương lĩnh chính trị đầu tiên tại Hội nghị hợp nhất: “Vấn đề thổ địa. Không rõ ràng và có chỗ không đúng, như chia địa chủ làm đại, trung và tiểu địa chủ. Đối với đại địa chủ thì tịch ký đất ruộng, mà đối với tiểu, trung địa chủ thì chủ trương lợi dụng họ, ít ra cũng làm cho họ đứng trung lập. Như thế là sai lầm và nguy hiểm” [25; tr.110].

Hội nghị ra “Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng”, trong đó nêu rõ các quyết định quan trọng của Hội nghị, một trong các quyết định đó là “phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương Tổng Nông Hội. Phải tổ chức đội tự vệ của nông dân” [25; tr.131].

Ngoài ra, Hội nghị còn ra hàng loạt các nghị quyết về các tổ chức quần chúng, trong đó có Nghị quyết về vấn đề nông dân vận động. Trong phần “Nông dân vận động (Án nghị quyết của Trung ương toàn thể hội nghị)” đã phân tích mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội bấy giờ là: “… Một bên thì gần hết quần chúng dân cày, một bên thì phe phong kiến đế quốc, đó là cái mâu thuẫn chính nhứt ở nhà quê” [25; tr.152]. Từ đó, Đảng nêu lên tầm quan trọng của công tác nông vận: “Hiện nay, phong trào nông dân đã nổi lên mạnh, nếu vô sản không lãnh đạo phong trào ấy theo con đường cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được. Bởi vậy, cho nên công tác trong nông dân là việc rất quan trọng và cần kíp của Đảng” [25; tr.152- 153].

Nghị quyết chỉ ra những sai lầm và khuyết điểm trong công tác vận động nông dân: Nông hội ở Đông Dương phát triển khá nhưng chưa đáp ứng được tình hình, vì các Đảng bộ ở nông thôn trong công tác có nhiều sai lầm, khuyết điểm. Về tổ chức Nông hội, tôn chỉ không rõ ràng, tổ chức chậm và hẹp hòi, lại không có phụ nữ và thanh niên tham gia. Tuyên truyền tranh đấu không mạnh, không đều khắp và chỉ chú trọng tuyên truyền phản đế quốc và ít chú ý phản địa chủ; chỉ huy biểu tình, thị uy không cương quyết, kế hoạch lại sơ sài.

Trong những công tác về nông dân vận động, Đảng chú ý cần phải đưa quần chúng vào các tổ chức. Tổ chức của nông dân là Nông hội, nhấn mạnh nhiệm vụ chủ yếu của Nông hội là tiến hành CMRĐ: “Nông hội là cái tổ chức của nông dân để đấu tranh cho đến lúc thổ địa cách mạng được thắng lợi” [25; tr.154]. Đảng nêu lên các khẩu hiệu:

a. Đem những sự bóc lột áp bức trước mắt hằng ngày (thuế, sưu, đói kém, địa tô, cướp đất, nhũng nhiễu của bọn làng, bọn quan…), làm cho đại đa số dân cày mau giác ngộ quyền lợi và biết phải tranh đấu chống chủ nghĩa, quan làng và đế quốc.

b. Làm cho khẩu hiệu cách mạng thổ địa (tịch ký hết thảy ruộng đất của địa chủ ngoại quốc, bổn xứ, phân phát cho bần và trung nông) lan sâu rộng trong quần chúng dân cày, lại phải làm cho hiểu ý nghĩa các khẩu hiệu chính của cách mạng tư sản dân quyền.

c. Làm cho dân cày hiểu rằng họ cần phải kết đồng minh cho kiên cố với vô sản giai cấp và phải chịu sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và đội tiền phong của vô sản giai cấp là Đảng Cộng sản [25; tr.154].

Án nghị quyết này phân tích vị trí, vai trò của từng hạng nông dân trong cách mạng, chủ yếu là phú nông và bần nông:

… Bần và trung nông phải hết sức bao khoát nền tổ chức của Nông hội, còn phú nông là một hạng dân cày, tuy là trong lúc đầu cách mạng vận động chống thuế, chống sưu, chống những sự áp bức nhũng nhiễu của bọn quan lại thân hào thì cũng có thể đi với các hạng bần, trung nông, song hễ cách mạng sâu rộng ra bao nhiêu thì chúng nó dần dần trở lại mà phản tranh đấu và theo phe phản động. Ngay từ lúc đầu phải giữ đừng cho nó ảnh hưởng đến nông dân bần, trung cho nên Nông hội phải hết sức giữ gìn đừng cho phú nông lọt vào (chính bọn này và đôi thằng địa chủ hết sức kiếm cách lọt vào Nông hội để làm nội công phá hoại đó). Ở các Ban Chấp hành Nông hội, phải làm cho bần nông chiếm phần đông [25; tr.155].

Nghị quyết nhấn mạnh thêm: “Sách lược chung về nông dân vận động hiện nay thâu phục quảng đại quần chúng bần và trung nông, mở rộng tổ chức, khoách trương tranh đấu cho sâu rộng, đều ra, thêm sức lãnh đạo của vô sản giai cấp trong nông dân, chớ không phải là chủ trương địa phương bạo động…” [25; tr.156].

Nông hội lãnh đạo nông dân đấu tranh yêu cầu những quyền lợi trước mắt: Về chính trị: tự do tổ chức, hội họp, ngôn luận, phản đối khủng bố trắng, hội đồng cải cách, hội đồng quản hạt… Về kinh tế, giảm thuế, bỏ thuế thân, bớt địa tô, chống địa tô, bỏ sưu dịch công ích…

Bên cạnh Án nghị quyết về vấn đề nông dân vận động, Đảng còn chỉ đạo hàng loạt các vấn đề về tổ chức Nông hội. Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương về các mặt: mục đích, kiện để trở thành hội viên, hệ thống tổ chức; Hội nghị, Đại hội và các ban ủy viên chấp hành, hội phí, kỷ luật…

Về mặt tổ chức, tổ chức phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông Hội, huyện Tổng Nông Hội, tỉnh Tổng Nông Hội, xứ Tổng Nông Hội, Đông Dương Tổng Nông Hội. Mỗi làng tương đương với một Nông hội. Tổ chức của Tổng Nông Hội Đông Dương khá chặt chẽ, quy định hoạt động từ cơ sở (làng) cho tới tận Trung ương.

Ngoài ra, Đảng còn ban hành các chỉ thị về Điều lệ Nông hội làng và Điều lệ BCH Nông hội xã bộ. Điều lệ của Nông hội làng quy định rõ mục đích, hội viên, tổ chức, lệ phí hội, kỷ luật…

Điều lệ Ban Chấp hành Nông hội xã bộ quy định rõ quyền hạn, công việc của Hội. “Ban Chấp hành xã bộ nông, do toàn xã Đại hội đại biểu bầu ra, có trách nhiệm đối với toàn xã và huyện bộ làm việc trong ba tháng, trong thời hạn đó, Ban Chấp hành làm hết công việc trong xã như tuyên truyền và vận động đối phó” [25; tr.163]. Công việc của BCH được chia ra theo từng ban như: bí thư, giao thông, tổ chức, tài chính, kiểm soát, huấn luyện, điều tra, tranh đấu… Công việc trong BCH xã được quy định rất cụ thể từng chức vụ và công việc.

Nghị quyết thành lập Tổng Nông Hội Đông Dương tháng 10-1930 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam. Đây là biểu hiện của sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc gửi “Báo cáo về những nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương” tới QTCS nêu rõ tình hình hoạt động của nông dân và các tổ chức Nông hội ở Việt Nam, nhiều lần Người khẩn thiết đề nghị Quốc tế Nông dân, QTCS cho thành lập Tổng Nông Hội Việt Nam. Nhưng những ý kiến, đề nghị của Người không được thực hiện do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Mặc dù Hội Nông dân Việt Nam không được thành lập nhưng các tổ chức Nông hội ở các cấp vẫn tiếp tục hoạt động dưới hình thức Nông Hội đỏ. Các nghị quyết của Hội nghị lần thứ nhất được phổ biến sâu rộng; dựa vào Điều lệ Nông hội làng, các tổ chức Nông hội hoạt động chủ động, sáng tạo, tập hợp đông đảo lực

lượng nông dân tham gia các phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột của chính quyền thực dân và tay sai của chúng.

Cao trào cách mạng 1930 và Xô viết Nghệ Tĩnh có tác động mạnh, làm phân hóa các giai cấp và tầng lớp trên. Nhưng vì chưa quán triệt đường lối chiến lược và sách lược của Đảng, cho nên phong trào chưa thu hút được những người có tinh thần phản đế vào một mặt trận dân tộc rộng rãi chống đế quốc. Trước tình hình đó, ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị thành lập “Hội phản đế đồng minh” gửi cho các cấp bộ Đảng và toàn thể đảng viên. Hội nghị chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc.

Đây là văn kiện đầu tiên Đảng tiếp thu và sửa chữa những yếu tố “tả” khuynh của

Luận cương Án nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 10-1930. Văn bản này nhận thấy Đảng “…thiếu một tổ chức thật quảng đại quần chúng để hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản sản dân tộc (…) và cho tới cả những người địa chủ, có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia, để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc Pháp” [25; tr.228]. Đảng phân tích và chỉ ra sự phân hóa cũng như khả năng ủng hộ, tham gia cách mạng của các tầng lớp khác nhau trong xã hội nông thôn Việt Nam: “…các tầng lớp trên đã phân hóa, có một tụi đã ôm chân đế quốc chặt chẽ phản lại dân tộc, ra làm bang tá, đoàn dũng để giết hại phong trào. Tuy vậy, không nhiều, mà ngược lại, các tầng lớp trí thức và một số sĩ phu, một số trung, tiểu địa chủ lại xu hướng cách mạng rõ ràng. Qua khủng bố trắng dữ dội, họ vẫn cố gắng bám lấy cách mạng và âm thầm ủng hộ cách mạng nhất là tiểu địa chủ và phú nông, trung nông hạng trên” [25; tr.229]. Tinh thần của văn bản này phù hợp với quan điểm trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, nhưng tiếc rằng trong thực tế, chỉ thị này chưa được thực hiện trong toàn Đảng vào thời gian đó.

Trong thư của “Trung ương gửi cho các cấp bộ Đảng” ngày 9-12-1930, Đảng tiếp tục chỉ đạo về công tác nông dân vận động: phải tập trung Nông hội lại, dự bị cuộc Đại hội Nông hội, khuếch trương sự tranh đấu cho rộng đều ra làm cho khẩu hiệu thổ địa của Đảng thâm nhập vào trong quần chúng dân cày làm cho bọn phú nông và “Hội đồng cải cách” không có ảnh hưởng đến dân cày bần và trung được. Đồng thời phải huấn luyện cho nông dân hiểu mà bài trừ cái xu hướng manh động [25; tr.293].

Sau Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930, hoạt động của tổ chức Nông hội được đẩy mạnh. Số hội viên của các Nông hội tăng nhanh, tổ chức Nông hội hoạt động rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, một số nơi Nông hội còn yếu, số hội viên còn thấp. Theo thống kê, số hội viên Nông hội tính đến ngày 20-4-1931 như sau:

Bảng 1.1: Số liệu hội viên Nông hội (tính đến ngày 20-4-1931)

Tên địa phương Số hội viên (người)

Nam Đàn 10.000 Thanh Chương 10.077 Anh Sơn 4.350 Yên Dũng 3.022 Diễn Châu 345 Quỳnh Lưu 278 Hưng Nguyên 2.032 Nghi Lộc 1.574 Hà Tĩnh 2.000 Quảng Ngãi 1.200 Bình Định 100 Nam Định 100 Phủ Lý 300 Thái Bình 270 Hải Dương 31 Hà Đông 100

(Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, trang 73).

Một trong những thủ đoạn nham hiểm của đế quốc Pháp để đàn áp phong trào cách mạng là cưỡng bức nông dân ra “đầu thú”. Ngày 25-1-1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Thông cáo gửi các cấp Đảng bộ chỉ đạo cuộc đấu tranh chống lại thủ đoạn nham hiểm ấy của địch. Thông cáo chỉ rõ cuộc đấu tranh chống địch cưỡng bức nông dân “đầu thú” sẽ lâu dài, quyết liệt, các cấp bộ Đảng phải cương quyết, gắng sức nhẫn nại, vượt mọi khó khăn, nguy hiểm để lãnh đạo cuộc đấu tranh này.

Tổ chức Nông Hội đỏ phát triển nhanh, tháng 10-1930 có 53.000 hội viên, đến tháng 3-1931 tăng lên 64.000 người. Một số hội viên Nông Hội đỏ không thể tránh khỏi biểu hiện hoang mang, dao động khi thực dân Pháp khủng bố trắng, không thực hiện triệt để những nhiệm vụ cấp bách lúc đó như vay thóc nhà giàu để cứu đói… Trước tình hình đó, cấp ủy nhiều địa phương có chủ trương “túc thanh Nông Hội đỏ” (làm trong sạch Nông Hội đỏ). Để giúp các cấp ủy địa phương có chủ trương và hành động đúng, ngày 20-3-1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông Hội đỏ, trong đó khẳng định vai trò to lớn của nông dân trong cách mạng, giai cấp nông dân là “một lực lượng chính của cách mạng” [26; tr.77], nòng cốt là cố, bần nông. Xuất phát từ đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương, vai trò và vị trí của nông dân trong cách mạng, đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn và tình hình thực tế lúc đó của Nông Hội đỏ ở Nghệ - Tĩnh, chỉ thị nêu rõ: cần phải củng cố khối bần, cố nông, đoàn kết với trung nông,

Một phần của tài liệu chủ trương vận động nông dân của đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 1945 (Trang 35 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)