CHỦ TRƢƠNG VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN CỦA ĐẢNG TRONG CAO TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939

Một phần của tài liệu chủ trương vận động nông dân của đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 1945 (Trang 77 - 85)

TRONG CAO TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 - 1945 3.1. Tình hình mới và chủ trƣơng “thay đổi chiến lƣợc” cách mạng của Đảng

Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan mở đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngày 3-9-1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Trong một thời gian ngắn, Đức xâm chiếm một loạt các nước ở châu Âu. Đế quốc Pháp vào vòng chiến, Đalađiê (Daladier) thi hành một loạt các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ở Đông Dương, Đờcu (J.Decoux) thay Catơru làm Toàn quyền. Y tiến hành cải cách, phát xít hóa bộ máy cai trị, tăng cường lực lượng cảnh sát, mật thám để ứng phó kịp thời với tình hình chuyển biến nhanh chóng và đàn áp phong trào cách mạng. Tất cả những chính sách chúng thi hành là nhằm phục vụ chiến tranh. Bộ mặt xâm lược của đế quốc phản động, của bọn tay sai bị phơi bày càng làm tăng thêm lòng căm thù của quần chúng, đẩy nhanh quá trình cách mạng hóa quần chúng.

Tháng 6-1940, Đức tiến công Pháp. Chính phủ Đờ Gôn bỏ chạy. Chính phủ phản động Pê-tanh lên cầm quyền. Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến rất phản động. Chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào ĐCSĐD. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách “kinh tế thời chiến” nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ cuộc chiến tranh đế quốc. Chính sách phản động của thực dân Pháp đẩy nhân dân các nước Đông Dương vào cảnh sống

ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc Pháp ngày càng trở nên gay gắt.

Tháng 9-1940, phát xít Nhật vào Đông Dương; thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân, nhân dân rơi vào ách “một cổ hai tròng”.

Thực dân Pháp và phát xít Nhật ra sức vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh. Đầu tiên, Toàn quyền Catơru tổ chức ra hội “Pháp - Việt bác ái” rồi dùng danh nghĩa của hội ấy tổ chức những cuộc chợ phiên, những cuộc lạc quyên lấy tiền gửi sang Pháp. Đế quốc Pháp mở công trái 10 triệu đồng, bắt buộc các làng phải mua phần lớn [53; tr.123].

Thực dân Pháp, phát xít Nhật bắt nhân dân nhổ lúa, nhổ ngô trồng thầu dầu, đay, bông, thuốc phiện (Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu). Diện tích gieo trồng các loại cây này trong năm 1945 tăng gấp 9 lần so với năm 1940, tức là từ 5.000 ha lên 45.000 ha. Nếu sử dụng đất đai ấy vào sản xuất lương thực thì sẽ thu được 64.000 tấn thóc. Việc bắt dân nhổ lúa trồng đay gây ra sự phẫn nộ mạnh mẽ trong nhân dân và góp phần làm cho nạn đói thêm trầm trọng [12; tr.53]. Năm 1940, sản xuất được 7.650 kg thuốc phiện; năm 1944 tăng lên 60.633 kg. Sản xuất rượu cũng tăng từ 32 triệu lít năm 1937 lên 68,5 triệu lít năm 1942 [53; tr.124]. Trong lúc nhân dân thiếu ăn thì chúng dùng gạo nấu rượu cồn thay xăng, dùng thóc đốt thay than để chạy các nhà máy ở miền Nam.

Phát xít Nhật thực hành chính sách thu thóc tạ. Đây là một chính sách rất độc ác. Nông dân buộc phải bán thóc theo diện tích cày cấy, không kể thu hoạch thực tế là bao nhiêu và theo một giá quy định rẻ mạt. Cuối năm 1944, chúng quy giá thóc là 25 đ/tạ, nhưng do thu hoạch không đủ, nông dân phải mua với giá 700 - 800 đ/tạ để nộp cho Nhật. Số thóc mà chúng thu mỗi năm một tăng: vụ tháng 10-1942 thu 18.098 tấn, vụ tháng 5 và tháng 10 thu 186.180 tấn (năm 1944 mất mùa). Trong ba năm 1940 - 1942, hàng nông sản Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) xuất sang Nhật mỗi năm một tăng [53; tr.124-125].

Bảng 3.1: Tình hình xuất cảng hàng nông sản sang Nhật từ 1940 - 1942

(Đơn vị: tấn)

Năm 1940 1941 1942

Gạo 468.280 583.323 961.941

Ngô 177.023 119.252 123.980

(Nguồn: Hội Nông dân Việt Nam (1998), Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Việt Nam (1930 - 1995), Nxb. Chính trị quốc gia, HN, trang 125)

Giai cấp nông dân do chế độ sưu cao, thuế nặng bị ba tầng áp bức, bóc lột Pháp - Nhật, tư bản, phong kiến làm cho kiệt quệ. Ruộng đất bị chiếm đoạt. Tài sản bị vơ vét hết để phục vụ chiến tranh. Nạn đi phu, đắp đường, đào kênh, xây dựng các pháo đài quân sự, sân bay xảy ra thường xuyên. Trung, bần nông bị phá sản. Hầu hết nông dân bị đói khổ, cùng cực. Con đường duy nhất để giải phóng nông dân là đứng lên dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành lại độc lập dân tộc và chính quyền về tay nhân dân, giải phóng một phần ruộng đất cho nông dân.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp bùng nổ, ĐCSĐD chỉ thị cho cán bộ hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp phải nhanh chóng rút vào bí mật và giữ vững liên hệ với quần chúng; phải chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, xây dựng nông thôn thành căn cứ địa rộng lớn của cách mạng; đồng thời duy trì cơ sở ở thành thị; kết hợp chặt chẽ phong trào ở thành thị với phong trào nông thôn.

Trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển mới, ngày 6-11- 1939, Hội nghị BCHTWĐ được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). Hội nghị do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

Sau khi phân tích tình hình thế giới và Đông Dương, trong phần “Tình hình và thái độ các giai cấp xã hội Đông Dương”, Đảng phân tích tình cảnh của nông dân:

… Bị nạn bán rẻ, mua đắt, vay siết họng, địa tô cao, bị cướp ruộng, sưu thuế nặng, xâu tự ích, lại bị tịch thâu xe ngựa, đến ngay lúa, bắp, trâu bò, tài sản rồi cũng sẽ lần lượt bị sung công, bao nhiêu của mồ hôi nước mắt sẽ bị vơ vét hết. Trung, bần nông sẽ bị phá sản cả đám, tất cả sẽ bị đói rét cùng cực [29; tr.522].

Phân tích tình hình xứ Đông Dương ta thấy mối liên quan lực lượng các giai cấp như dưới đây: a) Một bên là đế quốc Pháp cầm hết quyền kinh tế, chính trị dựa vào bọn vua quan bổn xứ thối nát và bọn chó săn phản bội dân tộc. b) Một bên là tất cả các dân tộc bổn xứ bị đế quốc chủ nghĩa Pháp áp bức như trâu ngựa và đẽo rút xương tủy. Trong lúc này tất cả các dân tộc từ Việt Nam, Miên, Lào đến Thổ, Thượng… tất cả các giai cấp trừ bọn phong kiến và một số bộ phận phản động trong đám địa chủ và tư sản, tất cả các đảng phái, trừ bọn chó săn đế quốc phản bội quyền lợi dân tộc, đều phải gánh những tai hại ghê tởm của đế quốc chiến tranh, đều căm tức kẻ thù chung của đế quốc chủ nghĩa… Lòng phẫn uất sẽ sôi nổi, cách mạng sẽ bùng nổ [29; tr.534].

Hội nghị cũng bắt đầu đặt lại việc giải quyết mối quan hệ giữa cách mạng phản đế và cách mạng điền địa, đặt nhiệm vụ GPDT lên trên nhiệm vụ cách mạng điền địa:

Đám đông trung tiểu địa chủ và tư sản bổn xứ cũng căm tức đế quốc. Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc ấy, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, vấn đề điền địa cũng phải nhằm cái mục đích ấy mà giải quyết. Vì vậy, trong khi chủ trương M.T.T.N.D.T.P.Đ cách mệnh tư sản dân quyền trong lúc này chỉ mới tịch ký ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc [29; tr.539].

Hội nghị cũng khẳng định liên minh công nông là hai giai cấp cơ bản của cách mạng. Nhiệm vụ cách mạng điền địa chỉ đề ra ở mức thích hợp:

Tịch ký và quốc hữu hoá đất ruộng của đế quốc thực dân, cố đạo và bọn phản dân tộc. Lấy đất bọn phản bội, bọn cố đạo, đất công điền, đất bỏ hoang chia cho quần chúng nông dân cày cấy. (Chính phủ chỉ lấy đất của bọn địa chủ phản bội, của cố đạo, công điền, đất bỏ hoang chia cho dân cày làm đủ ăn, nếu thiếu phải lấy thêm đất tịch ký của bọn thực dân; nhưng khi chia đất cho dân cày, chia cho bần nông và công nhân nông nghiệp ở thôn quê trước, còn nữa sẽ chia cho trung nông cho họ đủ sống) [29; tr.542].

Phải tổ chức các Nông hội để tranh đấu chống địa tô cao, chống sưu cao thuế nặng, chống nợ cao lời, chống đế quốc chiến tranh, yêu cầu hòa bình, có đất cày cấy, lập nông phố ngân hàng… Nông hội là tổ chức bí mật và đi đến hệ thống toàn tỉnh [29; tr.549-550].

Về phương pháp cách mạng, Đảng quyết định chuyển từ đấu tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; chuyển từ đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp. Đảng chủ động “dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh GPDT”.

Hơn một tháng sau khi Nhật vào Đông Dương, ngày 6-11-1940, BCHTWĐ họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh). Trong phần “Cách mạng Đông Dương vẫn là cách mạng tư sản dân quyền”, Hội nghị nêu lại vấn đề cách mạng điền địa, coi đó là một yếu tố để đảm bảo cho cách mạng thành công:

Có một số đồng chí và quần chúng tưởng rằng lúc này cuộc cách mạng Đông Dương chỉ có tính chất cách mạng dân tộc giải phóng, thậm chí có nơi các đồng chí bỏ rơi cách mạng thổ địa sợ rằng không nêu khẩu hiệu ấy ra sẽ có hại cho việc tập hợp các lực lượng phản đế thành: Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế [29; tr.65].

Hội nghị xác định lại mối quan hệ giữa cách mạng phản đế và cách mạng điền địa. Những quan điểm này trở lại quan điểm tại Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10- 1930) cho rằng tính chất cuộc cách mạng đang diễn ra ở Đông Dương không có gì thay đổi: đó là cuộc cách mạng tư sản dân quyền với 2 bộ phận khăng khít là cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa, lấy khẩu hiệu cách mạng điền địa để vận động, tập hợp dân cày, lãnh đạo họ đấu tranh: “Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước, cái làm sau. ... Tóm lại, cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa là hai bộ phận khăng khít của cuộc cách mạng tư sản dân quyền” [30; tr.68].

Hội nghị đề ra khẩu hiệu vận động nông dân: “Kéo cho được dân cày vào phe mình, mật thiết liên lạc với dân cày, lãnh đạo dân cày tranh đấu, đừng để cho dân cày theo tư sản bản xứ hoặc tiểu tư sản thành thị, đừng để cho họ sẽ vào bẫy bọn Việt gian thân Pháp, thân Nhật” [30; tr.74].

Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Thời điểm này, tình hình trong nước và quốc tế đang có nhiều biến động to lớn. Sau một thời gian chuẩn bị kỹ càng, ngày 10-5-1941, BCHTWĐ họp Hội nghị lần thứ 8, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội nghị chỉ rõ: Nhân dân Đông Dương phải chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới, vì vậy thái độ chính trị của các giai cấp có thay đổi khá lớn. Mâu thuẫn chủ yếu phải được giải quyết cấp bách lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị đề ra chủ trương:

… Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” [30; tr.112-113].

Từ đó, Hội nghị chỉ ra rằng phải tập trung toàn bộ lực lượng cho nhiệm vụ CMRĐ, tạm gác nhiệm vụ dân chủ, nên tính chất của cách mạng Đông Dương cũng thay đổi:

Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng [30; tr.119].

Hội nghị nhấn mạnh:

Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc. Vậy thì quyền lợi của nông dân và thợ thuyền phải đặt dưới quyền lợi giải phóng độc lập của toàn thể nhân dân. Ngay bây giờ nếu ta nêu khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày, như thế chẳng những ta bỏ mất một lực lượng đồng minh, một lực lượng hậu thuẫn trong cuộc cách mạng đánh Pháp - Nhật mà còn đẩy lực lượng ấy về phe địch làm thành hậu bị quân cho phe địch nữa [30; tr.120].

Đảng rất tin tưởng vào nông dân, vào vị trí và vai trò của họ trong cách mạng GPDT. Không phải là nếu không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân thì nông dân không theo Đảng, tập trung vào giải quyết nhiệm vụ chính lúc bấy giờ: nhiệm vụ GPDT. Đảng phân tích tiếp những quyền lợi của nông dân khi giương cao ngọn cờ GPDT dựa trên thực tiễn cách mạng lúc bấy giờ: Đánh đổ phát xít Pháp - Nhật, đó là lật được một cái ách áp bức bóc lột nặng nhất của họ; thứ hai là thủ tiêu thuế đinh, điền và các thứ thuế khác; thứ ba là được chia công điền lại một cách công bằng hơn, giảm địa tô, sửa đổi nền chính trị hương thôn cho hưởng được nhiều quyền lợi hơn. Đồng thời, họ cũng được hưởng quyền lợi kinh tế, chính trị khác mà toàn thể nhân dân đều được hưởng.

Hội nghị tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức.

Hội nghị cũng khẳng định, khi mà quần chúng bị áp bức một cách cực điểm, khi mà quyền lợi của Pháp và Nhật xung đột nhau thì Đảng có thể chú ý đến quyền lợi của bộ phận, của các giai tầng trong xã hội trong đó có giai cấp nông dân:

…lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi của toàn thể dân tộc. Cho nên trong lúc này cuộc tranh đấu chống địa chủ, tư bản bản xứ không quan trọng bằng cuộc tranh đấu chống Pháp - Nhật. Tuy nhiên ta không bỏ qua quyền lợi của bộ phận. Mỗi khi quyền lợi thợ thuyền và dân cày bị bọn tư sản và địa chủ thẳng tay đục khoét, mỗi khi quyền lợi của hai giai cấp xung đột nhau đến cực điểm mà Đảng ta xét cuộc đấu tranh là cần thiết, thì Đảng phải cương quyết lãnh đạo cuộc tranh đấu ấy [30; tr.127-128].

Hội nghị chủ trương đẩy mạnh công tác vận động và tổ chức quần chúng, tiến tới gây thành một cao trào yêu nước, đặc biệt là dựa vào nông thôn và nông dân, phát động đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích, lập căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị tiến tới giành chính quyền…

Về mặt chuẩn bị lực lượng, bên cạnh công tác xây dựng Mặt trận Việt Minh là

Một phần của tài liệu chủ trương vận động nông dân của đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 1945 (Trang 77 - 85)