Phải trả nhà cung cấp được phân thành 3 nhóm:
Phải trả nhà cung cấp các loại sách ngoại văn.
Phải trả nhà cung cấp trong nước về sách và các thiết dụng cụ khác. Nhà cung cấp xuất bản và các nhà liên kết xuất bản.
4.3.3 Các trường hợp hạch toán
Trường hợp công ty mua vật tư, hàng hoá về nhập kho, tiền hàng chưa
thanh toán.
Nợ TK 152, 156 - Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331- Giá thanh toán ghi trên hóa đơn.
Khi nhận lao vụ, dịch vụ của người cung cấp mà chưa trả tiền, căn cứ hóa đơn kế toán ghi:
Nợ TK 642 - Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT
Có TK 331- Giá thanh toán.
Ví dụ: Ngày 23/5/2013, công ty mua Tivi, đầu Video của Công ty cổ phần
thiết bị thương mại Hà Nội-Sài Gòn, số hoá đơn No068060, Căn cứ vào hóa
đơn của bên bán, biên bản kiểm nghiệm và phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 156: 359.545.410 đồng (giá mua hàng) Nợ TK 133: 35.954.541 đồng
Chi phí thu mua phát sinh cho lô hàng này là 15.490.000 đồng, công ty hạch
toán như sau:
Nợ TK 642: 15.490.000 đồng
Có TK 331: 10.000.000 đồng
Có TK 111: 5.490.000 đồng
Khi thanh toán số tiền phải trả, căn cứ chứng từ thanh toán, ghi: Nợ TK 331
Có TK l11, 112
Ví dụ: Ngày 17/7/2013, chuyển trả tiền hàng cho công ty Thiết bị giáo dục
Hồng Anh theo chứng từ số UNC 7/17 : Nợ TK 331: 250.000.000 đồng
Có TK 112 - NHCT: 250.000.000 đồng
Trường hợp trả nợ cho người bán trước hạn quy định và được hưởng chiết
khấu thanh toán, ghi:
Nợ TK 331- Phải trả người bán (Tổng số tiền nợ phải thanh toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (khoản chiết khấu được hưởng).
Ví dụ: Ngày 12/8/2013, thanh toán tiền hàng cho Công ty Thiết bị giáo dục I
theo hợp đồng kinh tế số 05/HĐKT-2002, ngày 22/3/2002, khoản chiết khấu được hưởng là 3.901.143 đồng, ghi:
Nợ TK 331: 3.901.143 đồng
Có TK 515: 3.901.143 đồng
Nếu mua hàng không có hoá đơn thì căn cứ vào bảng kê hàng hoá mua vào và phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 156 (1561) - Giá mua hàng hoá Nợ TK 133 - Thuế GTGT
Có TK 111, 114 - Giá thanh toán Trường hợp công ty ứng trước tiền mua hàng:
- Khi ứng trước tiền cho người người bán, người cung cấp, căn cứ chứng từ
chi tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 331- Khoản tiền ứng trước cho người bán
- Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước căn cứ chứng và thực tế kiểm
nhận hàng, ghi:
Nợ TK 152,153, 156- Giá trị, vật tư hàng hóa thực nhập
Nợ TK 133- Thuế GTGT
Có TK 331- Giá thanh toán
Ví dụ: Ngày 03/4/2013, chuyển tiền ứng trước cho Công ty Thiết bị giáo dục I
về thiết bị lớp 2 và lớp 6, theo chứng số UNC- 4/03 Nợ TK 331: 300.000.000 đồng
Có TK 112: 300.000.000 đồng
Trong năm 2013, tài khoản 331-"Phải trả người bán", được kế toán công ty theo dõi như sau:
- Số dư đầu năm: 525.476.481 đồng
- Số phát sinh bên nợ: 42.625.097.821 đồng
- Số phát sinh bên có : 43.857.617.030 đồng
- Số dư cuối năm: 1.757.995.690 đồng
Sơ đồ hạch toán tổng hợp 133 1.499.830.140 đồng 152, 153,156 111,112 711 41.124.507.689 đồng 760.000 đồng 331 152, 156 627, 641, 642 6.613.321.907 đồng 36.319.629.150 đồng 924.665.973 đồng
Nhận xét:
Các nghiệp vụ phát sinh công ty hạch toán và ghi vào sổ đều hợp lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán phản ảnh kịp thời chính xác số nợ phải trả cho người bán.
Do nguồn vốn cơ bản còn hạn chế nên hầu như toàn bộ lượng hàng mà công ty mua về đều là mua chịu từ chi nhánh các nhà xuất bản, các công ty
thiết bị giáo dục và các nhà cung cấp khác. Nhưng công ty luôn luôn chủ động, tích cực thu hồi các khoản phải thu, nhanh chóng chuyển trả tiền hàng cho nhà cung cấp, tránh tình trạng bị phạt do thanh toán trễ hạn.
Kế toán công nợ của công ty theo dõi chi tiết, chính xác các khoản phải trả người bán về thời gian nợ, số tiền phải thanh toán, … từ đó có kế hoạch trả nợ
hợp lý. Công ty đã tích cực tìm nguồn hàng giá rẻ, nguồn hàng mới, đảm bảo
chất lượng để bán cho khách hàng.