6. Bố cục luận văn
2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII (1996) đã xác định nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2000: “Trong 5 năm tới, tiếp tục giải quyết vững chắc vấn đề lƣơng thực, loại trừ nạn thiếu đói giáp hạt, có phần dự trữ đề phòng thiên tai. Năm 2000 đạt một triệu tấn lƣơng thực, bình quân đầu ngƣời 400 kg. Quy hoạch một số vùng sản xuất các loại lúa gạo ngon có giá trị kinh tế cao. Chuyển bớt diện tích trồng lƣơng thực năng suất quá thấp, thu hoạch bấp bênh sang nuôi trồng cây, con khác có hiệu quả cao hơn. Bố trí lại mùa vụ, mở rộng vụ đông chiếm 60% diện tích canh tác, phát triển cây ngô, các loại rau đậu, cây thực phẩm có chất lƣợng và năng suất cao. Quy hoạch sử dụng hợp lý đất
49
đồi gò, đất bãi, đất vƣờn để phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả thích ứng với từng vùng” [70, tr.28].
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII (2000) đã đề ra giải pháp đến năm 2005: “Đẩy mạnh cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn; tập trung vào khâu làm đất, thu hoạch, chế biến sau thu hoạch để tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giá thành nông sản” [72, tr.40].
Thông báo số 40-TB/TU ngày 14/5/2001 của Tỉnh uỷ về triển khai thực hiện Chƣơng trình phát triển nông nghiệp đến năm 2005 theo hƣớng sản xuất hàng hoá, ổn định và bền vững.
Có thể hiểu rằng, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trƣớc hết là công nghệ sinh học, đƣa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trƣờng.
Trồng trọt
Trồng trọt luôn đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Nó đảm bảo lƣơng thực cho nhân dân và an ninh quốc phòng. Vì vậy, vấn đề lƣơng thực luôn đƣợc Đảng bộ coi trọng phát triển. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII đã khẳng định: “Trong quá trình phát triển nông nghiệp toàn diện, phải quán triệt quan điểm của Đảng về CNH, HĐH, phải thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, chú trọng khâu giống cây, con và sinh thái môi trƣờng...quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông
50
thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhằm đảm bảo nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục giữ vững vai trò và cải thiện đời sống nhân dân” [70, tr.28].
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ IX đã xác định nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2000 - 2005 của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh là: “Nắm vững đƣờng lối chủ trƣơng chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nƣớc, quan điểm và chỉ đạo của Trung ƣơng, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân... chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thực hiện một bƣớc CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn để thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững” [72, tr.37].
Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lƣợng cây lƣơng thực
(Đơn vị: Diện tích: ha; Năng suất: tạ/ha; Sản lượng: tấn)
1995 2000 2005 Lúa Diện tích 168.264 168.810 162.172 Năng suất 43,54 54,59 57,25 Sản lƣợng 732.907 921.430 928.487 Ngô Diện tích 17.545 20.544 13.760 Năng suất 29,48 33,52 45,98 Sản lƣợng 517.67 690.00 632.72 Sắn Diện tích 2.828 3.116 2.709 Năng suất 66,0 77,0 117 Sản lƣợng 18.82 23.990 34.010
51
(Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Tây)
Ngày 1 - 10 - 1996, Tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 01-NQ/TU về tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH đến năm 2000. Thực hiện Nghị quyết số 01 của Tỉnh uỷ, một số HTX ở Ứng Hoà, nhất là xã Trầm Lộng đã tổ chức các hộ nông dân đổi ruộng, từ chỗ có nhiều thửa ruộng nay chỉ còn 3-4 thửa ruộng để thuận lợi cho việc thâm canh và chuyển dịch mô hình cơ cấu cây trồng. Đây là việc làm sáng tạo, một dấu mốc mở đầu để ngành nông nghiệp Hà Tây chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Từ huyện Ứng Hoà, Tỉnh uỷ đã kịp thời rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng. Phong trào làm vƣờn - ao - cá (VAC), cải tạo vƣờn tạp thành vƣờn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao bắt đầu đƣợc phát triển ở nhiều nơi.
Trong lĩnh vực sản xuất lƣơng thực, năm 1996 diện tích lúa có giảm sút hơn so với năm 1995 từ 163.288 ha giảm xuống 163.264 ha. Đến năm 2000 diện tích trồng lúa ổn định dần và tăng nhƣng không đáng kể và đến năm 2005 diện tích giảm xuống còn 162.172 ha. Nhƣng nhờ việc chuyển đổi ruộng đất và giao quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định cho nhân dân, tiến bộ kỹ thuật mới đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣ giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh nên mặc dù diện tích lúa tuy giảm nhƣng năng suất lúa lại tăng dần qua các năm, từ năm 1995 là 43,54 tạ/ha đến năm 2005 tăng lên 57,25 tạ/ha với tổng sản lƣợng năm 1995 đạt từ 732.907 tấn đến năm 2005 đạt 928.487 tấn.
Năm 1997, Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ ra Chỉ thị số 14 về chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành thửa lớn ở 71 xã, phấn đấu đến năm 2000, tất cả các xã chuyển đổi xong. Năm 1997 Trung ƣơng chọn Hà Tây làm điểm mở Hội nghị báo cáo viên các tỉnh miền Bắc để phổ biến kinh nghiệm chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn. Đó là
52
những cơ sở để khẳng định nông nghiệp Hà Tây đang đi đúng với thời kỳ CNH và HĐH của Đảng và Nhà nƣớc. Đến năm 1999, toàn tỉnh cơ bản đã hoàn thành chuyển đổi HTX theo luật đã đƣợc đăng ký kinh doanh. Các huyện, thị xã thực hiện tốt là: Phú Xuyên, Sơn Tây, Ba Vì, Quốc Oai, Hà Đông, Thƣờng Tín, Phúc Thọ.
Song song với chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn và chuyển đổi HTX theo luật, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc là giao ruộng đất lâu dài cho nông dân, Tỉnh uỷ đã triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân. Các hộ nông dân rất phấn khởi đƣợc tự làm chủ trên mảnh đất của mình, ra sức sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sản lƣợng cây trồng. Trong chỉ đạo, Tỉnh uỷ đã kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ: tích cực mở rộng diện tích với thâm canh tăng năng suất. Mở rộng diện tích vụ đông, đƣa lúa xuân sớm thành lúa xuân muộn, vụ mùa cơ bản sang vụ mùa sớm, đƣa loại lúa có năng suất cao vào cấy trồng. Năm 2000, các loại giống có năng suất cao chiếm 90% diện tích, bình quân mỗi năm tăng 4,3% diện tích và 6,3% về năng suất. Cơ cấu giống lúa cũng đƣợc thay đổi phù hợp với từng vùng, từng vụ, từng địa phƣơng. Năm 2000, tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ giống, điện, nƣớc tƣới tiêu cho xã viên các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
Do thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nên sản xuất nông nghiệp có bƣớc phát triển mạnh, diện tích, năng suất, sản lƣợng đều tăn g. Vụ lúa xuân năm 1997 đạt 41,60 tạ thóc/1ha là các huyện: Phú Xuyên, Đan Phƣợng, Phúc Thọ, Thƣờng Tín. Nhƣng ở vụ mùa năm 1997, lại thiệt hại do mƣa bão làm ngập úng 18.546 ha, trong đó mất trắng 7.773 ha nên sản lƣợng lƣơng thực năm 1997 bị giảm sút.
Năm 1999, là năm đầu tiên toàn tỉnh đạt năng suất lúa trên 53,30 tạ/ha/năm. Năm 2000, năng suất lúa cả năm đạt 54,58 tạ/ha/năm. Tổng
53
sản lƣợng lƣơng thực năm 2000 đạt 1.027 triệu tấn (trong đó sản lƣợng lúa đạt 92,14 vạn tấn) là năm đạt sản lƣợng lƣơng thực cao nhất so với các năm trƣớc, Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời là 414 kg/ngƣời/năm, đã vƣợt mục tiêu vƣợt 1 triệu tấn lƣơng thực của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đề ra. Sau khi có Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 11-10-1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn của Bộ Chính trị; năm 1999 Tỉnh uỷ đã đề ra 4 chƣơng trình kinh tế:
- Chƣơng trình 1 triệu tấn lƣơng thực.
- Chƣơng trình phát triển chăn nuôi.
- Chƣơng trình an toàn đê điều và giải quyết cơ bản úng hạn.
- Chƣơng trình củng cố hoàn thiện HTX nông nghiệp sau chuyển đổi theo Luật HTX.
Quán triệt Nghị quyết của Trung ƣơng và 4 chƣơng trình kinh tế của Tỉnh uỷ, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo các huyện, các xã thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH Nhƣng do thời tiết không thuận lợi, mƣa nhiều gây úng ngập hơn 1 vạn ha lúa đã ảnh hƣởng tới năng suất, sản lƣợng, chỉ tiêu đề ra của tỉnh năm 2000 là 54,58 tạ/ha đã không đạt kế hoạch. Tuy nhiên, có một số huyện vẫn đạt năng suất cao vƣợt chỉ tiêu củ a tỉnh nhƣ huyện Đan Phƣợng: năm 2000 đạt 63,4 tạ/ha, Phú Xuyên đạt 60,9 tạ/ha, Thanh Oai đạt 59,8 tạ/ha.
Ngày 17- 7- 2001, Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TU về tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với hoạt động của hội nông dân trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, Tỉnh uỷ lãnh đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
54
Năm 2001, các địa phƣơng trong tỉnh đã hoàn thành gieo cấy lúa hai vụ và trồng hoa màu. Song tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2001 không đƣợc thuận lợi. Vụ xuân lƣợng mƣ a chỉ bằng 70% so với năm 2000, trên 33.000 ha lúa bị hạn nặng. Vụ mùa bị ảnh hƣởng cơn bão số 2, số 3 gây mƣa lớn, có nơi mƣa trên 300 ly nhất là ở các huyện Quốc Oai, Chƣơng Mỹ, Hoài Đức làm ngập 18.234 ha, trong đó mất trắng 1.871 ha lúa mùa không cho thu hoạch. Một số diện tích do bị ngập nặng sâu bệnh phát triển đã ảnh hƣởng đến năng suất.
Do lúa lai chiếm trên 20% so với tổng diện tích, các cấp, các ngành, các địa phƣơng tích cực chống hạn, chống úng, phòng trừ sâu bệnh, tỉnh có chính sách hỗ trợ giống, điện bơm nƣớc, hƣớng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật nên năng suất sản lƣợng lƣơng thực vẫn đạt khá cao. Năng suất lúa 2 vụ năm 2001 đạt 107,2 tạ/ha. Trong đó vụ xuân năng suất cao nhất từ trƣớc đến nay, đạt 57,5 tạ/ha. Một số huyện nhƣ Phú Xuyên, Đan Phƣợng, Thƣờng Tín, thị xã Hà Đông, Thanh Oai đạt trên 60 tạ/ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực cả năm đạt 96,1 vạn tấn, bằng 97,3% so với năm trƣớc, trong đó sản lƣợng thóc là 90,35 vạn tấn, bằng 98,5% so với năm 2000.
Từ năm 2002 - 2004, Tỉnh ủy đã tiếp tục lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện Thông báo số 40-TB/TU năm 2001 về triển khai thực hiện Chƣơng trình phát triển nông nghiệp đến năm 2005 theo hƣớng sản xuất hàng hoá ổn định và bền vững. Đồng thời Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 50-CT/TU năm 2003 về chỉ đạo các địa phƣơng xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. UBND tỉnh Hà Tây đã chỉ đạo Sở nông nghiệp và PTNT Hà Tây xây dựng Đề án với tiêu chí là cánh đồng có qui mô diện tích theo qui định, tập trung đƣợc bố trí công thức luân canh cây trồng phù hợp, tiên tiến, sản xuất nhiều vụ trong năm, tạo ra khối lƣợng nông sản hàng hoá có giá trị sản lƣợng thu đƣợc bình quân
55
đạt từ 50 triệu đồng/ha/năm, có tính ổn định và có hiệu quả kinh tế cao, bền vững. Đây là một công việc hết sức mới mẻ đầy khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi phải có quyết tâm và ý chí cách mạng của các cấp các ngành, các địa phƣơng và hộ nông dân. Với tinh thần quyết tâm cao, từng HTX tiến hành rà soát lại và qui hoạch rõ vùng sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và rau các loại cho phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Điều nổi bật về sản xuất nông nghiệp của 3 năm 2002 - 2004 là: Diện tích trồng cây lƣơng thực giảm hơn do chuyển đổi cơ cấu, nhƣng là 3 năm có sản lƣợng lƣơng thực đạt trên một triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống thuỷ lợi luôn sẵn sàng phục vụ đối phó với hạn, úng để bảo vệ sản xuất. Các địa phƣơng chuẩn bị tốt khâu giống, vật tƣ, phân bón, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp thâm canh, che phủ nilông chống rét cho mạ, gieo cấy đúng thời vụ, bảo đảm cơ cấu giống lúa thuần, lúa lai chiếm trên 85% diện tích, tích cực diệt chuột và phòng trừ sâu bệnh.
Năm 2002, năng suất lúa cả năm đạt 57,94 tạ/ha, tăng 4,3% so với năm 2001. Tổng sản lƣợng lƣơng thực vƣợt 1 triệu tấn, tăng 7,6% so với năm 2001. Bình quân lƣơng thực đạt 419 kg/đầu ngƣời. Năm 2003, mặc dù bị ngập úng làm giảm diện tích lúa và năng suất chỉ đạt 53,3 tạ/ha, giảm 6,95% so với vụ mùa năm 2002 nhƣng sản lƣợng lƣơng thực cả năm vẫn đạt 1.005 tấn. Năm 2004, diện tích gieo cấy lúa tiếp tục giảm nhƣng hiệu quả sản xuất vẫn đạt cao. Năng suất lúa 2 vụ đạt 116,6 tạ/ha/năm. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 1.022,7 tấn, tăng 1,69% so với năm 2003 và tăng 2,5% so với kế hoạch với bình quân lƣơng thực đạt 409 kg/đầu ngƣời.
Năm 2005 là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đây là năm đất nƣớc có
56
nhiều kỷ niệm lớn, cũng là năm tình hình trong tỉnh gặp nhi ều khó khăn, sự xuất hiện các bệnh dịch nguy hiểm đối với con ngƣời, cây trồng, vật nuôi chiều hƣớng lan truyền nhanh, ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và đặt kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hà Tây trƣớc những rủi ro khó lƣờng. Trƣớc tình hình này, Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ để phát triển kinh tế xã hội do Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ XVIII khoá IX đề ra.
Sản xuất nông nghiệp trong năm 2005 có khó khăn do hạn hán, lốc, mƣa bão và ảnh hƣởng của các cơn bão số 6, số 7, dịch cúm gia cầm. Dƣới sự chỉ đạo của Sở nông nghiệp Hà Tây, các địa phƣơng đã khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, thâm canh, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2005, toàn tỉnh chuyển dịch 500 ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và cây màu có giá trị kinh tế cao. Toàn tỉnh có 844 trang trại, với số vốn trên 200 tỷ đồng. Các địa phƣơng tích cực xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm. Năng suất lúa cả năm đạt 114,5 tạ/ha. Sản lƣợng lƣơng thực xấp xỉ đạt một triệu tấn. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp giữ đƣợc ổn định và đảm bảo an ninh lƣơng thực. Từ 2001 đến 2005 kinh tế nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh ở nông thôn, nhất là ở làng nghề và khu vực ven đô.
Điểm đáng lƣu ý là sản xuất ngô vào những năm 1995 tăng khá cao, diện tích từ 17,5 nghìn ha năm 1995 lên 20,5 nghìn ha năm 2000. Năng suất ngô bình quân đạt 33,5 tạ/ha, đƣa sản lƣợng ngô đạt 69 nghìn tấn có tốc độ tăng bình quân 6,3%/năm nhƣng trong mấy năm vừa qua,