Nguyên nhân gây tác hại đến vốn tài liệu.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC và bảo QUẢN vốn tài LIỆU tại THƯ VIỆN QUÂN đội (Trang 44 - 45)

- Tài liệu không công bố.

2.2.4.Nguyên nhân gây tác hại đến vốn tài liệu.

Vốn tƣ liệu bị hƣ hỏng một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Sự tự huỷ hoại của bản thân tài liệu: dù cho tài liệu đƣợc giữ gìn cẩn thận nhƣng sau một thời gian tài liệu vẫn bị huỷ hoại và không thể tránh khỏi do trong quá trình tạo ra giấy ngƣời ta sử dụng nhiều hoá chất, đặc biệt axit để tẩy trắng giấy dƣới tác động của độ ẩm trong không khí giấy rất dễ bị phân huỷ. Còn đối với tài liệu từ tính sau một thời gian từ tính giảm nên thông tin lƣu giữ trong chúng bị ảnh hƣởng, chất lƣợng giảm có khi còn bị hƣ hỏng không sử dụng đƣợc.

- Sự xâm hại của các loại côn trùng: mối mọt, gián, con dài đuôi và chuột làm cho kho tài liệu bị hƣ hại.

- Môi trƣờng chứa tài liệu chƣa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật: Độ ẩm cao trên 70% tài liệu sẽ bị vồng lên méo mó hoặc dễ dàng bị mủn nát do giấy hút ẩm dễ dàng tạo điều kiện cho nấm mốc, côn trùng phát triển, độ ẩm thấp giấy bị khô giòn. Khi độ ẩm thay đổi thƣờng xuyên sẽ gây các biến dạng vật lý, làm đứt các sợi xenlulo của giấy nhanh bị rách nát. Do vậy độ ẩm là nhân tố gây huỷ hoại tài liệu nguy hiểm nhất.

Ánh sáng tự nhiên chiếu vào tài liệu có hơi nóng làm giảm độ ẩm tƣơng đối trong không khí, đẩy mạnh quá trình oxy hoá làm giòn tài liệu và mực màu bị phai mờ. Ánh sáng nhân tạo dù không gây ra nhiều tác hại nhƣ ánh sáng tự nhiên nhƣng cũng ảnh hƣởng: các bóng đèn tròn đỏ tạo ra các tia hồng ngoại, bóng đèn huỳnh quang tuy nhiệt độ thấp nhƣng lại phát ra nhiều tia cực tím phá huỷ những liên kết hóa học trong giấy làm cho giấy dễ bị rách.

Nhiệt độ trong kho cao sẽ gây ra những phản ứng hóa học làm mất sự thuỷ phân trong giấy làm cho giấy mờ chữ, bị giòn, phim ảnh giãn nở mở rộng. Nhiệt độ thấp, không khí ẩm ƣớt dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, tài liệu mủn

nát, ố mốc, phim ảnh bị co lại. Nhiệt độ lên xuống thất thƣờng sẽ dẫn đến hiện tƣợng co bóp các cơ sợi theo hƣớng dọc ngang làm cho nó tự suy giảm độ bền cơ học.

Bụi là kẻ thù giấu mặt của tài liệu có tác hại làm bào mòn tài liệu, sự co giãn của tài liệu có thể làm cho bụi đâm rách các thớ giấy. Trong bụi có lẫn nhiều tế bào nấm mốc, vô số vi khuẩn và trứng các loại côn trùng, do vậy nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển một cách nhanh chóng.

- Do sử dụng quá tải của con ngƣời: đối với một số tài liệu quý hiếm và ý thức sử dụng tài liệu của bạn đọc chƣa cao, hiện tƣợng cắt xé, đánh dấu tài liệu vẫn còn, đặc biệt là phòng đọc báo-tạp chí, sách bị gấp nếp…

Cán bộ thƣ viện nhiều khi không kiểm soát hết đƣợc bạn đọc nên đã không kịp thời nhắc nhở bạn đọc, không kiểm tra tài liệu trƣớc khi cho bạn đọc mƣợn và sau khi bạn đọc trả. Nhiều tài liệu đem đi photocopy, nhiệt độ nóng của máy photocopy cũng làm cho tài liệu bị hƣ hỏng.

- Kinh phí đầu tƣ cho công tác bảo quản của các cơ quan thông tin - thƣ viện còn hạn chế hoặc sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên trong công tác bảo quản vốn tài liệu…

- Những yêu tố về điều kiện trong công tác bảo quản không đảm bảo nhƣ: phƣơng tiện bảo quản thiếu thốn, không có đủ điều kiện tối thiểu để bảo quản nhƣ giá, tủ, cặp, hộp và các phƣơng tiện khác. Đó là những yếu tố phá hoại nghiêm trọng tình trạng vật lý của tài liệu, đặc biệt là không có nhà kho chuyên dùng để bảo quản vốn tài liệu.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC và bảo QUẢN vốn tài LIỆU tại THƯ VIỆN QUÂN đội (Trang 44 - 45)