Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo chuyển dịch kinh tế ở địa phương 1996 2006 (Trang 88 - 116)

Từ những kết quả đã đạt được và một số hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng bộ, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững đặc điểm của địa phương phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế khó khăn, đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm chuyển địch mạnh mẽcơ cấu kinh tế.

Quán triệt đường lối đổi mới và các nghị quyết của Đảng, Đảng bộ Quảng Ninh vận dụng sáng tạo vào thực tế địa phương, tạo được bước đột phá trên một số lĩnh vực. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã xác định rõ khó khăn, thời cơ và thuận lợi, vận dụng và thực hiện đúng quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, tập hợp trí tuệ, sức mạnh của toàn Đảng bộ và nhân dân để phát triển kinh tế, xã hội. Chủ động kịp thời đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn trên từng ngành cụ thể để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong

cơ cấu kinh tế. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo nhiệm vụ trọng tâm với những bước đi thích hợp, kiên quyết khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại cấp trên hoặc giáo điều, máy móc. Tỉnh đã quán triệt triển khai kịp thời các chủ trương của Đảng như khoán, dồn điền đổi thửa quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng lại kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư khoa học - công nghệ…

Các mục tiêu phát triển vừa mang tính tiên tiến, khoa học vừa phù hợp với điều kiện của địa phương và xu thế phát triển chung của vùng, miền, đất nước. Tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương phát huy nội lực khai thác tiềm năng lợi thế trong phát triển nông nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và lưu thông hàng hóa. Hợp tác đầu tư được đẩy mạnh để tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển công nghiệp. Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, các bộ, ngành và sự đóng góp của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng đặc biệt là đường giao thông và giao thông nông thôn.

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ đường lối đổi mới, chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng, xác định rõ lợi thế của tỉnh, Đảng bộ Quảng Ninh đã xác định đúng mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế là vừa phát triển nhanh công nghiệp, phát triển toàn diện nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, thủy sản) theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế nhiều thành phần, tăng nhanh sản phẩm xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Chủ động triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình đề án phát triển kinh tế xã hội.

Bằng những chủ trương đúng đắn, biện pháp kịp thời phù hợp với thực tiễn địa phương, xu thế phát triển chung của đất nước, hợp lòng dân nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng, ủng hộ tích cực. Nhân dân Quảng Ninh sẵn sàng góp sức xây dựng mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp, cùng với các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án nhanh chóng được thực hiện, mạnh dạn tích cực chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông

nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Hai là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn bó chặt chẽ với củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới.

Trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với sự tham gia của các thành phần kinh tế gắn liền với ba hình thức sở hữu cơ bản: toàn dân, tập thể, tư nhân đã làm cho quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình đó, cùng với việc đề ra các chủ trương, giải pháp phát triển cho từng ngành, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích tạo điều kiện tốt cho các thành phần kinh tế, khuyến khích tạo điều kiện tốt cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trên tất cả các ngành, lĩnh vực, kinh tế:

Đối với kinh tế nhà nước, tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để sản xuất kinh doanh có hiệu quả; các nông, lâm trường quốc doanh được sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết 28/NQ - TƯ ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị.

Đối với kinh tế tập thể, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển mạnh kinh tế hợp tác đa dạng theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích các hợp tác xã liên kết rộng rãi với các hộ, các doanh nghiêp, không giới hạn quy mô, lĩnh vực địa bàn. Kinh tế tập thể chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vưc dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, tiểu thủ công nghiệp.

Đối với kinh tế tư nhân, ngoài các ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn được tạo thuận lợi trong việc lập và xét thủ tục, vị trí thuận lợi về giao thông, giá thuê đất rẻ. Các dự án đầu tư trong và ngoài nước

thực hiện trên địa bàn tỉnh được miễn giảm thuế thu nhập và thời gian miễn giảm tối đa theo các quy định hiện hành của nhà nước.

Đối với kinh tế trang trại và kinh tế hộ sản xuất cá thể, kinh tế trang trại góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh đã có sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, mô hình phát triển, đào tạo nghề và tiêu thụ sản phẩm, tạo sự thống nhất và nhận thức rõ hiệu quả mô hình kinh tế trang trại vườn đồi, kinh tế hộ sản xuất, coi đây là sự phát triển tất yếu, khách quan trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có cơ chế tạo mối liên kết, hợp tác giữa các chủ trang trại, vườn đồi; ưu đãi tín dụng vốn và thuế đối với các chủ trang trại, các hộ sản xuất cá thể.

Từ những chủ trương đúng đắn đó, trên địa bàn tỉnh có cơ sở sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Các thành phần kinh tế đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, khai thác tiềm năng, lợi thế, đất đai và tạo việc làm thường xuyên cho nhiều người lao động có mức thu nhập ổn định; đồng thời góp phần khẳng định chủ trương phát triển các nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn.

Ba là, hình thành, phát triển các khu công nghiệp và đô thị mới. Kết hợp hài hòa quá trình đô thị hóa với xây dựng nông thôn mới theo hướng văn hóa, sinh thái. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững trong quá trình chuyển dịchcơ cấu kinh tế.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cùng với những chuyển biến tích cực về kinh tế còn nhiều vấn đề mới nảy sinh trong đó có những vấn đề xã hội, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh phải nhận thức đầy đủ và có những giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nhanh phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Vấn đề đầu tiên là phải quan tâm phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa khoa học và trình đô tay nghề cho dân cư nông thôn nhằm tạo ra đội ngũ lao động mới đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, chuyển dần lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Giải quyết việc làm, đào tạo và chuyển đổi nghề cho người dân có đất bị thu hồi làm khu công nghiệp hoặc khu đô thị.

Nhận thức rõ vai trò giáo dục và đào tạo đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng, quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa IX), Đảng bộ tỉnh đã có nghị quyết và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời chỉ đạo, mở rộng công tác đào tạo nghề, truyền nghề cho người lao động nông thôn, cho phép nhiều trung tâm mở nhiều lớp dạy nghề như may mặc, làm hàng thủ công mỹ nghệ…

Cùng với phát triển giáo dục đào tạo, Đảng bộ và chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa, coi trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa và phòng, chống các tệ nạn xã hội, thực hiện ngày càng có nề nếp và chất lượng quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, nâng cao chât lượng hoạt động các thiết chế văn hóa ở cơ sở, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Quan tâm chỉ đạo vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở các khu công nghiệp, làng nghê, từng bước hạn chế ô nhiễm, đảm bảo môi trường sống của nhân dân, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Bốn là, chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu của tỉnh trong thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh luôn chăm lo công tác xây dựng Đảng coi đó là nhiệm vụ then chốt. Xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức làm cho các tổ chức cơ sở Đảng ngày càng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác chính trị, tư tưởng được coi trọng, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy được quán triệt nghiêm túc, kịp thời gắn với chương trình của từng cấp, từng ngành. Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng, chống những biểu hiện thoái hóa biến chất trong một số cán bộ Đảng viên, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, với công cuộc đổi mới, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trong Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Tỉnh ủy đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở đã thu được kết quả, tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân gắn bó chặt chẽ hơn, cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” ngày càng hoàn thiện. Thực hiện đúng chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong các cấp ủy và các cấp ủy từ tỉnh đến chi bộ.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh đã cụ thể hóa kịp thời, có sáng tạo các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, triển khai, quán triệt và chỉ đạo thực hiện trên tất cả các lĩnh vực. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về các dự án, nhưng Tỉnh ủy đã sớm thông qua quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như xây dựng quy hoạch phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường của tỉnh đến

năm 2010. Trên cơ sở quy hoạch chung, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến chỉ đạo xây dựng và quy hoạch các lĩnh vực như giao thông, điện, thủy lợi, đất đai và các địa bàn quan trọng như Thành phố Hạ Long, Thị xã Cẩm Phả, Thành phố Móng Cái… có cơ chế thu hút đầu tư. Có thể nói đây là những định hướng và quyết định làm cơ sở để kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển đúng hướng, bền vững và có hiệu quả. Đảng bộ đặc biệt chú trọng lãnh đạo phát triển kinh tế, tỉnh ủy đã thể hiện nhất quán chủ trương: khai thác tối đa lợi thế của tỉnh để phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa. Có cơ chế chính sách thông thoáng, ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, để phát triển công nghiệp, phát triển hạ tầng nhất là giao thông, điện, thông tin liên lạc… thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Các chủ trương đúng đắn đó đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, thu hút được sự hưởng ứng tích cực của nhân tạo ra sự phát triển nhanh và tương đối ổn định của tỉnh. Đảng bộ nhiều huyện đã làm tốt công tác lãnh đạo nhân dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả.

Với cơ cấu kinh tế mới không chỉ đòi hỏi có sự lãnh đạo dúng đắn, kịp thời của Đảng mà còn phải có đội ngũ cán bộ chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo và quản lý. Nhận thức đầy đủ về công tác cán bộ, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã có sự chỉ đạo cụ thể; từng bước thực hiện chiến lược cán bộ. Có quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với nhu cầu sử dụng. Mỗi cấp ủy phải chăm lo, thống nhất quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị tại địa phương theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu. Có chính sách tập hợp rộng rãi cán bộ, thực hiện bồi dưỡng, trọng dụng những người có đức, có tài trong và ngoài Đảng.

Tỉnh đã có kế hoạch trẻ hóa cán bộ đảm bảo tính liên tục và phát triển Đảng. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả phẩm chất, năng lực, cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các nhà doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành. Đào

tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ sát với nhiệm vụ chính trị, phù hợp với yêu cầu từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực; có chính sách, cơ chế hợp lý trong công tác cán bộ.

Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế, nhưng để tiềm năng, lợi thế đó trở thành hiện thực, phải có sự vững mạnh, trong sạch của các tổ chức Đảng từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời phải có đội ngũ cán bộ có lòng trung thành và dũng cảm, có tri thức khoa học kỹ thuật, có trình độ quản lý vững vàng. Đảng bộ, ủy ban nhân dân tỉnh và Đảng bộ các cấp ở tỉnh Quảng Ninh đã rất chú trọng vấn đề này. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận cán bộ lãnh đạo (chủ yếu ở cấp cơ sở) do chưa được đào tạo cơ bản nên hầu hết tuy có trình độ chuyên môn nhưng ít kinh nghiệm thực tiễn quản lý nên hiệu quả lãnh đạo còn thấp chưa theo kịp hoặc chưa đáp ứng những yêu cầu mới do thực tiễn nảy sinh; một số cán bộ Đảng viên còn có biểu hiện tha hóa biến chất về đạo đức, lối sống đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2).

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo chuyển dịch kinh tế ở địa phương 1996 2006 (Trang 88 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)