Những thành tựu

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo chuyển dịch kinh tế ở địa phương 1996 2006 (Trang 70 - 86)

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế Quảng Ninh có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra những thành tựu nổi bật trong chuyển dịch nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Kinh tế phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996 - 2000 đạt bình quân 9,6%/năm; từ năm 2001 đến 2003, tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức khá, GDP tăng bình quân 12%. Năm 2006 tăng 13,45%. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực qua các năm gần đây, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo. Điều đáng chú ý, từ một tỉnh sản xuất than là chủ yếu nay đã trở thành một tỉnh công nghiệp sản xuất đa ngành, đa dạng sản phẩm, nhiều mặt hàng mới phát triển như: công nghiệp điện, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị điện, máy mỏ, lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến dầu thực vật, bột mỳ, hải sản xuất khẩu, may mặc, đóng tàu thuyền, vận tải biển… đang hình thành nhiều khu công nghiệp, nhiều dự án sản xuất điện, thép, xi măng…

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng, thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Trong nội bộ ngành có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành; đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính. Tỷ trọng trồng trọt giảm dần từ 81% (1996) xuống 78% (2006), chăn nuôi tăng từ 16% lên 20%. Quan trọng hơn cơ cấu

kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tập trung vào việc nâng cao chất lượng phát triển và sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá ngành nghề. Tỷ trọng nông nghiệp trong giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm từ 71,3% năm 2000 xuống còn 62% vào năm 2006. Đối với sản xuất lương thực, chuyển dịch chính là tăng diện tích gieo trồng bằng giống thuần, giống lai năng suất cao, ổn định; bố trí mùa vụ phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng nhằm hạn chế tác động của thời tiết và giải phóng đất sớm để sản xuất. Đến nay hầu hết các địa phương đã loại bỏ giống lúa cũ, đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Về cơ cấu mùa vụ và trà lúa có sự chuyển dịch cơ bản. Các trà lúa Đông Xuân, lúa Hè Thu cho năng suất cao, ổn định ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Năm 1996 diện tích trà lúa Đông Xuân còn hẹp chiếm 36% thì đến năm 2000 đã chiếm 39%, diện tích trà lúa Hè Thu từ 30% (2000) lên đến 32% (2006) [64].

Năng suất, sản lượng các loại cây trồng không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt năng suất lúa. Năm 1996 năng suất lúa bình quân của tỉnh đạt 37,7 tạ/ha, đến năm 2000 đạt 42,4 tạ/ha. Vụ Đông Xuân năm 2006 đạt 58,7 tạ/ha cao hơn năm 2000 là 51,7 tạ/ha [64].

Sản lượng lương thực tăng nhanh và ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Sản lượng lương thực từ 26396,7 nghìn tấn (năm 1996) tăng lên 32529,5 nghìn tấn (năm 2000) và 35849,5 nghìn tấn (2006). Bình quân lương thực trên đầu người cũng tăng lên qua các năm… [64].

Thành tựu lớn nhất và quan trọng nhất của ngành trồng trọt những năm 1996 - 2006 là sản xuất đủ lương thực cho nhu cầu ăn của nhân dân trong tỉnh và giành một phần để phát triển chăn nuôi.

Về chăn nuôi, sự phát triển của kinh tế trang trại trong những năm gần đây đã khẳng định vị trí trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt đã giải quyết được những vấn đề mà kinh tế hộ khó có thể làm được, đó là: tích tụ ruộng đất, tích luỹ vốn, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, định hướng rõ ràng là sản xuất hàng hoá; tạo ra sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất, thu hút vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm…

Kinh tế trang trại là bước phát triển mới của kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sang sản xuất hàng hoá với quy mô gắn với thị trường, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hoá mũi nhọn, tập trung quy mô lớn. Phát triển kinh tế trang trại chính là tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm và là động lực thúc đẩy các loại hình dịch vụ cùng phát triển. Trong những năm gần đây Quảng Ninh đã hình thành được nhiều mô hình trang trại khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai. Theo thống kê của sở nông nghiệp phát triển nông thôn, toàn tỉnh có gần 2000 trang trại các loại trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển một số loại hình như nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm, lâm nghiệp, tổng diện tích đất đai đã nhận để sản xuất kinh doanh trên 20000 ha, vốn đầu tư phát triển gần 350 tỷ đồng. Các trang trại đã khai thác gần 17 nghìn ha đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển đưa vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đất đai được sử dụng hợp lý hơn, nhiều vườn tạp đất trống, đồi trọc hoang hoá được chuyển đổi thành vườn rừng, vườn quả trù phú, nhiều ao hồ đầm lầy, bãi bồi được đầu tư cải tạo thành khu nuôi trồng thuỷ sản đạt giá trị cao. Với gần 2000 trang trại các loại đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho trên 5000 lao động. Hơn 150 tỷ đồng nhàn rỗi ít sinh lời đã được huy động đầu tư cho phát triển trang trại mang lại hiệu quả cao. Với sự phát triển của kinh tế trang trại thời gian qua đã tạo động lực thúc đẩy các ngành nghề nông thôn cùng phát triển, việc đưa tiến bộ mới vào sản xuất, như lai tạo giống, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi được hình thành và có xu thế phát triển mạnh. Các loại hình dịch vụ như cung

ứng thuốc trừ sâu, phân bón, các cơ sở chế biến nông - lâm sản vừa và nhỏ đã bước đầu hình thành. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cách tổ chức quản lý kinh tế trang trại góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất cũ của người dân. Sự xuất hiện của các ngành nghề theo phát triển kinh tế trang trại đã góp phần phân bố lại lao động ở nông thôn, thu nhập người nông dân có xu hướng tăng trưởng theo cơ cấu tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Khẳng định hiệu quả là như vậy nhưng rõ ràng là loại hình kinh tế trang trại chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, trang trại hình thành mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, năng lực quản lý, tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, thủ tục hành chính chưa thông thoáng. Trong tổng số vốn đầu tư của các trang trại hiện nay phần lớn là vốn tự có và vốn vay từ các nguồn khác chứ vốn vay từ ngân hàng rất thấp. Nguyên nhân khiến các trang trại không thể vay được vốn từ các Ngân hàng là do chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại mặc dù đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong khi đó lại là những giấy tờ có cơ sở pháp lý mang yếu tố quyết định để trang trại được hưởng các chế độ ưu đãi cũng như dễ dàng hơn trong việc vay vốn phát triển sản xuất. Hiện nay đất đai của các trang trại phần lớn là đất tạm giao, ký hợp đồng thầu, cho thuê dài hạn ở các địa phương cho nên các chủ trang trại chưa thật sự yên tâm đầu tư, ổn định sản xuất lâu dài. Phần lớn chủ trang trại là nông dân, 75% chưa qua bất kỳ lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nào nên ít hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật, quản lý nên gặp nhiều khó khăn trong việc xác định phương hướng sản xuất kinh doanh. Việc phân vùng sản xuất, bố trí cơ cấu sử dụng đất đai, cây trồng, vật nuôi chưa hợp lý, trọng điểm phù hợp với tiến trình phát triển chung của từng vùng, việc giao đất chưa căn cứ vào lao động, tiền vốn, khả năng quản lý của chủ trang trại nên giao vượt khả năng của họ, có nơi diện tích giao còn bị chồng chéo gây tranh chấp. Sản phẩm của

các trang trại sản xuất ra tuy chưa nhiều nhưng đã gặp khó khăn về tiêu thụ. Do quy mô của trang trại phân tán, chưa hình thành rõ nét vùng sản xuất hàng hóa tập trung, giao thông đi lại khó khăn nên việc đầu tư các cơ sở chế biến, thu mua sản phẩm của các trang trại hầu như chưa có. Trong khi “nội lực” của các trang trại chưa đủ mạnh thì sự hỗ trợ về ngoại lực như chính sách, cơ quan quản lý chưa có, các cơ quan chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu giúp chủ trang trại định hướng phát triển, hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ… bản thân các trang trại chưa có sự hợp tác, liên hiệp thành một hiệp hội để hỗ trợ giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm [64].

Phát triển kinh tế hộ nông dân theo quy mô trang trại là một hình thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Về thủy sản, thủy sản đang trở thành ngành kinh tế có giá trị về sản phẩm hàng hóa và xuất khẩu của tỉnh. Trong những năm qua thủy sản đã có bước phát triển mới, tăng cả về diện tích nuôi trồng và sản lượng. Nghề nuôi trồng thủy sản biển đã trở thành nghề truyền thống của nhiều nước trên thế giới, song Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, nghề nuôi biển mới phát triển trong những năm gần đây. Đầu năm 1996, nghề nuôi cá lồng bè ở Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long bắt đầu với quy mô nhỏ ở một vài hộ gia đình, đến năm 2000 - 2001 số hộ nuôi cá biển bằng lồng bè đã phát triển nhanh ở 3 huyện, thị xã, thành phố là Vân Đồn, Cẩm Phả, Hạ Long. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá song, cá hồng, cá giò, cá tráp… Ngoài nuôi cá biển, Quảng Ninh còn có lợi thế nuôi cấy ngọc mà không địa phương nào có được. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 công ty, xí nghiệp đầu tư nuôi cấy ngọc trai đang được triển khai trong năm tới. Theo số liệu thống kê năm 2002, xuất khẩu ngọc trai đạt giá trị trên 2 triệu USD, năm 2003 tăng lên 4,1 triệu USD. Điểm nổi bật là ngọc trai Hạ Long đã có thương hiệu và uy tín trên thị trường Nhật Bản và thế giới. Năm 2001 toàn tỉnh mới có 1 200 ô lồng nuôi cá biển, đến năm 2003 đã có

trên 4 200 ô lồng. Tổng sản lượng cá nuôi lồng bè năm 2001 là 250 tấn, năm 2003 là 950 tấn, tăng 700 tấn, doanh thu ước đạt trên 70 tỷ đồng. Ngoài nuôi cá biển bằng lồng bè trên biển tại Quảng Ninh được nhân dân hưởng ứng đầu tư phát triển mạnh và đang dần trở thành nghề sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, tỷ suất lợi nhuận từ vài chục đến vài trăm phần trăm, nhiều hộ đầu tư nuôi quy mô lớn đã trở lên giàu có, thu lãi hàng triệu đồng trên năm. Trước đây nuôi cá biển chủ yếu tập trung ở Huyện Vân Đồn, Thành phố Hạ Long và Thị xã Cẩm Phả, nay đang phát triển mạnh ở các địa phương khác trong tỉnh như huyện Cô Tô, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên… nuôi cá biển lồng bè đã giải quyết việc làm cho trên 3000 lao động. Năm 2003, qua khảo sát, đánh giá số hộ nuôi cá biển có lãi là 93,3% trong đó có 3% lãi trên 100 triệu đồng trên năm, số hộ nuôi hòa vốn là 3,6%, số hộ nuôi bị lỗ là 3,1% do cá bị bệnh, thiếu vốn đầu tư sản xuất, thiếu kinh nghiệm hoặc thị trường tiêu thụ không ổn định. Những hộ có đủ vốn đầu tư và kết hợp nuôi cá với dịch vụ hậu cần nghề cá đều có lãi cao, nhiều hộ trở nên giàu có nhờ nuôi cá biển. Tuy nhiên việc nuôi cá gặp không ít rủi ro, do quá trình triển khai thực hiện nhiều vùng nuôi mang tính tự phát, dân tự khoanh vùng chiếm mặt biển để nuôi không theo đúng quy hoạch, công tác quản lý môi trường vùng nuôi và phòng ngừa dịch bệnh chưa chặt chẽ, công nghệ nuôi còn hạn chế. Các chính sách về nuôi trồng thủy sản chưa được cụ thể hóa… mặt khác, cơ chế đầu tư và một số chính sách hỗ trợ khác cho nuôi biển chưa được hoàn thiện, việc vay vốn tín dụng có nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.

Để nghề nuôi cá lồng bè trên biển Quảng Ninh phát triển mạnh, tương xứng với tiềm năng hiện có, trong năm 2004 và các năm tới, ngành thủy sản Quảng Ning sẽ phát huy lợi thế, tiềm năng thiên nhiên ưu đãi để đẩy mạnh nghề nuôi biển, nuôi vùng triều. Đa dạng hóa các đối tượng nuôi và loại hình nuôi theo hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên mặt nước, đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái. Từng

bước tạo thành vùng nuôi tập trung và được chuyên môn hóa, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cho chế biến xuất khẩu. Ngoài việc bảo vệ và khai thác nguồn giống tự nhiên, phải có giải pháp cung ứng nguồn giống nhân tạo để nâng cao năng suất, sản lượng và đặc biệt quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chú trọng các giải pháp đồng bộ, ưu tiên công tác quy hoạch vùng nuôi, xác định đối tượng nuôi cho từng vùng, tập trung nuôi những đối tượng có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ. Việc đầu tư phải phù hợp theo từng giai đoạn phát triển, tùy thuộc vào trình độ công nghệ, khả năng đầu tư và thị trường tiêu thụ. Xác định các đối tượng nuôi chính, nuôi phụ và chủ động sản xuất giống một số loài cá như cá song, cá giò… đồng thời sản xuất thức ăn và chế biến phẩm sinh học phục vụ nuôi biển. Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư phát triển nghề nuôi cá biển, nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động nguồn vốn trong cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp. Mục tiêu đến năm 2010 Quảng Ninh sẽ có 10.000 ô lồng nuôi thủy sản biển và 500 ha đầm, vịnh nuôi cá biển bằng rào chắn, sản lượng đạt 3.000 tấn cá phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận, trong điều kiện nguồn tài nguyên thủy sản tự nhiên bị khai thác ngày một cạn kiệt thì việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn có hướng lâu dài về chiến lược giúp ngành thủy sản Quảng Ninh phát triển ổn định và bền vững. Với những chính sách hợp lý khuyến khích các nhà đầu tư nuôi trồng thủy hải sản, Quảng Ninh sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ trong những năm tới [64].

Thành tựu trong công nghiệp và xây dựng đạt được rất lớn, năm 1996 giá trị sản xuất công nghiệp là 149.432,5 tỷ đồng, đến năm 2000 là 336.100,3 tỷ đồng gấp 2,3 lần so với năm 1996, năm 2006 tăng gấp 3,6 lần so với năm 2000 đạt tỷ trọng là 1.204.592,6 tỷ đồng. Tỉnh đã mở rộng và đưa vào nhiều ngành công nghiệp mới nên sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng. Sản

xuất công nghiệp luôn luôn giữ vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế nói chung của tỉnh, tỷ trọng GDP công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 1999

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo chuyển dịch kinh tế ở địa phương 1996 2006 (Trang 70 - 86)