Chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo chuyển dịch kinh tế ở địa phương 1996 2006 (Trang 52 - 58)

Việt Nam (2001 - 2006)

Bất cứ quốc gia phát triển nào đều tất yếu phải trải qua thời kỳ công nghiệp hóa. Đó là quá trình công nghiệp hóa ở Anh thế kỷ XVIII, ở Nhật Bản thế kỷ XIX, ở các nước NICS như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapo,… thế kỷ XX. Ở mức độ khác nhau các nước đó đều đạt được những thành công trong quá trình công nghiệp hoá.

Công nghiệp hóa là nhiệm vụ tất yếu, là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng đã đề ra đường lối công nghiệp hóa là: “Thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” [15, tr.559]. Hiện nay, hoàn cảnh quốc tế và trong nước, thế và lực của nước ta đã khác nhiều so với trước. Những thành tựu của 15 năm đổi mới đã tăng cường thế và lực của đất nước ta, cả bên trong lẫn bên ngoài, cho phép chúng ta chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp về kinh tế và phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt nên chúng ta đang đứng trước những thách thức to lớn về kinh tế như nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới. Để đẩy lùi nguy cơ đó, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi chúng ta cần phải có những bước đi và có cơ cấu kinh tế hợp lý. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm hai vấn đề cốt lõi là áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, kỹ thuật

và công nghệ sản xuất mới vào các ngành kinh tế và xây dựng cơ cấu kinh tế, phát triển hợp lý, có hiệu quả và ngày càng hiện đại.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là nội dung cốt lõi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngược lại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế tạo tiền đề vật chât, kỹ thuật và là con đường, phương hướng, mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ mà chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thành một nền kinh tế công nghiệp ngày càng hiện đại có năng suất lao động cao, có khả năng phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Đối với nước ta hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu phải gắn liền và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chiến lược tổng quát nhằm khai thác lợi thế tối ưu của các ngành, các vùng, các lĩnh vực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nên sự gắn kết giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, xuất hịên các yếu tố lớn hơn để các yếu tố tác động đến nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao vị trí chủ đạo của các thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tăng cường sức chiến đấu của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, từ đó thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển văn hoá xã hội, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh quốc phòng, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng xa, nông thôn với thành thị… tạo động lực cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm thay đổi căn bản bộ mặt nông

thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân; góp phần củng cố khối đoàn kết liên minh công - nông - tri thức, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tổng kết 15 năm đổi mới, Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001) xác định đường lối kinh tế là “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng trưởng quốc phòng an ninh” [31, tr.24].

Nghị quyết nêu rõ định hướng cho việc phát triển các ngành và các vùng là “Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và lợi thế so sánh của đất nước gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân, quốc phòng, an ninh, tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu” [31, tr.26].

Để kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng ngày càng hiện đại hoá, cần tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực hơn nữa về cơ cấu. Trong định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết Đại hội IX (năm 2001) chỉ rõ: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu

cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động…

Đại hội IX chủ trương ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, đi đôi với phát triển văn hoá - xã hội, tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; đồng thời chỉ rõ những định hướng lớn về chính sách để thực hiện nhiệm vụ này đến năm 2010: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại” [31, tr.90].

Đối với các ngành kinh tế, Nghị quyết chỉ rõ: cần tăng cường chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đối với ngành công nghiệp, cần vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, da giầy, một số sản phẩm cơ khí… chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và công nghiệp hóa. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, thương mại. Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng. Về chiến lược phát triển các vùng: phát huy vai trò các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn; có sự liên kết các vùng… thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (18 - 3 - 2002) ra Nghị quyết về “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, làm rõ hơn quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường. Nghị quyết chỉ rõ: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn” [35, tr.42-43].

Nghị quyết Trung ương 5 khẳng định các quan điểm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.

Một là, “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [29].

Hai là, “Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững…” [29].

Ba là, “Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn” [29].

Bốn là, “Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế… nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân ở nông thôn, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…” [29].

Năm là, “Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân… thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương…” [29, tr.43 - 44].

Đường lối và những quan điểm chỉ đạo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng thể hiện quá trình phát triển nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta nhằm phấm đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Những quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn… được quán triệt vận dụng sáng tạo và triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là nền tảng, là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đề ra chủ trương, biện pháp, chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến 2006.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo chuyển dịch kinh tế ở địa phương 1996 2006 (Trang 52 - 58)