Phác đồ điều trị thuốc UCMD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn đường máu và lipid máu ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Trang 93 - 95)

Tất cả bn được ghép bất cứ lúc nào cũng đều có nguy cơ thải ghép nên sau ghép thận cần phải dùng các thuốc UCMD để chống hiện tượng thải ghép tạng ghép. Không thể áp dụng chung một phác đồ thuốc cho tất cả bệnh nhân ghép thận, những bệnh nhân ghép thận không những khác nhau về nguy cơ thải ghép mà còn khác nhau về khả năng đáp ứng thuốc ức chế miễn dịch. Tế bào lymphô T là tác nhân chính của sự thải ghép và mỗi một nhóm thuốc sẽ ức chế một hay nhiều giai đoạn hoạt động của tế bào lymphô T này. Vì vậy, những phác đồ diều trị thuốc ức chế miễn dịch thường phối hợp nhiều nhóm thuốc khác nhau để tăng tác dụng chống thải ghép.

Phối hợp thuốc điều trị kinh điển trong phòng chống thải ghép sau ghép thận thường là 3 loại:

- Thuốc ức chế dòng calcineurine (cyclosporine hay tacrolimus)

- Thuốc chống tăng sinh (mycophenolate mofetil hay azathioprine) hay thuốc ức chế hoạt động của cytokines (sirolimus).

- Corticosteroids

- UCMD dẫn nhập:

UCMD dẫn nhập là UCMD liều cao, sử dụng sớm trong mổ, ngay sau ghép và trong vòng 3-14 ngày sau ghép, khi nguy cơ thải ghép là cao nhất.

- UCMD duy trì:

Phác đồ UCMD duy trì là phác đồ phối hợp 3 thuốc. Gồm các phác đồ sau:

+ Tacrolimus + Mycophenolate mofetil + Prednisone + Cyclosporin A + Mycophenolate mofetil + Prednisone + Cyclosporin A + Azathioprine + Prednisone

+ Tacrolimus + Azathioprine + Prednisone

Việc cân nhắc thuốc dùng, phác đồ dùng tùy thuộc:

(1) Bất tương hợp miễn dịch giữa người cho và nhận thận;

(2) Nguy cơ thải ghép cấp cao (PRA cao, ghép thận lần 2, tiền căn truyền máu trước ghép);

(3) Tác dụng ngoại ý của thuốc; (4) Bệnh lý cơ bản gây suy thận mạn;

(5) Các bệnh nội khoa khác đi kèm trước và sau ghép (nhiễm CMV, viêm gan, bệnh lý ác tính…)

Ở Bệnh viện Chợ Rẫy hiện đang dùng một trong hai phác đồ sau: - Cyclosporin A + Mycophenolate mofetil + Prednisone

- Tacrolimus + Mycophenolate mofetil + Prednisone

Chúng tôi xin gọi tắt tên 2 phác đồ này là CMC (có cyclosporin A) và TMC (có tacrolimus).

Trong nghiên cứu này, nhóm thuốc UCMD gồm CMC được dùng nhiều hơn nhóm TMC, với tỷ lệ 52,6% và 47,4% (bảng 3.20).

Theo tác giả Bùi Văn Mạnh (2011), Đỗ Tất Cường (2012) phác đồ thuốc UCMD dùng tại Bệnh viện 103 là CMC (cyclosporine – cellcept – corticoid) [5],[18].

Phác đồ của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Bùi Văn Mạnh (2012), Nguyễn Thị Hoa (2009), Đỗ Ngọc Sơn (2012), phác đồ thuốc UCMD sử dụng cũng gồm 2 nhóm trên, ở Bệnh viện Việt Đức tỷ lệ dùng CMC cao hơn TMC (53,6% và 46,4%) [12],[19],[34].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn đường máu và lipid máu ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)