Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn đường máu và lipid máu ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Trang 53 - 56)

+ Phương pháp xử lý:

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học, trong đó có sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 và Excel 2013.

Các phương pháp thống kê được sử dụng:

2.3.1. Đối với biến số định tính

- Thống kê mô tả bằng tần số, tỷ lệ

- Kiểm định sự khác biệt giữa 2 hoặc nhiều tỉ lệ của các nhóm độc lập bằng test Chi bình phương

- Kiểm định sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ của 2 biến nhị phân ghép cặp (trước và mỗi thời điểm sau điều trị) bằng test Mc Nemar.

2.3.2. Đối với biến số định lượng

- Thể hiện giá trị đặc trưng của biến bằng giá trị trung bình (đối với biến định lượng phân phối chuẩn) hoặc trung vị (đối với biến định lượng phân phối không chuẩn).

test ANOVA (đối với biến định lượng phân phối chuẩn) hoặc test Mann Whitney U (đối với biến định lượng phân phối không chuẩn).

- Kiểm định sự khác biệt giữa 2 biến định lượng ghép cặp (trước và mỗi thời điểm sau điều trị) bằng test t-cặp đôi (đối với biến số phân phối chuẩn) hoặc test Wilcoxon (đối với biến phân phối không chuẩn).

2.3.3. Một số biện pháp thống kê cụ thể

- Mức thay đổi của các biến định lượng tại các thời điểm sau ghép so với trước ghép

n = V0 - Vn

Trong đó: n là mức thay đổi tại thời điểm n sau ghép so với trước ghép V0 là biến định lượng trước ghép

Vn là biến định lượng sau ghép tại thời điểm n Ví dụ: Mức thay đổi choleterol sau 1 tháng được tính như sau:

1 = [nồng độ cholesterol trước ghép] - [nồng độ cholesterol sau ghép 1 tháng]. - Kiểm định sự liên quan giữa 1 biến định tính (nhóm thuốc chống thải ghép) với một biến định tính (rối loạn đường máu, lipid máu)

Nhóm thuốc

RLLP máu Nhóm 1 Nhóm 2

Có a b

Không c d

χ2 test p<0,05 hoặc p<0,01: sự liên quan có ý nghĩa thống kê

- Kiểm định sự liên quan giữa một biến định tính (nhóm thuốc chống thải ghép) với một biến định lượng (nồng độ glucose máu, lipid máu, mức thay đổi trước và sau điều trị)

Nhóm thuốc Nhóm 1 Nhóm 2 Biến định lượng Trung bình (± SD) Trung bình (± SD) ANOVA test p<0,05 hoặc p<0,01: sự liên quan có ý nghĩa

thống kê

Nhóm thuốc Nhóm 1 Nhóm 2

Biến định lượng Trung vị (tứ phân vị) Trung vị (tứ phân vị) Mann Whitney U test p<0,05 hoặc p<0,01: sự liên quan có ý nghĩa

thống kê

- Kiểm định sự liên quan giữa hai biến định lượng: tương quan Pearson (đối với phân phối chuẩn) hoặc tương quan Spearman (phân phối không chuẩn) Các mức độ tương quan là:

r=0 : không có mối tương quan

-1<r<0 : tương quan có tính thống kê và nghịch chiều 0<r<1 : tương quan có tính thống kê và thuận chiều + Phần mềm thống kê y học: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học:

- Thống kê mô tả tình hình chung quần thể nghiên cứu

- Các kết quả tính toán được thiết lập dựa trên giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, tỉ lệ phần trăm.

Để tính trung bình cộng các dữ kiện chúng tôi tính theo công thức:

1 2 1 .... 1 n n i X X X X xi n n       

Độ lệch chuẩn tính theo công thức: S = 2

S S = 2 1 1 ( ) 1 n i xi x n    

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn đường máu và lipid máu ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Trang 53 - 56)