Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy hai biến quan sát: Áp lực thực hiện cam kết khi gia nhập các tổ chức quốc tế và Sự khác biệt hệ thống BCTC khu vực công VN so với các nước trên thế giới có ý nghĩa trong nhân tố Áp lực hội nhập, tác động cùng chiều với tính minh bạch TTBCTC khu vực công. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) và Cao Thị Cẩm Vân (2016).
Riêng nhân tố ALHN3 bị loại từ bước kiểm định Crobach‟s Alpha vì hệ số Alpha lớn hơn hệ số Alpha của biến tổng. Kết quả này khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) cho rằng nhân tố này ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công. Nhìn chung, sự can thiệp và hỗ trợ tài chính của các tổ chức
quốc tế chưa tác động mạnh tại khu vực công VN, như vậy chưa thể thúc đẩy tính minh bạch TTBCTC, nên loại nhân tố này theo ý kiến của các đối tượng khảo sát là hợp lý.
Năm 2006, VN đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong những cam kết đa phương mà VN đã ký kết buộc phải tuân thủ theo lộ trình đã thoả thuận có cam kết về minh bạch hoá thông tin kế toán. Đặc biệt là lĩnh vực công cần có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện BCTC khu vực công VN nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin và phù hợp với thông lệ quốc tế là cần thiết và hữu ích cho VN giai đoạn hiện nay.
Các phương pháp và chế độ kế toán của VN chưa hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong những năm qua, hệ thống kế toán công VN đã đổi mới về chất và ngày càng tiếp cận dần với những nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Mặc dù khu vực công chưa xây dựng được chuẩn mực chung, song với mỗi chế độ kế toán cũng đã có những quy định chặt chẽ, góp phần quan trọng trong việc kiểm tra và giám sát nguồn lực tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên, kế toán công VN có các phương pháp và các chế độ kế toán nhiều khác biệt so với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn, phương pháp ghi nhận hàng tồn kho theo quy định của hệ thống kế toán công VN thì được tính hết vào chi phí trong kỳ, bất kể số hàng này sử dụng còn hay hết. Trong khi đó, nội dung này được quy định trong IPSAS là chỉ ghi nhận vào chi phí phù hợp với doanh thu. Khác biệt thứ hai rõ nhất đó là phương pháp ghi nhận và khấu hao tài sản cố định, theo đó IPSAS quy định khấu hao mỗi kỳ được hạch toán là chi phí nhưng kế toán công VN khấu hao TSCĐ được ghi giảm nguồn hình thành,... và còn nhiều khác biệt nữa (Cao Thị Cẩm Vân, 2015).
Hội nhập kinh tế đòi hỏi đổi mới công cụ quản lý theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế để đảm bảo khả năng so sánh thông tin trên phạm vi toàn cầu, tạo khả năng tiếp cận với IPSAS, nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Thông qua tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước, kết hợp với phỏng vấn thực tế, đề tài đã đánh giá chung thực trạng minh bạch TTBCTC khu vực công VN và trường hợp nghiên cứu các đơn vị được tài trợ bởi NSNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Đồng thời, kết hợp với khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến các chuyên gia, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, luận văn đã xác định được các nhân tố tác động chính đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN bao gồm: Đặc điểm tài chính, Đặc điểm quản trị, Hệ thống pháp lý, Chính trị - xã hội, Áp lực hội nhập kinh tế thế giới và Nội dung chi tiết trên BCTC. Sau khi làm rõ thứ tự mức độ tác động của từng nhân tố, tác giả tiến hành phân tích và bàn luận về những nhân tố này, làm cơ sở hỗ trợ cho việc đề ra các kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN ở chương 5.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Nếu như hội nhập kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu khách quan của hầu hết các quốc gia thì việc xây dựng chuẩn mực kế toán công nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính, gia tăng độ tin cậy của thông tin khu vực công và công bố công khai TTBCTC là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình đó. Với nhiều nỗ lực trong việc cải cách hệ thống kế toán công phù hợp với thông lệ quốc tế, việc nâng cao tính minh bạch TTBCTC là một nội dung quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới cần được chú trọng.
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã thiết kế một quy trình nghiên cứu cụ thể trong đó:
- Nghiên cứu thực trạng được thực hiện theo hai nội dung chính:
+ Thứ nhất, nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về những nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC của các quốc gia, trên cơ sở đó khám phá các nhân tố ảnh hưởng để xem xét đánh giá thực tế tại VN.
+ Thứ hai, đánh giá thực trạng tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN thông qua các kết quả nghiên cứu trước đây và phỏng vấn các đối tượng đang công tác tại các đơn vị công.
- Phần thiết kế nghiên cứu, khảo sát và kiểm định: Nội dung phỏng vấn các chuyên gia được tác giả tổng hợp, nhận xét, thiết lập bảng câu hỏi để phân tích định lượng. Tác giả sử dụng kiểm định Crobach‟s Alpha và mô hình EFA với kết quả xác định được bao gồm 6 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công: Nội dung chi tiết trên BCTC, Chính trị - xã hội, Quản trị, Tài chính, Hệ thống pháp lý và Áp lực hội nhập và tác động của các nhân tố này đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã bàn luận về thực trạng minh bạch TTBCTC khu vực công VN, các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN và tiến hành đưa ra các kiến nghị ở mục 5.2.
5.2 Kiến nghị
Hiện nay, VN chưa có chuẩn mực kế toán công riêng và chưa có quy định pháp lý cụ thể để kiểm soát việc minh bạch hóa TTBCTC khu vực công. Như vậy, để tiến dần tới hội nhập với thế giới, VN cần chú trọng việc minh bạch hóa thông tin khu vực công, thực hiện cải cách kế toán khu vực công sao cho hài hòa với quy định quốc tế. Sau khi xem xét mức độ tác động của các nhân tố đã phát hiện, tác giả đề xuất các kiến nghị như sau:
5.2.1 Về nhân tố Nội dung chi tiết trên Báo cáo tài chính
Cần thiết kế, sửa đổi hệ thống tài khoản để có thể thiết lập BCTC cho toàn bộ khu vực công nhằm cung cấp thông tin kinh tế minh bạch, chính xác về tình hình tài chính quốc gia. Cần phải có một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, phù hợp với yêu cầu quản lý NSNN và các lĩnh vực quản lý đặc thù thuộc khu vực công. Thông tin trên BCTC cần đảm bảo chất lượng để phản ánh đúng tình hình hoạt động của đơn vị, là cơ sở ra quyết định cho Ban lãnh đạo, từ đó sẵn sàng công bố thông tin tài chính ra bên ngoài, nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công.
Đối với tỉnh Đăk Lăk: Ngoài những kiến nghị chung cho khu vực công, riêng
tại địa bàn nghiên cứu thực nghiệm của đề tài này là tỉnh Đak Lak, cần chú trọng hơn về vấn đề cập nhật thông tin, các quy định, văn bản pháp lý một cách nhanh chóng, tiện lợi. Thông qua việc đẩy mạnh công tác tin học trong quản lý và công tác kế toán ở các đơn vị công thuộc vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn về điều kiện vật chất sẽ giúp cập nhật nhanh chóng và chính xác các quy định về lập BCTC, các nội dung chi tiết trên BCTC cần đáp ứng và phù hợp với lĩnh vực đặc thù của từng đơn vị, đảm bảo tính minh bạch TTBCTC.
5.2.2 Về nhân tố Đặc điểm quản trị
Đầu tiên, phải chú trọng điều kiện về nguồn nhân lực, cải cách và nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo tại các trường đại học theo hướng tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới, chú trọng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Tiếp đó, cần cải tiến chính sách lương,
phụ cấp, cải thiện thu nhập cho người làm kế toán khu vực công nhằm thu hút người có năng lực. Đồng thời, có quy chế ràng buộc về chứng chỉ hành nghề trong đó chú trọng đào tạo lại cho lực lượng kế toán hiện đang làm việc cho các đơn vị kế toán khu vực công. Bên cạnh đó, chú trọng quy mô Ban lãnh đạo phù hợp và có trình độ cao, có khả năng ra quyết định đúng đắn, có trách nhiệm. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực cũng là nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công.
Đối với tỉnh Đăk Lăk: Trường hợp đối với các đơn vị được tài trợ bởi NSNN
trên địa bàn tỉnh Đak Lak, nguồn nhân lực có trình độ chưa cao, một số kế toán viên chỉ có nhiệm vụ trợ giúp cho kế toán trưởng về mặt giấy tờ, các công việc như định khoản, hạch toán, lập BCTC thì không có khả năng đảm trách. Do vậy, tỉnh Đak Lak cần đầu tư cho giáo dục, đào tạo nhiều hơn. Hiện nay Đăk Lak có chỉ 2 trường Đại học là Đại học Tây Nguyên, Đại học Buôn Ma Thuột. Các trường đại học này chưa thu hút được các sinh viên đến từ nhiều tỉnh thành, chủ yếu là học sinh trên địa bàn tỉnh theo học và các khu vực lân cận như khu vực Tây Nguyên hay khu vực Bắc Trung Bộ. Mức độ đa dạng vùng miền của sinh viên còn thấp chứng tỏ trình độ đào tạo tại các trường đại học còn chưa cao, chưa thu hút được nhiều nhân tài. Theo Đề án quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Dak Lak giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025 vừa được Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) thông qua, đến năm 2025 có 4 trường đại học và 2 phân hiệu đại học gồm: Đại học Tây Nguyên, Đại học Buôn Ma Thuột, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Tây Nguyên (nâng cấp từ Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật), Đại học Y Dược (tách từ khoa Y Trường Đại học Tây Nguyên), phân hiệu Đại học Đông Á và phân hiệu Đại học Bình Dương. Hy vọng định hướng này sẽ giúp cho tỉnh Đak Lak nâng cao được chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, tỉnh Đak Lak cần có những chính sách thu hút nhân tài. Thực tế cho thấy, các sinh viên chọn theo học các trường đại học, cao đẳng ở TP HCM là chủ yếu, sau khi tốt nghiệp thì tìm kiếm việc làm và sống định cư tại TP HCM chứ không trở về góp phần xây dựng tỉnh Đak Lak. Điều này gây ra hiện tượng thiếu hụt nhân tài ở tỉnh nhưng lại dư thừa lao động ở TP HCM, một trong những nguyên
nhân dẫn đến các vấn đề khác như giáo dục, y tế, tệ nạn xã hội,… Đây là vấn đề cấp bách đặt ra cho tỉnh Đak Lak khi muốn nâng cao trình độ nguồn nhân lực làm việc tại tỉnh, nhất là tại các đơn vị công, một trong các nhân tố góp phần nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công hiện nay.
5.2.3 Về nhân tố Chính trị - xã hội
Đẩy mạnh, tăng cường việc giám sát của Quốc hội về tài chính khu vực công và ban hành quy định cụ thể về mức độ tham gia rộng rãi của người dân trong việc ra quyết định khu vực công. Nên ban hành từng quy định cụ thể theo lộ trình thích hợp và có biện pháp điều chỉnh kịp thời nếu gặp những khó khăn, cản trở từ môi trường chính trị - xã hội. Từ đó, mục tiêu BCTC hướng đến công chúng và trách nhiệm giải trình sẽ giúp nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công, dưới sự giám sát của Quốc hội.
Đối với tỉnh Đăk Lăk: Đak Lak là một tỉnh đa dân tộc, tôn giáo, với 47 dân
tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là người Ê Đê có 298.534 người, thứ ba là người Nùng, thứ tư là người Tày,… Bên cạnh đó, tỉnh này hiện có 13 tôn giáo khác nhau với 4 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Cao đài và Tin lành (Thành Huy, 2011). Với đặc điểm chính trị - xã hội đa dạng về dân tộc và tôn giáo kể trên, Quốc hội cần lưu ý về các quy định giám sát cũng như quy định về việc tham gia rộng rãi của người dân vào việc quyết định tài chính khu vực công. Bởi vì sự đa dạng dân tộc, tôn giáo dẫn đến chính trị - xã hội có nhiều nét phức tạp hơn so với các tỉnh thành có sự đồng nhất về dân tộc, tôn giáo; có thể xuất hiện các yếu tố gây cản trở khi thực hiện mục tiêu minh bạch hóa TTBCTC thông qua các quy định giám sát của quốc hội và sự tham gia của dân chúng, như khác biệt về quan điểm, lối sống, trình độ văn hóa, sự tuân thủ theo pháp luật,... Những năm qua, tình hình dân tộc và tôn giáo ở tỉnh Đak Lak đi vào ổn định, các sinh hoạt tôn giáo chấp hành đúng chủ chương của Đảng, chính sách và Pháp luật của Nhà nước, đây có thể là điều kiện khả quan giúp cho Quốc hội thực thi các chính sách nhằm nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công tại tỉnh này.
5.2.4 Về nhân tố Hệ thống pháp lý
Cần đảm bảo tính ổn định và khả thi của các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán công trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tập trung vào các quy định nhằm mục tiêu nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công. Trước mắt, hoàn thiện các quy định mang tính nguyên tắc chung và các thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính nhằm khắc phục tình trạng thiếu nhất quán trong trình bày thông tin giữa các đơn vị công trong lĩnh vực kế toán hiện nay, đảm bảo tính ổn định của các quy định về kế toán tạo điều kiện cho người thực hiện, rà soát các văn bản ban hành trong lĩnh vực kế toán công:
- Cơ sở kế toán áp dụng: chuyển đổi áp dụng cơ sở dồn tích.
- Mục tiêu BCTC: hướng đến công chúng và trách nhiệm giải trình, công khai TTBCTC cho công chúng.
- Quy định công bố công khai TTBCTC: Chú trọng việc quy định công khai dự toán NSNN nhằm nâng cao vai trò công chúng và các tổ chức xã hội trong việc giám sát quản lý và sử dụng NSNN từ khâu dự toán đến quyết toán NSNN, Luật NSNN năm 2015 đã đưa ra quy định tại Điều 15 về công khai dự toán NSNN trình Quốc hội, HĐND, dự toán đã được duyệt, tình hình thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách cùng với kết quả thực hiện các kiến nghị của kiểm toán Nhà nước (Cao Thị Cẩm Vân, 2016).
- Quy định về dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra:Có kế hoạch thực hiện dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra khi Luật NSNN 2015 có hiệu lực và đã hướng tới việc xây dựng kế hoạch tài chính theo kết quả đầu ra. Như vậy, cần thực hiện các nội dung sau: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để đảm bảo có thể áp dụng quy trình quản lý NSNN theo kết quả đầu ra; cần có sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cấp ngân sách, xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý NSNN; nâng cao năng lực các cơ quan điều hành NSNN. Quản lý theo kết quả đầu ra cho phép công tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chi tiêu ngân sách theo quy trình mở, việc kiểm tra và kiểm soát đưa ra những cách đánh giá đúng đắn hoạt
động và kết quả hoạt động của cơ quan Chính Phủ được thực hiện dựa trên các mục tiêu, tiêu chí đã được xác lập.
- Việc ban hành chuẩn mực kế toán công: Trước hết, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành, các cấp chính quyền địa phương, phân công trách nhiệm cụ thể và thể hiện ý chí quyết tâm trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia. Trong quá trình nghiên cứu cần mời các chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán công, các chuyên gia của VN có kinh nghiệm trong xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp, đồng thời tận dụng các nguồn nghiên cứu trong các trường đại