Tổng quan về khu vực công

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính khu vực công việt nam trường hợp nghiên cứu các đơn vị được tài trợ bởi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 28)

Theo Tổ chức Broadbent and Guthrie (1992), khu vực công bao gồm các tổ chức do nhà nước làm chủ, tài trợ và điều hành để cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. Tuy nhiên ngày nay, khái niệm này cần có sự thay đổi vì có sự tham gia của khu vực tư nhân dưới sự điều hành của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ. Vì vậy trong một tranh luận, tổ chức Broadbent and Guthrie (2008) cho rằng nên đổi tên “khu vực công” là “dịch vụ công” để phù hợp và chính xác về phạm vi hoạt động của khu vực công hiện nay.

Theo Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), khu vực công là các cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ công chịu sự kiểm soát của nhà nước hoặc do công quỹ tài trợ hoặc do nhà nước chỉ đạo và điều hành.

Tóm lại, có thể hiểu khu vực công là khu vực hoạt động do nhà nước làm chủ sở hữu, nhà nước đầu tư vốn, trực tiếp thực hiện hoặc một phần do tư nhân đầu tư tiến hành có sự trợ giúp tài chính của nhà nước và được nhà nước quản lý; là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, phản ánh hoạt động kinh tế chính trị, xã hội do Nhà nước quyết định, với hai chức năng chủ yếu là bảo đảm trật tự xã hội thông qua qua hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Riêng tại VN, khu vực công bao gồm rất nhiều lĩnh vực và loại hình, nhưng phổ biến nhất vẫn là các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức có sử dụng kinh tế NSNN, được nêu rõ trong Quyết định 19/2006/QĐ-BTC, theo đó, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh tế NSNN, gồm:

- Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu, chi NSNN các cấp;

- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có sử dụng kinh phí NSNN;

- Đơn vị sự nghiệp được NSNN đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí; - Tổ chức quản lý tài sản quốc gia;

- Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí NSNN;

- Các Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội, các tổ chức khác được NSNN hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động;

Ngoài ra, Quyết định 19/2006/QĐ-BTC còn áp dụng cho:

- Đơn vị vũ trang nhân dân, kể cả Tòa án quân sự và Viện kiểm sát quân sự (Trừ các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân);

- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN (Trừ các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập), gồm: Đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu, chi; Các Tổ chức phi chính phủ; Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội tự cân đối thu chi; Tổ chức xã hội; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự thu, tự chi; Tổ chức khác không sử dụng kinh phí NSNN.

Về phạm vi nghiên cứu, đề tài này sẽ tiến hành nghiên cứu một số đơn vị được tài trợ bởi NSNN, bao gồm: các đơn vị hành chính sự nghiệp, kho bạc nhà nước (KBNN) và các tổ chức có sử dụng kinh tế NSNN. Cụ thể:

Đơn vị HCSN là những đơn vị sử dụng kinh phí NSNN để hoạt động chủ yếu

trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cho xã hội, có thể phân làm hai loại:

- Đơn vị hành chính (đơn vị hành chính nhà nước): các đơn vị chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước, như các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, Chi cục,…

- Đơn vị sự nghiệp (đơn vị sự nghiệp công lập): là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công cho xã hội, như bệnh viện công, trường học

công,… Các đơn vị này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và thực hiện những chức năng do cơ quan nhà nước giao phó. Bao gồm các đơn vị sự nghiệp đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thương xuyên, các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và các đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.

Kho bạc nhà nước là đơn vị có nhiệm vụ thu, chi NSNN các cấp. Chức năng

quan trọng nhất của KBNN là quản lý quỹ NSNN, hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và quản lý tài sản quốc gia quý hiếm; nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ và phục vụ các hoạt động dịch vụ thông qua giao dịch, thanh toán với các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tổ chức đoàn thể có sử dụng NSNN là tổ chức quần chúng gồm những người

có chung quyền lợi và nghĩa vụ, hoạt động vì những mục đích chính trị, xã hội nhất định, bao gồm các Hội, Liên hiệp hội, Tổng hội, các tổ chức khác được NSNN hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính khu vực công việt nam trường hợp nghiên cứu các đơn vị được tài trợ bởi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)