Lý thuyết đại diện (giữa người chủ - người đại diện) xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng. Chủ thể/chủ sở hữu vốn và người đại diện/nhà quản trị luôn có sự đối nghịch về lợi ích. Người sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng chính là lợi ích của bản thân họ), trong khi nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình (lương, thưởng, phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác). Việc không đồng nhất lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện”. Đây là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả (ví dụ một khoản tiền thưởng để khuyến khích nhà quản trị làm việc vì lợi ích của các cổ đông). Bất chấp việc giám sát và sự ràng buộc, lợi ích của người đại diện và cổ đông vẫn không chắc chắn hoàn toàn đồng nhất, gọi là mâu thuẫn lợi ích.
Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTBCTC khu vực công: Đối với NSNN thuộc sở hữu toàn dân thì Quốc hội, Chính phủ đứng ra trao quyền quản lý và sử dụng NSNN cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Các cơ quan này có trách nhiệm thực thi nhiệm vụ từ nguồn thu và ngân sách được cấp phát; có trách nhiệm giải trình về các nguồn thu chi phát sinh tại đơn vị trình lên cơ quan ngân sách cấp trên xét duyệt. Các cơ quan này có lợi thế hơn về thông tin, có thể đưa ra những thông tin có lợi để giải trình, vì sự tư lợi cá nhân mà cung cấp thông tin không chính xác. Trong khi đó, Quốc hội, Chính phủ mong muốn nhận được thông tin minh bạch từ các đơn vị này, vì thế xuất hiện thông tin bất cân xứng và phát sinh chi phí đại diện. Để kiểm soát hoạt động của đơn vị, Quốc hội, Chính phủ phải gia tăng các hoạt động giám sát dẫn đến việc gia tăng chi phí đại diện. Tuy nhiên, nếu tăng cường mức độ công bố và minh bạch thông tin sẽ làm giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các bên liên quan, do đó làm giảm chi phí đại diện. Như vậy, Quốc hội, Chính phủ phải ban hành chuẩn mực kế toán công, thiết lập hệ thống các quy định về việc công bố công khai TTBCTC, quy định về dự toán ngân sách theo kết quả
đầu ra,áp dụng cơ sở kế toán dồn tích,… yêu cầu các cơ quan chính quyền các cấp
tuân thủ. Tức là tác động vào nhân tố về Hệ thống pháp lý để nâng cao tính minh bạch thông tin BCTC, làm giảm chi phí đại diện trong lý thuyết đại diện.
Lý thuyết đại diện còn được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố Đặc
điểm tài chính đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công, vì kết quả tài chính tốt,
hiệu quả sử dụng tài sản cao thì các đơn vị công sẽ có xu hướng công bố thông tin
BCTC theo quy định, tăng cường minh bạch thông tin. Đồng thời quy mô đơn vị hay
quy mô ban lãnhđạo càng lớn thì càng có sự phân tách trong bộ máy quản lý, dẫn
đến chi phí đại diện cao, cần có các biện pháp nâng cao tính minh bạch thông tin tài chính. Cụ thể hơn, theo lý thuyết đại diện, người đại diện sẽ cân nhắc giữa lợi ích – chi phí khi quyết định công bố thông tin. Khi lợi ích của người đại diện được đảm bảo, họ sẽ hành động vì lợi ích của chủ (tác động vào nhân tố Đặc điểm quản trị), giảm chi phí đại diện, từ đó sẵn sàng công bố thông tin tài. Các đơn vị công sẽ công
khai thông tin BCTC nếu đơn vị được đảm bảo tạo điều kiện hoạt động hiệu quả, tuân thủ theo pháp luật, thông tin BCTC là chất lượng và hữu ích để ra quyết định. Vậy lý thuyết đại diện được sử dụng để giải thích tác động của các nhân tố về Hệ
thống pháp lý, Đặc điểm tài chính, Đặc điểm quản trị đến tính minh bạch TTBCTC
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước và các tài liệu liên quan, tác giả làm rõ các nội dung về tổng quan khái niệm khu vực công, CMKT công, BCTC khu vực công, tính minh bạch thông tin, tiêu chuẩn đánh giá tính minh bạch TTBCTC. Đồng thời, nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin từ những nghiên cứu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, từ những cơ sở lý thuyết nền có liên quan, tác giả nhận định ảnh hưởng của các nhân tố đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công để giải thích cho các giả thuyết nghiên cứu sẽ được xây dựng ở chương 3.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
Khung nghiên cứu của đề tài được trình bày như bảng 3.1.
Bảng 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN.
Cơ sở lý thuyết
- Tổng quan nghiên cứu về minh bạch thông tin, minh bạch TTBCTC khu vực công. - Cơ sở lý thuyết về khu vực công, CMKT công, BCTC khu vực công và tính minh
bạch TTBCTC và các lý thuyết nền liên quan.
Mô hình nghiên cứu
- Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN - Xây dựng mô hình nghiên cứu và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN
Nghiên cứu định tính
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch BCTC khu vực công VN
- Phỏng vấn các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch BCTC khu vực công VN
- Đề xuất mô hình, hoàn thiện bảng câu hỏi và hệ thống thang đo
Nghiên cứu định lƣợng
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch BCTC khu vực công VN - Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
- Mô hình hồi quy phản ánh sự tương quan giữa tính minh bạch TTBCTC và các nhân tố ảnh hưởng
Quy trình nghiên cứu dự kiến như hình 3.1 dưới đây.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
Theo đó, các bước cần thực hiện theo quy trình nghiên cứu:
- Đọc, phân tích, nhận xét tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, đưa ra khe hổng nghiên cứu, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN;
- Phỏng vấn chuyên gia về các nhân tố trong mô hình, thêm/bớt các nhân tố cho phù hợp, đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức;
- Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát gồm phần thông tin chung về đơn vị và thông tin nội dung đề tài;
- Tiến hành khảo sát, phỏng vấn các đối tượng;
- Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, sử dụng phần mềm SPSS dựa vào kết quả khảo sát thu thập được;
- Phân tích, nhận xét kết quả nghiên cứu định tính và định lượng; - Rút ra kết luận và đề ra các kiến nghị tương ứng.
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả định hướng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để hoàn thiện các nhân tố và thang đo trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTBCTC khu vực công VN. Đồng thời sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, đặc biệt là các kết quả và mô hình nghiên cứu về mức độ công bố và tính minh bạch TTTC của Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), Cao Thị Cẩm Vân (2016), luận văn sẽ vận dụng phù hợp với những đặc điểm về tính minh bạch BCTC của khu vực công VN. Từ đó luận văn đề ra một số kiến nghị cần thiết để nâng cao tính minh bạch TTBCTC cho khu vực công VN.
3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để hệ thống hóa lý thuyết có liên quan, xây dựng và hoàn thiện thang đo cho mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công hiện nay, cụ thể như sau:
- Thu thập kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tính minh bạch TTBCTC và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công hiện nay, xây dựng thang đo cho từng nhân tố.
- Thực hiện phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện các biến trong mô hình và bổ sung thêm các biến mới, bỏ đi các bién không ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam.
3.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thiết kế những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các biến bằng quan hệ định lượng. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình phân tích định lượng:
- Thống kê mô tả: Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, kết hợp với những
nhận định từ quá trình nghiên cứu, tác giả xây dựng bảng câu hỏi để mở rộng việc khảo sát đến các đối tượng đang tham gia công tác trong lĩnh vực kế toán công, có
tiếp cận với thông tin BCTC khu vực công hoặc có nghiên cứu về BCTC khu vực công. Cụ thể, đề tài thực hiện điều tra, khảo sát thông qua bảng câu hỏi khảo sát với những đối tượng là các nhân viên kế toán, kế toán trưởng, kiểm toán viên, cán bộ quản lý (Giám đốc cơ quan, Chi cục trưởng,… có sử dụng thông tin BCTC), giảng viên tại một số đơn vị thuộc khu vực công được tài trợ bằng NSNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như các đơn vị kiểm lâm, ủy ban nhân dân, sở văn hóa tỉnh, phòng giáo dục, các trường đại học – trung học – tiểu học công lập,... Sau đó thống kê kết quả khảo sát để tăng độ tin cậy của dữ liệu khảo sát. Sử dụng phương pháp mô tả 1 biến: tác giả sẽ dùng bảng thống kê tần số, tần suất đối với các biến định danh trong bảng câu hỏi, giúp tác giả xác định tỷ lệ của đối tượng khảo sát và các thông tin liên quan để xem xét tính phù hợp của mẫu nghiên cứu (nội dung khảo sát thuộc phần “A. Phần thông tin chung về đơn vị” trong bảng khảo sát, phụ lục 1).
- Các bước kiểm định sử dụng để phân tích định lượng:
Bƣớc 1: Kiểm định thang đo
Kiểm định Cronbach’s Alpha: Để củng cố việc khám phá các nhân tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch TTBCTC, tác giả cần phải thực hiện kiểm định Cronbach‟s Alpha nhằm xem xét độ tin cậy của các biến quan sát. Cronbach‟s Alpha từ 0.6 đến 0.9 được chấp nhận và hệ số tương quan biến tổng <0.3 và lớn hơn Cronbach‟s Alpha thì loại ra khỏi mô hình (Nunnally & Bernstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013). Tuy nhiên, đề tài này sẽ loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 để giữ lại những biến đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo.
Bƣớc 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC:
+ Tác giả thực hiện thông qua kiểm định Bartlett và kiểm định KMO: để xem xét mối quan hệ giữa các biến quan sát, kiểm định tính phù hợp của dữ liệu nghiên cứu với việc phân tích mô hình. Tác giả kỳ vọng đạt được giá trị sig<0.1 đối với
kiểm định Barrlett và giá trị kiểm định KMO không thấp hơn 0.5 (Kaiser, 1974 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013).
+ Thực hiện kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố: ma trận nhân tố xoay giúp xác định các biến quan sát theo từng nhóm nhân tố, đi kèm với điều kiện tổng phương sai trích của các nhân tố >=50% thì mới có ý nghĩa (Hair và cộng sự, 2006 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013). Việc lập mô hình nghiên cứu các biến độc lập tác động vào biến phụ thuộc đồng nghĩa là các biến độc lập được kỳ vọng sẽ giải thích càng nhiều cho biến phụ thuộc càng tốt, tức là sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc sẽ càng cao. Trong bước kiểm định này, cần tách riêng biến phụ thuộc và nhóm các biến độc lập. Vì nếu chạy EFA chung cả hai nhóm biến, sự tương quan mạnh sẽ làm các biến quan sát của biến phụ thuộc trộn lẫn vào các nhóm biến độc lập mà nó tương quan mạnh. Từ đó kết quả EFA sẽ không được chính xác. Vì vậy cần tiến hành kiểm định hai lần, một lần cho nhóm các biến độc lập và một lần cho biến phụ thuộc.
Bƣớc 3: Phân tích hồi quy đa biến
Khi kiểm định các biến có sig<0.05 thì các biến này có mối tương quan và có ý nghĩa với Tính minh bạch TTBCTC khu vực công. Hệ số VIF>10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hair và cộng sự, 2006), tức là các biến độc lập có tương quan với nhau và mô hình phân tích đo lường không chính xác mức độ tác động của các biến trong mô hình, tốt hơn hết là VIF<2.
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.
Phân tích phương sai ANOVA (điều kiện sig<0.05).
3.3 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đặt ra dựa vào kết quả của những nghiên cứu trước và áp dụng ba lý thuyết nền ở mục 2.4, bao gồm năm giả thuyết như sau:
H1: Nhân tố về đặc điểm tài chính có quan hệ đồng biến với tính minh bạch TTBCTC.
Đơn vị hoạt động có hiệu quả, đặc điểm tài chính càng tốt thì mức độ CBTT cao hơn công ty có đặc điểm tài chính không tốt vì các đơn vị có đặc điểm tài chính
tốt sẵn sàng giải trình với cơ quan chủ quản, có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích hơn; do vậy các công ty này CBTT nhiều hơn và thông tin minh bạch hơn (Cheung và cộng sự, 2005).
H2: Nhân tố về đặc điểm quản trị có quan hệ đồng biến với tính minh bạch TTBCTC.
Đơn vị có đặc điểm quản trị tốt như: ban lãnh đạo có trình độ cao, nguồn nhân lực có trình độ cao thì có mức độ CBTT cao hơn công ty có đặc điểm quản trị không tốt (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015). Lý thuyết đại diện còn được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của quy mô ban lãnh đạo đến tính minh bạch TTBCTC. Đối với khu vực công, nếu như quy mô ban lãnh đạo ít, người giám sát vừa là người thực hiện lập BCTC tại các đơn vị thì quy mô ban lãnh đạo tác động cùng chiều với việc nâng cao tính minh bạch TTBCTC.
H3: Nhân tố về hệ thống pháp lý có quan hệ đồng biến với tính minh bạch TTBCTC.
Hệ thống pháp lý càng chặt chẽ, có quy định cụ thể, rõ ràng thì tính minh bạch TTBCTC khu vực công càng cao (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015). Đồng thời, lý thuyết thông tin hữu ích có thể giải thích rằng quy định của hệ thống pháp lý có thể làm tăng tính minh bạch của TTTC cung cấp. Còn lý thuyết đại diện chỉ ra rằng Quốc hội, Chính phủ cần ban hành chuẩn mực, thiết lập hệ thống các quy định cụ thể, yêu cầu các cơ quan chính quyền các cấp tuân thủ. Ngoài ra, lý thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng, bản thân các đơn vị khu vực công cũng có thể thiết lập hệ
thống kiểm soát nội bộ để tự kiểm tra, đánh giá tình hình minh bạch TTBCTC của
đơn vị. Từ đó có thể nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công.
H4: Nhân tố về chính trị - xã hội có quan hệ đồng biến với tính minh bạch TTBCTC.
Hệ thống chính trị - xã hội càng hướng đến mục tiêu minh bạch hóa thì càng nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công. (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015). Từ những nội dung cơ bản về lý thuyết thông tin bất cân xứng, có thể thấy, việc tăng
sự tăng cường giám sát của Quốc hội về tài chính khu vực công sẽ làm tăng tính minh bạch TTBCTC, giảm đi mức độ bất cân xứng thông tin giữa các bên liên quan.
H5: Nhân tố về áp lực hội nhập kinh tế thế giới có quan hệ đồng biến với tính