3.4.1 Xác định thang đo
Đề tài đã khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công, sau đó tiến hành xây dựng thang đo cho các nhân tố trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây:
Chan (2006) cho rằng trình độ nguồn nhân lực có tác động đến cải cách hệ thống kế toán công tại các nước đang phát triển; cần chuyển đổi từ cơ sở kế toán
tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích, hướng đến hệ thống kế toán công hiệu quả, minh bạch và hướng đến nhu cầu của người sử dụng thông tin, đặc biệt là đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài như công chúng. Kết quả của việc cải cách và vận dụng IPSAS theo như phân tích của tác giả phụ thuộc vào: Vai trò hỗ trợ của các cán bộ lãnh đạo cấp cao và Nguồn tài chính cung cấp để thực hiện.
Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) đưa ra nhận định rằng BCTC phải hướng đến mục đích giải trình trách nhiệm và ra quyết định và để BCTC khu vực công được minh bạch thì điều quan trọng nhất là thay đổi cơ sở ghi nhận chi ngân sách từ kế toán dồn tích sang cơ sở dồn tích toàn bộ. Nghiên cứu xác định có sáu nhân tố ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công VN: môi trường pháp lý, môi trường văn hóa, môi trường giáo dục, môi trường quốc tế, môi trường kinh tế, môi trường chính trị. Việc cải cách kế toán khu vực công VN nhằm đảm bảo BCTC khu vực công VN cung cấp thông tin trung thực, hữu ích và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) xây dựng mô hình bao gồm nhân tố tài chính (quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng tài sản, công ty kiểm toán) và quản trị công ty (cơ cấu HĐQT, quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc).
Như vậy, đề tài chưa tìm được một mô hình cụ thể áp dụng cho Tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN, nên dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Cao Thị Cẩm Vân (2016), tác giả rút ra thang đo cho từng nhân tố có tác động đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công, cụ thể theo bảng 3.2.
Bảng 3.2 Bảng dự thảo thang đo các nhân tố rút ra từ những nghiên cứu trƣớc Tên nhân
tố Tên biến Tác giả
1.Nhân tố về đặc điểm tài chính
Quy mô đơn vị Lê Thị Mỹ Hạnh (2015)
Tổng kinh phí hoạt động từ NSNN Cao Thị Cẩm Vân (2016) Tổng nguồn thu sự nghiệp Cao Thị Cẩm Vân (2016)
Kết quả tài chính Lê Thị Mỹ Hạnh (2015)
Tên nhân
tố Tên biến Tác giả
2.Nhân tố về đặc điểm quản trị
Trình độ học vấn của kế toán Chan (2006) Trình độ học vấn của Ban lãnh đạo Chan (2006)
Quy mô ban lãnh đạo Lê Thị Mỹ Hạnh (2015)
3.Nhân tố về hệ thống pháp lý
Cơ sở kế toán áp dụng Nguyễn Thị Thu Hiền (2015)
Mục tiêu BCTC Nguyễn Thị Thu Hiền (2015)
Quy định về việc công bố công khai
TTBCTC Cao Thị Cẩm Vân (2016)
Quy định về dự toán ngân sách theo kết
quả đầu ra Cao Thị Cẩm Vân (2016)
Việc ban hành CMKT công Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) Cơ quan ban hành CMKT công Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) Quy định bắt buộc kiểm toán độc lập
BCTC khu vực công Nguyễn Thị Thu Hiền (2015)
Tính dễ hiểu, thống nhất của các quy
định trong lĩnh vực kế toán nhà nước Cao Thị Cẩm Vân (2016) Đối tượng sử dụng BCTC Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) Hệ thống kiểm soát nội bộ Nguyễn Thị Thu Hiền (2015)
4.Nhân tố về chính trị - xã hội
Sự hỗ trợ chính trị của cơ quan lập pháp
và hành pháp Nguyễn Thị Thu Hiền (2015)
Ảnh hưởng từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung Cao Thị Cẩm Vân (2016)
Mức độ tham gia rộng rãi của người dân trong việc ra quyết định khu vực công
Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) Sự tăng cường giám sát của Quốc hội
về tài chính khu vực công
Tên nhân
tố Tên biến Tác giả
5.Nhân tố áp lực hội nhập kinh tế thế giới
Thực hiện cam kết khi gia nhập các tổ
chức quốc tế Nguyễn Thị Thu Hiền (2015)
Sự can thiệp và hỗ trợ tài chính của các
tổ chức quốc tế Nguyễn Thị Thu Hiền (2015)
Sự khác biệt về hệ thống BCTC khu
vực công VN so với các nước Cao Thị Cẩm Vân (2016)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
3.4.2 Xác định mẫu nghiên cứu
Đề tài thực hiện điều tra, khảo sát thông qua bảng câu hỏi khảo sát với những đối tượng là cá nhân, tổ chức có liên quan để thu thập thông tin. Cụ thể như sau: - Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Tác giả lựa chọn tiếp cận các đơn vị hành chính sự nghiệp, kho bạc nhà nước và tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk một cách thuận tiện, ngẫu nhiên, sau đó tiến hành điều tra các đối tượng phỏng vấn phù hợp với vấn đề nghiên cứu, phụ thuộc vào khả năng tiếp cận điều tra để chọn được mẫu thuận tiện mà phù hợp.
- Xác định kích cỡ mẫu phù hợp: Trong EFA, kích thước mẫu cần được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Để dùng EFA, cần sử dụng mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn hết là 100 và tỷ lệ giữa quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1 (Hair và cộng sự, 2006 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong đề tài này, số biến quan sát là 25 biến đưa vào phân tích, có nghĩa là cần 145 quan sát. Kích thước này lớn hơn kích thước tối thiểu là 100, nên đề tài cần 145 quan sát là hợp lý. Phương pháp khảo sát thực hiện bằng cách xây dựng sẵn bảng câu hỏi khảo sát, sau đó khảo sát trực tiếp hoặc gửi email và nhận phản hồi bằng email.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương này, tác giả thiết kế khung lý thuyết nghiên cứu cho luận văn nhằm hệ thống hóa các dữ liệu nghiên cứu thu thập được. Quá trình nghiên cứu của luận văn bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu định tính và giai đoạn nghiên cứu định lượng.
Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng các phương pháp như: - Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia để lấy ý kiến xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN.
Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả dự kiến thực hiện: - Thống kê mô tả nhằm thống kê dữ liệu khảo sát thu thập được.
- Kiểm định Cronbach‟s Alpha để kiểm định ý nghĩa của thang đo trong cùng một nhân tố.
- Kiểm định khám phá nhân tố EFA. - Phân tích hồi quy đa biến.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 Kết quả nghiên cứu
4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính
4.1.1.1 Tổng quan về tính minh bạch thông tin Báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam và trƣờng hợp nghiên cứu tại một số đơn vị đƣợc tài trợ bởi NSNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Tổng quan về tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN
Dựa trên cơ sở tìm hiểu, tổng hợp thông tin từ các công trình nghiên cứu trước đây ở VN, tác giả đưa ra một số nhận xét chung về tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN như sau:
- Chế độ kế toán khu vực công hiện nay còn nhiều bất cập, cơ chế kiểm soát nội bộ còn thiếu chặt chẽ, không kiểm soát được. Chế độ kế toán khu vực công VN còn nhiều cách biệt so với kế toán khu vực công trên thế giới, chưa cung cấp thông tin hữu ích cho trách nhiệm giải trình và ra quyết định. Với định hướng cải cách quản lý tài chính công theo hướng tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực, kế toán khu vực công VN đòi hỏi phải có những cải cách tích cực, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới (Trần Thị Thắm, 2015).
- BCTC khu vực công hiện nay chưa cung cấp thông tin hữu ích, chưa cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động, tình hình dòng tiền và thông tin giải thích. Về hình thức, mẫu biểu còn rườm rà, phức tạp. BCTC khu vực công chưa hướng đến đối tượng sử dụng TTBCTC bên ngoài, chưa thực hiện công bố thông tin rộng rãi và nội dung, hình thức cung cấp thông tin trên BCTC chưa thể hiện được tính hữu ích cho trách nhiệm giải trình và ra quyết định. BCTC khu vực công hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ các đặc tính chất lượng thông tin của BCTC (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015).
Tổng quan về tính minh bạch TTBCTC khu vực công - Trường hợp nghiên cứu tại một số đơn vị được tài trợ bởi NSNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, VN, có thành phố trực thuộc là thành phố Buôn Ma Thuột. Tỉnh Đắk Lắk được tái lập vào ngày 26 tháng
11 năm 2003, trên cơ sở tách tỉnh Đăk Lăk thành hai tỉnh mới là Đăk Lăk và Đăk Nông. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.
Dựa theo khả năng tiếp cận, tác giả đã chọn ngẫu nhiên các đơn vị công tại địa bàn huyện Krông Pắk, huyện Eakar và thành phố Buôn Ma Thuật.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đến trực tiếp phòng kế toán, phòng cán bộ quản lý của 60 đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (tham chiếu phụ lục 3) để phỏng vấn sơ bộ (câu hỏi phỏng vấn tham chiếu phụ lục 6), phát phiếu khảo sát và đề nghị được tiếp cận hệ thống BCTC của đơn vị. Qua đó, tác giả cũng mong muốn các đơn vị này cung cấp thêm thông tin email các kế toán, cán bộ quản lý của các đơn vị trực thuộc hoặc các đơn vị cùng loại hình mà đơn vị có thông tin. Sau đó, tác giả gửi bảng khảo sát trực tuyến và đề nghị tiếp cận BCTC (dưới dạng file mềm lưu trữ) của các đơn vị này qua email và nhận lại kết quả khảo sát và BCTC đính kèm qua email phản hồi. Đa số các đối tượng phản hồi trực tiếp và qua email bảng câu hỏi khảo sát (chiếm tỷ lệ 88,7%, tương ứng với 117/145 phiếu khảo sát), nhưng lại từ chối cung cấp BCTC vì lý do thủ tục, công tác quản lý, như cần được ban lãnh đạo ký giấy cho phép (với điều kiện tác giả phải trình giấy giới thiệu của nhà trường), hay lãnh đạo vắng mặt, BCTC chưa được kiểm toán,...
Kết quả là tác giả đã tiếp cận được một BCTC năm 2014 đã được kiểm toán của Chi cục kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk (chiếm tỷ lệ 1,7%, tức là chỉ 1/60 đơn vị mà tác giả tiếp cận đồng ý cung cấp BCTC). Cùng với kết quả trao đổi với các kế toán trưởng, kế toán viên, cán bộ quản lý, tác giả có một số nhận xét chung như sau:
- Các đơn vị khu vực công sử dụng NSNN chưa có quy định cụ thể về việc công bố công khai BCTC ra bên ngoài cho đối tượng là công chúng, mà mục đích giải trình cho cấp trên và thanh tra, kiểm toán là chủ yếu.
- BCTC tại các đơn vị này chỉ công bố công khai chủ yếu trong các cuộc họp, trình lên ban lãnh đạo hoặc cung cấp số liệu về lương, thưởng cho người lao động.
- BCTC được lập theo quy định, các biểu mẫu còn rườm rà và thông tin cung cấp cho mục đích giải trình và ra quyết định còn chưa hữu ích, chưa đáp ứng đầy đủ các đặc tính chất lượng thông tin của BCTC. Ban lãnh đạo ít sử dụng BCTC để ra quyết định.
- Hiện nay là tháng 10 năm 2016 nhưng nhiều đơn vị chưa được kiểm toán BCTC năm 2015, nên tính kịp thời và hữu ích của TTBCTC cũng bị hạn chế.
Kết luận: BCTC khu vực công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn chưa minh bạch, các quy định về công khai, minh bạch TTBCTC chưa rõ ràng, việc công bố công khai trên các kênh thông tin đại chúng không được quy định và thực hiện, tính sẵn sàng công khai TTBCTC là chưa cao, còn lệ thuộc vào các thủ tục rườm rà.
4.1.1.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia về các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN
Tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia là đối tượng các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực kế toán công tại trường Đại học Kinh tế TPHCM và nhận được hai phản hồi (danh sách các chuyên gia phản hồi được trình bày ở phụ lục 4). Kết quả cho thấy đề tài này nên thêm/bớt các biến đưa vào mô hình:
1. Thêm Nhân tố về nội dung chi tiết trên BCTC
2. Bỏ đi các biến quan sát: biến Tổng kinh phí hoạt động từ NSNN, biến Nguồn thu sự nghiệp, biến Đối tượng sử dụng BCTC vì chúng không ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công.
Như vậy, mô hình chỉnh sửa bao gồm 6 biến độc lập là các nhân tố: 1. Nhân tố về đặc điểm tài chính
2. Nhân tố về đặc điểm quản trị 3. Nhân tố về hệ thống pháp lý 4. Nhân tố về chính trị - xã hội
5. Nhân tố về áp lực hội nhập kinh tế thế giới 6. Nhân tố về nội dung chi tiết trên BCTC
Trong đó, biến độc lập thứ 6 mới bổ sung (Nhân tố về nội dung chi tiết trên BCTC) được đo lường bởi các thang đo sau:
- Thông tin về tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng NSNN của đơn vị càng chất lượng thì càng nâng cao tính minh bạch TTBCTC.
- Thông tin về tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị càng chất lượng thì càng nâng cao tính minh bạch TTBCTC.
- Thông tin trên bảng thuyết minh BCTC càng chất lượng thì càng nâng cao tính minh bạch TTBCTC. (Dựa theo quy định chung về BCTC trong QĐ 19/2006/QĐ- BTC).
Bảng 4.1 Bảng các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN
Tên nhân tố Tên biến Ký hiệu
1.Nhân tố về đặc điểm tài chính
Quy mô đơn vị TC1
Kết quả tài chính TC2
Hiệu quả sử dụng tài sản TC3
2.Nhân tố về đặc điểm quản trị
Trình độ học vấn của kế toán QT1
Trình độ học vấn của Ban lãnh đạo QT2
Quy mô ban lãnh đạo QT3
3.Nhân tố về hệ thống pháp lý
Cơ sở kế toán áp dụng HTPL1
Mục tiêu BCTC HTPL2
Quy định công bố công khai TTBCTC HTPL3 Quy định về dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra HTPL4 Việc ban hành chuẩn mực kế toán công HTPL5 Sự độc lập của Cơ quan ban hành CMKTC HTPL6 Quy định bắt buộc kiểm toán độc lập BCTC khu vực
công HTPL7
Tính dễ hiểu và thống nhất của các quy định trong
Tên nhân tố Tên biến Ký hiệu
Hệ thống kiểm soát nội bộ HTPL9
4.Nhân tố về chính trị - xã hội
Sự hỗ trợ chính trị của cơ quan lập pháp và hành pháp CTXH1 Sự tăng cường giám sát của Quốc hội về tài chính khu
vực công CTXH2
Mức độ tham gia rộng rãi của người dân trong việc ra
quyết định khu vực công CTXH3
Ảnh hưởng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung CTXH4
5.Nhân tố về áp lực hội nhập kinh tế thế giới
Áp lực thực hiện cam kết khi gia nhập các tổ chức
quốc tế ALHN1
Sự can thiệp và hỗ trợ tài chính của các tổ chức quốc
tế ALHN2
Sự khác biệt hệ thống BCTC khu vực công VN so với
các nước trên thế giới ALHN3
6.Nhân tố về nội dung chi tiết trên BCTC
Thông tin về tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng
NSNN NDCT1
Thông tin về tình hình thu, chi và kết quả hoạt động NDCT2 Thông tin trên bảng thuyết minh BCTC NDCT3
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
Từ việc xây dựng thang đo chính thức cho các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công ở bàng 4.1, tác giả xây dựng Bảng câu hỏi chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN (phụ lục 5) và xây dựng giả thuyết nghiên cứu cùng mô hình nghiên cứu chính thức sau khi phỏng vấn các chuyên gia, và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu chính thức. Giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đặt ra dựa vào kết quả của những nghiên cứu trước và áp dụng ba lý thuyết nền ở mục 2.4, bao gồm năm giả thuyết như sau:
H1: Nhân tố về đặc điểm tài chính có quan hệ đồng biến với tính minh bạch TTBCTC.
Đơn vị hoạt động có hiệu quả, đặc điểm tài chính càng tốt thì mức độ CBTT cao hơn công ty có đặc điểm tài chính không tốt vì các đơn vị có đặc điểm tài chính tốt sẵn sàng giải trình với cơ quan chủ quản, có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích hơn; do vậy các công ty này CBTT nhiều hơn và thông tin minh bạch hơn (Cheung và cộng sự, 2005).
H2: Nhân tố về đặc điểm quản trị có quan hệ đồng biến với tính minh bạch TTBCTC.
Đơn vị có đặc điểm quản trị tốt như: ban lãnh đạo có trình độ cao, nguồn nhân lực có trình độ cao thì có mức độ CBTT cao hơn công ty có đặc điểm quản trị không tốt (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015). Lý thuyết đại diện còn được sử dụng để giải