Tiêu chuẩn đánh giá tính minh bạch thông tin tàichính thông qua tiêu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính khu vực công việt nam trường hợp nghiên cứu các đơn vị được tài trợ bởi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 33)

International Public Sector Accounting Standars Board (IPSASB) quy định trong IPSAS 1, BCTC khu vực công phải đạt được những đặc tính chất lượng làm cho các thông tin được cung cấp trong BCTC hữu ích cho người sử dụng, gồm 4 đặc tính chính (tiếng Anh là understandability, relevance, reliability and comparability), cụ thể như sau:

Dễ hiểu: Thông tin trên BCTC cần được phân loại rõ ràng, chính xác, đồng thời các thông tin phức tạp cần được giải thích trên bảng thuyết minh BCTC. Thông tin được xem là dễ hiểu khi người sử dụng có thể hiểu được bản chất và ý nghĩa chung của thông tin đó. Để đạt được mục đích này, người sử dụng cần có hiểu biết về các hoạt động của đơn vị cũng như môi trường mà đơn vị hoạt động và trong trạng thái sẵn sàng nghiên cứu thông tin. Thông tin về các vấn đề phức tạp không cần phải loại trừ khỏi BCTC chỉ vì có thể làm cho người sử dụng thông tin không thể hiểu được.

Phù hợp: Thông tin được xem là phù hợp nếu nó có thể được sử dụng để hỗ trợ trong việc đánh giá các sự kiện trong quá khứ, hiện tại, tương lai hoặc được dùng để xác nhận, điều chỉnh. Để có tính phù hợp, thông tin cũng phải đảm bảo tính

kịp thời. Sự phù hợp của thông tin được quyết định bởi bản chất và tính trọng yếu

của nó. Thông tin được coi là trọng yếu nếu việc thiếu sót hoặc sai sót của thông tin có thể ảnh hưởng đến quyết định hoặc đánh giá của người sử dụng TTBCTC.

Đáng tin cậy: Thông tin đáng tin cậy là thông tin không có sai sót trọng yếu và khách quan, được trình bày trung thực và hợp lý, thận trọng và đầy đủ.

Trình bày trung thực và hợp lý: Các thông tin được trình bày trung thực các

giao dịch và các sự kiện khác, nó cần được thể hiện phù hợp với thực chất các giao dịch, sự kiện một cách hợp lý và không chỉ phản ánh đơn thuần theo hình thức hợp pháp của chúng (nội dung quan trọng hơn hình thức trình bày).

Khách quan: để có thông tin khách quan phản ánh các nghiệp vụ và sự kiện

khác thì thông tin đó phải được trình bày phù hợp với bản chất của các nghiệp vụ và sự kiện đó, không phục vụ cho mục đích xác định hay kết quả được định trước nào đó.

Thận trọng: là mức độ cẩn trọng khi xem xét ảnh hưởng trong việc thực hiện

các điều chỉnh cần thiết khi tiến hành những tính toán trong điều kiện không ổn định. Tức là tài sản, doanh thu không được phóng đại và các khoản nợ phải trả, chi phí không được cắt bớt. Tuy nhiên, việc thận trọng không cho phép đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản, doanh thu, hay đánh giá thấp hơn các khoản nợ hay chi phí, bởi vì BCTC sẽ không khách quan, do đó, không đảm bảo độ tin cậy.

Đầy đủ: các thông tin trên BCTC cần phải được cung cấp đầy đủ để người sử

dụng hiểu và đánh giá được bản chất của các sự kiện xảy ra trong đơn vị.

Có thể so sánh: Thông tin trên BCTC có thể so sánh được khi người sử dụng thông tin có thể nhận biết được những điểm giống và khác nhau giữa các thông tin đó với thông tin trên báo cáo khác. Sự so sánh được áp dụng để:

- So sánh các BCTC của các đơn vị khác nhau; và

Một ý nghĩa quan trọng của các đặc tính so sánh này là người sử dụng TTBCTC cần phải biết được chính sách sử dụng trong quá trình lập BCTC, sự thay đổi các chính sách đó và những tác động của việc thay đổi. Bởi vì người sử dụng thông tin muốn so sánh kết quả hoạt động của đơn vị qua các kỳ, nên BCTC phải đưa ra được thông tin tương ứng của các kỳ trước.

Như vậy, tiêu chuẩn đánh giá tính minh bạch TTBCTC của đề tài thông qua bốn tiêu chuẩn chất lượng Báo cáo tài chính theo IPSAS 1, cụ thể như sau:

- Thông tin trên BCTC khu vực công phải rõ ràng, dễ hiểu

- TTBCTC khu vực công phải phù hợp, đảm bảo tính trọng yếu và cung cấp thông tin kịp thời.

- Thông tin trên BCTC khu vực công phải phản ánh đúng thực tế, có đầy đủ chứng từ, đáng tin cậy.

- Thông tin trên BCTC khu vực công phải đáp ứng yêu cầu có thể so sánh được

giữa các kỳ và áp dụng nhất quán các chính sách kế toán trong kỳ.

2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch thông tin Báo cáo tài chính

Có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch thông tin ở nhiều phạm vi và khía cạnh khác nhau, tiêu biểu nhất là hai nghiên cứu sau:

Kết quả và mô hình nghiên cứu về mức độ công bố và tính minh bạch TTTC của Cheung và cộng sự (2005) xác định có nhóm nhân tố tài chính (quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, kết quả tài chính, tài sản đảm bảo và hiệu quả sử dụng tài sản) và nhóm nhân tố quản trị công ty (mức độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu của HĐQT và quy mô của HĐQT).

Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) đã xây dựng mô hình mối quan hệ giữa các nhân tố đến mức độ minh bạch TTTC của các công ty niêm yết trên TTCK VN, bao gồm

nhân tố tài chínhquản trị công ty. Nhân tố tài chính bao gồm: quy mô công ty,

đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng tài sản, công ty kiểm toán và nhân tố quản trị công ty bao gồm: cơ cấu HĐQT, quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc.

Bên cạnh đó, đề tài khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công, nên cần chọn lọc lại các nhân tố phù hợp từ mô hình nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) vì mô hình này được nghiên cứu cho khu vực tư. Vì vậy đề tài khám phá thêm các nhân tố có liên quan đến tính minh bạch thông tin khu vực công, tổng hợp từ các nghiên cứu về khu vực công.

Về nghiên cứu trong nước ở khu vực công, Cao Thị Cẩm Vân (2016) đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công VN trong điều kiện vận dụng IPSAS bao gồm sáu nhóm nhân tố chính: Hệ thống pháp

lý; Hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động; Kỹ thuật nghiệp vụ; Điều

kiện tổ chức; Áp lực từ hội nhập kinh tế và Tác động của IPSAS.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu có liên quan đến tính minh bạch TTBCTC, kết hợp xem xét những đặc điểm về tính minh bạch BCTC của khu vực công VN, tác giả xác định ban đầu có năm nhóm nhân tố tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công bao gồm:

Bảng 2.1 Các nhân tố rút ra từ những nghiên cứu trƣớc

Nhân tố Nghiên cứu trƣớc đây

Mô hình các nhân tố đƣợc xây dựng từ các nghiên cứu trƣớc đây

Nhân tố về đặc điểm tài chính

Lê Thị Mỹ Hạnh (2015)

Nhân tố tài chínhquản trị công ty

Nhân tố về đặc điểm quản trị

Lê Thị Mỹ Hạnh (2015)

Nhân tố tài chínhquản trị công ty

Nhân tố về hệ thống pháp lý

Cao Thị Cẩm Vân (2016)

Hệ thống pháp lý; Hệ thống chính trị, văn

hóa và môi trường hoạt động; Kỹ thuật nghiệp vụ; Điều kiện tổ chức; Áp lực từ

hội nhập kinh tế và Tác động của IPSAS.

Nhân tố về chính trị - xã hội

Cao Thị Cẩm Vân (2016)

Hệ thống pháp lý; Hệ thống chính trị, văn

hóa và môi trường hoạt động; Kỹ thuật nghiệp vụ; Điều kiện tổ chức; Áp lực từ

hội nhập kinh tế và Tác động của IPSAS. Nhân tố về áp lực hội nhập kinh tế thế giới Cao Thị Cẩm Vân (2016) Hệ thống pháp lý; Hệ thống chính trị, văn

hóa và môi trường hoạt động; Kỹ thuật nghiệp vụ; Điều kiện tổ chức; Áp lực từ

hội nhập kinh tế và Tác động của IPSAS.

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Như vậy, mô hình kế thừa nghiên cứu gốc của Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) và khám phá thêm các nhân tố liên quan từ kết quả các nghiên cứu trước, tiêu biểu là nghiên cứu của Cao Thị Cẩm Vân (2016) để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam, bao gồm 5 nhân tố sau:

- Nhân tố về đặc điểm tài chính: TTBCTC phản ánh thực trạng tài chính và hiệu

quả hoạt động của đơn vị, nếu đặc điểm tài chính tốt sẽ khiến đơn vị sẵn sàng công khai TTBCTC, nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công.

- Nhân tố về đặc điểm quản trị: trong quá trình hoạt động của đơn vị, các quyết

định của ban lãnh đạo có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của người sử dụng BCTC và việc lập BCTC có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin, mức độ CBTT của các đơn vị công, từ đó ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công.

- Nhân tố về hệ thống pháp lý: hệ thống luật pháp của một quốc gia có ảnh

hưởng trực tiếp đến kế toán và là nguồn gốc chính hình thành các quy tắc kế toán của quốc gia đó, vì thế TTBCTC khu vực công có minh bạch hay không phụ thuộc vào hệ thống pháp lý đặt ra cho khu vực này.

- Nhân tố về chính trị - xã hội: việc vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế, cải

cách kế toán, ban hành các quy định pháp lý để nâng cao tính minh bạch TTBCTC phụ thuộc vào quan điểm của Chính phủ và các cơ quan quản lý các cấp, mức độ hỗ trợ của chính phủ và mức độ tham gia của người dân.

- Nhân tố về áp lực hội nhập kinh tế thế giới: Trong xu hướng cải cách hệ thống

kế toán công phù hợp với thông lệ quốc tế, áp lực khi tham gia các tổ chức kinh tế thế giới đi kèm với các điều khoản ký kết về công khai TTBCTC sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tính minh bạch BCTC khu vực công.

2.4 Các lý thuyết nền có liên quan đến tính minh bạch thông tin Báo cáo tài chính

Các lý thuyết nền như: Lý thuyết thông tin hữu ích, lý thuyết đại diện, lý thuyết thông tin bất cân xứng sẽ giúp cho đề tài đặt ra được các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công.

2.4.1 Lý thuyết thông tin hữu ích

Theo lý thuyết thông tin hữu ích, thông tin tài chính được thiết lập dựa trên các giả thiết: (1) Luôn tồn tại sự mất cân đối về mặt thông tin giữa người lập BCTC và người sử dụng thông tin; (2) Nhu cầu của người sử dụng thông tin kế toán là không được xác định trước và cần được xác định thông qua các dẫn chứng thực tế; (3) Việc đáp ứng thông tin của người sử dụng được thực hiện thông qua những bên có lợi ích liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và (4) Tính hữu ích của thông tin cần được đánh giá trong mối tương quan lợi ích – chi phí khi thực hiện công việc kế toán (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015).

Do đặc điểm mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị, những đối tượng bên ngoài luôn có xu hướng dựa vào thông tin kế toán như một tài liệu quan trọng cho việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích tạo ra nền tảng đối với việc xây dựng hệ thống các quy định về kế toán và kiểm toán. Đồng thời lý thuyết này là cơ sở để đánh giá hiệu quả tác dụng của việc sử dụng thông tin cho các quyết định quản lý chứ không đơn thuần là để phục vụ theo yêu cầu của pháp luật, giúp cho người sử dụng thông tin bên ngoài có được sự đánh giá khách quan về chất lượng TTTC của đơn vị.

Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTBCTC khu vực công: Minh bạch

TTTC khu vực công được xây dựng trên nền tảng tính hữu ích của TTTC đối với các đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị: cơ quan chủ quản, nhà đầu tư, kiểm toán, công chúng,... Áp dụng lý thuyết thông tin hữu ích có ý nghĩa trong việc đánh giá tính minh bạch tài chính khu vực công, việc công khai TTTC không chỉ bắt nguồn từ ý thức cung cấp thông tin của đơn vị mà trước hết cần phải xuất phát từ nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài. Lý thuyết thông tin hữu ích

được sử dụng để giải thích về các quy định pháp lý làm tăng chất lượng thông tin BCTC như bắt buộc kiểm toán độc lập, tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ, mục tiêu BCTC hướng tới đối tượng sử dụng là công chúng và trách nhiệm giải trình,…

để khẳng định rằng thông tin trên BCTC cung cấp là hữu ích cho việc ra quyết định, lý giải thêm cho phần giả thuyết nghiên cứu ở mục 3.3. Như vậy, lý thuyết thông tin hữu ích giải thích rằng, nếu muốn thông tin BCTC hữu ích thì cần phải củng cố nhân tố Hệ thống pháp lý, ban hành các quy định phù hợp để đảm bảo chất lượng của BCTC, nâng cao tính minh bạch TTBCTC.

2.4.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Có thể hiểu khái niệm về thông tin bất cân xứng như sau: Thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty so với các nhà đầu tư còn lại (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015). Tức là trong hai bên tham gia giao dịch, một bên thường có nhiều thông tin hơn bên kia. Như vậy, để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng thì bên có nhiều thông tin có thể công khai thêm thông tin một cách trung thực và đáng tin cậy đến những bên ít thông tin.

Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTBCTC khu vực công: Từ những nội

dung cơ bản về lý thuyết thông tin bất cân xứng, có thể thấy thông tin bất cân xứng là tình trạng mà các bên tham gia giao dịch không có được thông tin như nhau, thông tin không đầy đủ, không kịp thời, không tin cậy, không chính xác và không tạo điều kiện để tiếp cận dễ dàng đối với các đối tượng sử dụng TTBCTC. Như vậy, cần đưa ra các giải pháp như tăng mức độ tham gia rộng rãi của người dân trong việc ra quyết định khu vực công và sự tăng cường giám sát của Quốc hội về tài chính khu vực công, tức là tác động vào nhân tố Chính trị - xã hội. Tăng cường việc công khai thông tin BCTC khu vực công ra bên ngoài sẽ giúp cho nhà đầu tư, thanh tra, kiểm toán, người dân,… có nhiều thông tin hơn, khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng, nâng cao tính minh bạch TTBCTC.

Bên cạnh đó, lý thuyết này còn tác động đến nhân tố về Hệ thống pháp lý. Bằng việc kiểm toán độc lập, BCTC được kiểm toán sẽ hữu ích trong việc cung cấp thông

tin ra bên ngoài, cho nên các bên sử dụng thông tin BCTC có thể sàng lọc được thông tin, phân loại đối tác, hạn chế các rủi ro. Thông qua cơ chế kiểm soát bằng các văn bản pháp luật hay hệ thống kiểm soát nội bộ, chất lượng thông tin BCTC sẽ được nâng cao, đơn vị công chủ động công khai thông tin, giảm bớt tình trạng bất cân xứng thông tin đồng nghĩa với việc nâng cao tính minh bạch thông tin BCTC. Lý thuyết thông tin bất cân xứng còn được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố kết quả tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công, nghĩa là tình hình tài chính (nhân tố về Đặc điểm tài chính) càng tốt thì đơn vị càng có xu hướng công bố thông tin ra bên ngoài, không cố tình che đậy thông tin BCTC, tuân thủ theo quy định và thu hút nhà đầu tư.

Vậy lý thuyết thông tin bất cân xứng được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố về Chính trị - xã hội, Hệ thống pháp lý, Đặc điểm tài chính, Hiệu quả sử

dụng tài sản đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công trong các giả thuyết

ở mục 3.3.

2.4.3 Lý thuyết đại diện

Lý thuyết đại diện (giữa người chủ - người đại diện) xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng. Chủ thể/chủ sở hữu vốn và người đại diện/nhà quản trị luôn có sự đối nghịch về lợi ích. Người sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng chính là lợi ích của bản thân họ), trong khi nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình (lương, thưởng, phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác). Việc không đồng nhất lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện làm phát sinh một

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính khu vực công việt nam trường hợp nghiên cứu các đơn vị được tài trợ bởi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)