Phần 3.2.1 đã trình bày 2 biến số chính được quan tâm của đề tài là kiệt quệ tài chính và khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên hành vi tránh thuế còn được giải thích bởi các biến số đặc tính công ty. Trong nghiên cứu này, các biến số đại diện cho đặc tính công ty được xem như các biến kiểm soát, bao gồm:
Quy mô công ty (Firm size – SIZE): Quy mô công ty được sử dụng để kiểm soát tác động của yếu tố quy mô. Dựa trên các nghiên cứu trước đây (Richardson & Lanis, 2007), tác giả kỳ vọng sẽ kiểm định được kết luận các công ty càng lớn sẽ càng thực hiện hành vi tránh thuế bởi vì họ sở hữu các nguồn lực kinh tế lớn và có các mối quan hệ chính trị hơn các công ty nhỏ. Do đó, họ sẽ có khả năng giảm nghĩa vụ thuế một cách hợp lý.
Đòn bẩy tài chính (Leverage – LEV) và Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản (Capital Intensity – CAPINT). Theo nghiên cứu của Stickney & McGee (1982), LEV, CAPINT có tác động cùng chiều với hành vi tránh thuế. LEV có tác động dương đến hành vi tránh thuế do chi phí lãi vay là một trong các chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. CAPINT cũng có tác động dương đến hành vi tránh thuế, thông qua việc tăng chi phí khấu hao của tài sản cố định.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on asset - ROA) biến số thể hiện khả năng sinh lợi của công ty (Gupta & Newberry, 1997). Các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng các công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận càng lớn thì càng có động cơ để thực hiện hành vi tránh thuế do các công ty đó không chỉ có tiềm năng để thực hiện mà còn có nhiều nguồn lực khác để thực hiện hành vi tránh thuế (Gupta & Newberry, 1997; Rego, 2003). Theo các nghiên cứu trước đây thì ROA có tác động dương đến hành vi tránh thuế.
Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (market-to-book ratio – MKTBK) biến số đại diện khả năng tăng trưởng của công ty. Các công ty tăng trưởng có nhiều khả năng và cơ hội để mua các tài sản hoặc thực hiện các dự án được ưu đãi về thuế (Chen & cộng sự, 2010). Tuy nhiên kết luận về mối quan hệ giữa tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách và hành vi tránh thuế vẫn chưa có sự thống nhất (Gupta & Newberry, 1997).
Thời gian hoạt động của công ty (FIRMAGE). Biến số kiểm soát sự khác biệt trong khoàng thời gian từ khi công ty được niêm yết. Có khả năng nhà quản lý của các công ty mới niêm yết sẽ thực hiện các hành vi sai trái nhằm để đạt được lợi nhuận kỳ vọng (AICPA, 1987). Ngoài ra, các công ty có thời gian hoạt động dài, có kinh nghiệm niêm yết trên thị trường sẽ có cơ hội để thay đổi để tuân thủ các quy định của thị trường (Beasley, 1996). Theo đó, thời gian hoạt động của công ty có tác động ngược chiều đến hành vi tránh thuế.
Dựa trên các nghiên cứu của Richardson & cộng sự (2013, 2015) tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm tổng quát, mô hình này được sử dụng để kiểm định giả thuyết H1 và H2 về tác động của kiệt quệ tài chính và khủng hoảng tài chính đến hành vi tránh thuế, như sau:
TAit = 0 + 1FDISTRESSit + 2GFCit
+ 3SIZEit-1 + 4LEVit + 5CAPINTit + 6ROAit
+ 7MKTBKit-1 + 8FIRMAGEit + εit
Mô hình trên gồm 1 biến phụ thuộc, 2 biến giải thích và 6 biến kiểm soát:
TA : Hành vi tránh thuế (biến phụ thuộc).
FDISTRESS : Kiệt quệ tài chính (biến giải thích).
GFC: : Khủng hoảng tài chính (biến giải thích).
LEV : Đòn bẩy tài chính (biến kiểm soát).
CAPINT : Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản (biến kiểm soát).
ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (biến kiểm soát).
MKTBK : Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (biến kiểm soát).
FIRMAGE : Thời gian hoạt động của công ty (biến kiểm soát).
TA là biến phụ thuộc, đo lường hành vi tránh thuế của công ty. Hành vi tránh thuế là một biến số rất khó để đo lường toàn diện nếu chỉ dùng một thước đo duy nhất. Các nghiên cứu trước đây đều sử dụng ít nhất hai thước đo hành vi tránh thuế khác nhau để tăng tính vững cho nghiên cứu. Các thước đo thường được lựa chọn như (i) thước đo theo quan điểm công ty vỏ bọc, thiên đường thuế; (ii) thước đo theo quan điểm các lợi ích thuế không được ghi nhận có thể dự báo được; (iii) thước đo theo quan điểm khe hở thuế theo sổ sách; (iv) thước đo theo quan điểm phần dư của khe hở thuế theo sổ sách; (v) thước đo theo quan điểm thuế suất hiệu dụng7. Để tăng tính vững của nghiên cứu, tác giả sử dụng 3 thước đo hành vi tránh thuế, bao gồm thước đo theo quan điểm thuế suất hiệu dụng (ký hiệu CASHETR); thước đo theo quan điểm khe hở thuế theo sổ sách (ký hiệu BTG); và thước đo theo quan điểm phần dư của khe hở thuế theo sổ sách (ký hiệu RES_BTG);. Khi đó mô hình nghiên cứu tổng quát được viết lại thành mô hình (1), (2), (3) cụ thể như sau:
CASHETRit = 0 + 1FDISTRESSit + 2GFCit
+ 3SIZEit-1 + 4LEVit + 5CAPINTit + 6ROAit
+ 7MKTBKit-1 + 8FIRMAGEit + εit (1) BTGit = 0 + 1FDISTRESSit + 2GFCit
+ 3SIZEit-1 + 4LEVit + 5CAPINTit + 6ROAit
+ 7MKTBKit-1 + 8FIRMAGEit + εit (2)
RES_BTGit = 0 + 1FDISTRESSit + 2GFCit
+ 3SIZEit-1 + 4LEVit + 5CAPINTit + 6ROAit
+ 7MKTBKit-1 + 8FIRMAGEit + εit (3) Cuối cùng để kiểm tra giả thuyết khủng hoảng tài chính có tác động đến mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế, tác giả phân chia mẫu nghiên cứu thành 2 nhóm (sub-sample): nhóm các quan sát trước năm 2008 và nhóm các quan sát từ năm 2008-2014 để xác định khủng hoảng tài chính có tác động đến mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế hay không. Khi đó, mô hình (1), (2), (3) được sẽ tương ứng với:
CASHETRit = 0 + 1FDISTRESSit
+ 2SIZEit-1 + 3LEVit + 4CAPINTit + 5ROAit
+ 6MKTBKit-1 + 7FIRMAGEit + εit (4) BTGit = 0 + 1FDISTRESSit
+ 2SIZEit-1 + 3LEVit + 4CAPINTit + 5ROAit
+ 6MKTBKit-1 + 7FIRMAGEit + εit (5) RES_BTGit = 0 + 1FDISTRESSit
+ 2SIZEit-1 + 3LEVit + 4CAPINTit + 5ROAit
+ 6MKTBKit-1 + 7FIRMAGEit + εit (6)