Dựa trên kết quả nghiên cứu độ ổn định của thuốc tiêm netilmicin sulfat, bằng phương pháp lão hóa cấp tốc, xử lý số liệu để dự đoán tuổi thọ của thuốc tiêm.Kết quả được thể hiện ở bảng 3.21
Nhận xét:
Ở cả điều kiện thưởng và điều kiện lão hóa cấp tốc nhiệt độ 40oC phương tình hồi quy tuyến tính có bình phương hệ số tương quan R2 đều rất nhỏ, không có giá trị thống kê. Do đó không nên sử dụng hệ số nhiệt để dự đoán tuổi thọ của thuốc tiêm netilmicin sulfat.
48
Bảng 3.21 Phƣơng trình hồi qui tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa hàm lƣợng netilmicin sulfat còn lại (C) và thời gian bảo quản (t)
Nhiệt độ Bậc phản ứng Phƣơng trình hồi quy tuyến tính R2
Điều kiện thường Bậc 0 C = -0,448t + 99,42 0,7303 Bậc 1 lnC = - 0,0046.t + 4,5994 0,7276 Bậc 2 1/C = 5.10-5.t + 0,0101 0,7249 40oC Bậc 0 C = -0,3224t + 98,457 0,4013 Bậc 1 lnC = -0,0033.t + 4,5895 0,3998 Bậc 2 1/C = 3.10-5.t + 0,0102 0,3964
49
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 4.1 Về phƣơng pháp định lƣợng
Phương pháp HPLC với các thông số đã khảo sát đạt tính thích hợp của hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ đúng, độ lặp lại. Do vậy có thể ứng dụng phương pháp này vào thực tế để định lượng netilmicin sulfat. So với phương pháp trong dược điển Mỹ 37 (pha động bao gồm natri heptansulfonat, acid phosphoric, acetonitril) thì phương pháp này rẻ tiền hơn. So với phương pháp định lượng netilmicin bằng phương pháp vi sinh thì phương pháp này chính xác hơn và dễ thực hiện hơn. Tuy nhiên độ phân giải của pic vẫn chưa thực sự tốt, pic vẫn còn kéo đuôi.
4.2 Về xây dựng công thức bào chế thuốc tiêm netilmicin sulfat
Công thức bào chế được xây dựng trong đề tài nghiên cứu này so với các công trình nghiên cứu trước đây có những điểm giống và khác nhau:
Về lựa chọn chất chống oxy hóa:
Các tài liệu trước đây lựa chọn chất chống oxy hóa là natrisulfit [15], [20], [25]. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế trong đề tài thì natribisulfit là chất chống oxy hóa có tác dụng tốt hơn và giúp ổn định dược chất hơn.Natri bisulfit cũng là chất chống oxy hóa được lựa chọn trong nghiên cứu của Phạm Thị Ánh Tuyết và Trần Thị Minh Thu giúp tăng độ ổn định của tobramycin, một kháng sinh có cấu trúc gần giống với netilmicin.
Nồng độ chất chống oxy hóa trong nghiên cứu này lựa chọn là 0,25%, thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây[20], [25]. Tuy nhiên nếu sử dụng nồng độ natri bisulfit quá cao (>1%) sẽ gây lo ngại về vấn đề dị ứng.Đồng thời phương pháp tiệt khuẩn lựa chọn trong nghiên cứu này là phương pháp lọc tiệt khuẩn nên nồng độ chất chống oxy hóa sẽ thấp hơn so với công thức sử dụng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt.Trong công thức cũng sử dụng chất hiệp đồng chống oxy hóa là dinatri edetat, điều này phù hợp với các công trình nghiên cứu trước đây.
50
Về lựa chọn pH và hệ đệm:Nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của pH và hệ đệm đến độ ổn định của netimicin. Kết quả cho thấy netilmicin ổn định ở pH thấp, điều này có thể giải thích là do netilmicin tồn tại dưới dạng muối sulfat nên ổn định ở pH thấp. pH lựa chọn trong nghiên cứu này và các nghiên cứu trước đây có khác nhau nhưng vẫn nằm trong khoảng yêu cầu của dược điển Mỹ 37 (3,5 – 6,0). Tuy nhiên nghiên cứu này có sử dụng hệ đệmcitrat đểtăng độ ổn định của dược chất. Điều này có thể giải thích là do độ ổn định của netilmicin nhạy cảm với pH nên sử dụng hệ đệm sẽ giúp ổn định pH. Ngoài ra hệ đệm citrat còn hiệp đồng chống oxy hóa do có khả năng tạo phức với ion kim loại.
Về quy trình bào chế: Nghiên cứu này có kết quả giống với các nghiên cứu trước khi chỉ ra rằng, nhiệt độ ảnh hưởng mạnh đến độ ổn định của dung dịch netilmicin sulfat[26]. Do đó phương pháp tiệt khuẩn thuốc tiêm được sử dụng là lọc tiệt khuẩn kết hợp với dùng chất sát khuẩn. Trong quá trìnhpha chế và đóng ống thuốc tiêm phải sục khí nitrogen.
Sau khi xây dựng được quy trình bào chế và pha chế với quy mô nhỏ, nghiên cứu đã tiến hành thử độ vô khuẩn của chế phẩm và kết quả chế phẩm đạt độ vô khuẩn.
4.3 Về theo dõi độ ổn định của thuốc tiêm netilmicin sulfat pha chế theo công thức tối ƣu công thức tối ƣu
Nghiên cứu đã tiến hành theo dõi độ ổn định của thuốc tiêm netilmcin sulfat về các tiêu chí: hàm lượng netilmicin còn lại và biến thiên pH được 10 tuần với 2 điều kiện: điều kiện thường và điều kiện lão hóa cấp tốc 40 ± 2oC. Kết quả cho thấy trong thời gian theo dõi dung dịch thuốc tiêm trong suốt, không màu, đạt yêu cầu về hàm lượng dược chất (>90%), pH nằm trong khoảng cho phép. Tuy nhiên thời điểm ban đầu từ 0 đến 2 tuần biến thiên pH lớn (- 0,18 với mẫu bảo quản ở điều kiện thường và – 0,25 đối với mẫu bảo quản ở điều kiện 40oC). Nhưng thời điểm từ 2 tuần đến 4, 6,8, 10 tuần thì biến
51
thiên pH thay đối ít.Điều này có thể giải thích bởi 2 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là thời điểm ban đầu hệ chưa ổn định nên pH biến đổi mạnh, giai đoạn sau hệ ổn định hơn nên pH biến đổi ít. Nguyên nhân thứ 2 là do sai số máy móc (thời điểm 0 tuần và 2 tuần đo mẫu bằng 2 máy đo pH khác nhau).
Mẫu bảo quản trong điều kiện lão hóa cấp tốc 40 ± 2oC hàm lượng netilmicin sulfat còn lại thấp hơn so với mẫu bảo quản ở điều kiện thường. Điều này phù hợp với lý thuyết và kết quả phần khảo sát vì netilmicin không bền khi tiếp xúc với nhiệt độ.
Quá trình pha chế thuốc tiêm với quy mô nhỏ100 ống 2 ml trong điều kiện pha chế không kiểm soát cấp độ sạch nhưng có sử dụng chất sát khuẩn trong công thức và lọc tiệt khuẩn nên mẫu thuốc tiêm vẫn đạt tiêu chí độ vô khuẩn (phụ lục 4). Tuy nhiên cần đánh giá thêm chỉ tiêu chí nhiệt tố.
52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Từ các kết quả thực nghiệm chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: 1. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định của thuốc tiêm netilmicin a. Yếu tố thuộc về công thức thuốc
Qua khảo sát các chất chống oxy hóa khác nhau (natri metabisulfit, natri bisulfit, natri sulfit, Rongalite) chất chống oxy hóa tốt nhất là natri bisulfit. Công thức có sử dụng thêm chất hiệp đồng oxy hóa là dinatri edetat ổn định hơn công thức chỉ sử dụng chất chống oxy hóa.
Độ ổn định của netilmicin sulfat nhạy cảm với pH và ổn định ở pH thấp. Để giúp ổn định dược chất cũng như ổn định pH của thuốc tiêm cần sử dụng hệ đệm.Hệ đệm nên sử dụng là đệm citric/citrat.
Bao bì đóng ống thuốc tiêm là ống thủy tinh màu. b. Yếu tố về kỹ thuật bào chế
Netilmicin rất dễ phân hủy bởi nhiệt độ và bị ảnh hưởng bởi ánh sáng nên không sử dụng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt được. Trong quá trình pha chế và đóng ống cần sục khí nitrogen.
c. Yếu tố thuộc về điều kiện bảo quản
Bảo quản thuốc tiêm ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. 2. Xây dựng công thức thuốc tiêm netilmicin sulfat tối ưu.
Thành phần cho 1 ống thuốc tiêm netilmicin sulfat 2 ml bao gồm:
Netilmicin sulfat 288,2 mg Natribisulfit 5 mg NaEDTA 1 mg Acid citric 30,8 mg Nipagin 3,6 mg Nipasol 0,4 mg
53
H2SO4 hoặc NaOH vừa đủ pH 4,75
Nước cất vừa đủ 2 ml
3. Xây dựng được quy trình pha chế thuốc tiêm dung dịch netilmicin sulfat 4. Bước đầu theo dõi được độ ổn định của dung dịch thuốc tiêm netilmicin
sulfat pha theo công thứ tối ưu.
KIẾN NGHỊ
Do thời gian thực hiện có hạn, những nghiên cứu và đánh giá của luận văn vẫn cần tiếp tục theo dõi để hoàn thiện. Với mong muốn đưa nghiên cứu vào thực tiễn, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu: 1. Tiếp tục theo dõi độ ổn định của các mẫu thuốc tiêm netilmicin sulfat được pha theo qui trình và công thức tối ưu, đánh giá độ ổn định của thuốc tiêm sau 6 tháng bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc (40 ± 2oC) và 12 tháng ở điều kiện thường (30 ± 2oC) để dự đoán tuổi thọ của thuốc được chính xác hơn.
2. Tiếp tục nghiên cứu để triển khai đưa vào sản xuất công nghiệp chế phẩm thuốc tiêm netilmicin sulfat đồng thời tiếp tục theo dõi độ ổn định dài hạn của thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.103-165.
2. Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Một số chuyên đề về bào chế hiện đại, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.210- 238.
3. Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.139-142.
4. Bộ môn Hóa dược - Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Hóa dược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.147.
5. Bộ Y tế (2011), Kiểm nghiệm dược phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.172-176.
6. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, PL266-PL268.
7. Trần Thị Minh Thu (2004), Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt tobramycin 0,3%, Luận văn thạc sĩ dược học, tr.33 - 42.
8. Phạm Thị Ánh Tuyết (2007), Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm tobramycin, Luận văn thạc sĩ dược học, tr.25 - 48.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
9. Allen LV J. (2015), "Gentamicin 40 mg/mL for Inhalation", US Pharm, 40(7), pp. 57-58.
10. Bergan T., Michalsen H. (1982), "Pharmacokinetic assessment of netilmicin in newborns and older children", Infection, 10(3), pp. 153- 158.
11. Campoli-Richards D. M., Chaplin S., Sayce R. H., Goa K. L. (1989), "Netilmicin. A review of its antibacterial activity, pharmacokinetic properties and therapeutic use", Drugs, 38(5), pp. 703-756.
12. Craig W. A., Gudmundsson S., Reich R. M. (1983), "Netilmicin sulfate: a comparative evaluation of antimicrobial activity, pharmacokinetics, adverse reactions and clinical efficacy",
Pharmacotherapy: The Journal of Human Pharmacology and Drug Therapy, 3(6), pp. 305-314.
13. Federspil P. (1976), "Ototoxicity and nephrotoxicity of netilmicin",
Infection, 4(4), pp. 211-211.
14. Gaillard Y., Pépin G. (1997), "Use of high-performance liquid chromatography with photodiode-array UV detection for the creation of a 600-compound library application to forensic toxicology", Journal of Chromatography A, 763(1), pp. 149-163.
15. Ge Y., Cao H., Jiang S., Ren H. (2009), "Study on stabilization of netilmicin sulfate injection", Journal of Jiangsu University (Medicine Edition), 2, pp. 014.
16. Glew R. H., Pavuk R. A. (1983), "Stability of gentamicin, tobramycin, and amikacin in combination with four beta-lactam antibiotics",
Antimicrobial agents and chemotherapy, 24(4), pp. 474-477.
17. Goldstein K., Colding H., Andersen G. E. (1988), "Stability of ampicillin, piperacillin, cefotaxime, netilmicin and amikacin in an L- amino acid solution prepared for total parenteral nutrition of newborn infants", Apmis, 96(1-6), pp. 329-332.
18. Hu S., Li F. (2008), "Study on stability of Netilmicin Sulfate Dextrose Injection", Qilu Pharmaceutical Affairs, 5, pp. 032.
19. Jauregizar N., Wald J. A., Astobieta A., Sasiain J. M. R., Lukas J. C., Calvo R. (2003), "Population pharmacokinetics of netilmicin in
short‐term prophylactic treatment", British journal of clinical pharmacology, 55(6), pp. 552-559.
20. Niazi S. K. (2009), Handbook of pharmaceutical manufacturing formulations: sterile products, CRC Press, USA, pp. 343.
21. Ramani R. Y., Panigrahy B., Rath B. (2014), "Netilmicin-induced carpopedal spasm", Journal of pharmacology & pharmacotherapeutics, 5(3), pp. 211-213.
22. Regna P. P., Wasselle L. A., Solomons I. A. (1946), "The stability of streptomycin", Journal of Biological Chemistry, 165(2), pp. 631-638. 23. Rieutord A., Arnaud P., Dauphin J. F., Brion F. (1999), "Stability and
compatibility of an aerosol mixture including N-acetylcysteine, netilmicin and betamethasone", International journal of pharmaceutics, 190(1), pp. 103-107.
24. Rigge D. C., Jones M. F. (2004), "Shelf lives of aseptically prepared medicines—stability of netilmicin injection in polypropylene syringes",
Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 35(5), pp. 1251- 1256.
25. Rosenkrantz B. E., Stupak E., Stabilized Netilmicin formulations. 1982: US4327087 (A).
26. Shi J., Li X. (2005), "Evaluation of netilmicin sulfate for injection: formulation and preparation", Chinese New Drugs Journal, 14(9), pp. 1155.
27. Sweetman S. C. (2009), Martindale: The complete drug reference 36th, Pharmaceutical Press, UK, pp. 306.
28. U.S. Pharmacopeial Convention (2013), USP37 - NF32, Monograph: "Netilmicin Sulfat", "Netilmicin Sulfat Injection", pp. 4491- 4492.
29. Weiner B., McNeely D. J., Kluge R. M., Stewart R. B. (1976), "Stability of gentamicin sulfate injection following unit dose
repackaging", American Journal of Health - System Pharmacy, 33(12), pp. 1254-1259.
30. Yinqiu L., Libao Z., Bing L., Guihua H. (2010), "Influence of medical prescription and manufacturing process of Netilmicin sulfate injection on quality of product", China Pharmaceuticals, 2, pp. 031.
TÀI LIỆU TỪ TRANG WEB
31. Santa Cruz Biotechnology, "Netilmicin sulfat", Retrieved 1/8/2015, from http://www.scbt.com/datasheet-204817-netilmicin-sulfate.html.
PHỤ LỤC 1: SẮC KÝ ĐỒ Sắc ký đồ mẫu chuẩn netiimicin 100mg/ml
Sắc ký đồ mẫu thử.
PHỤ LỤC 2: DỰ THẢO QUY TRÌNH SẢN XUẤT THUỐC TIÊM NETILMICIN SULFAT.
Dạng bào chế: Dung dịch thuốc tiêm
Mục lục:
Chương I: Đặc điểm thành phẩm Chương II: Đặc điểm nguyên phụ liệu Chương III: Sơ đồ các giai đoạn sản xuất Chương IV: Thiết bị, dụng cụ và đặc điểm Chương V: Mô tả quy trình sản xuất Chương VI: Kiểm soát và kiểm nghiệm
CHƢƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẨM Thuốc tiêm: NETILMICIN 100mg/ml. 1. Công thức pha chế: cho 1 mlchế phẩm
Thành phần Tiêu chuẩn Hàm lƣợng Hoạt chất: Netilmicin USP 34 100 mg Tá dược: Natri bisulfit Dinatri edetat Acid citric Nipagin Nipasol
Natri hydroxyd 1M hoặc acid sulfuric 1M
Nước cất pha tiêm vừa đủ
BP 2009 BP 2009 BP 2009 BP 2009 BP 2009 DĐVN IV DĐVN IV 2,5 mg 0,5 mg 15,4 mg 1,8 mg 0,2 mg vđ pH 4,75 vđ 1 ml
2. Dạng bào chế: Dung dịch thuốc tiêm. 3. Tính chất:
CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN PHỤ LIỆU 1. Nguyên liệu
Tên nguyên liệu Đạt tiêu chuẩn
Netilmicin sulfat USP34
Natri bisulfit BP 2009 Dinatri edetat BP 2009 Acid citric BP 2009 Nipagin BP 2009 Nipasol BP 2009 Natri hydroxyd DĐVN IV Acid sulfuric DĐVN IV
Nước cất pha tiêm DĐVN IV
2. Phụ liệu
Tên phụ liệu Đạt tiêu chuẩn
1. Ống tiêm TCCS
2. Vỉ nhựa TCCS
3. Hộp giấy TCCS
CHƢƠNG III: SƠ ĐỒ SẢN XUẤT CÁC GIAI ĐOẠN
Đóng ống Hòa tan
Hòa tan netilmicin sulfat
Điều chỉnh về pH thích hợp
Bổ sung nước vừa đủ thể tích
Lọc 0,2 µm Natri hydroxyd 1M hoặc
acid sulfuric 1M Acid citric, NaOH, natri bisulfit, Na2EDTA
Đun nóng nước đến khoảng 90oC, hòa tan nipagin và nipasol
Để nguội
Kiểm tra độ trong
Kiểm tra thể tích
Biệt trữ bán thành phẩm
Đóng gói, hoàn thiện
Kiểm nghiệm bán thành phẩm Kiểm nghiệm thành phẩm Khí nitrogen Ống tiêm sạch
CHƢƠNG IV: MÁY MÓC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM STT Tên thiết bị - mã số Nƣớc sản
xuất
Công suất
1 Máy đóng và hàn thuốc
tiêm ROTA Đức 1000 ống/giờ
2
Máy đo pH INOLAB Đức pH: 0,000 – 14,000 (± 0,01) 3 Máy lọc nén Startorius
SM 16249 Đức 200 ml
4 Cân phân tích Sartorius
– BP121S Đức 0,1 mg - 210 g
5 Cân kỹ thuật Sartorius
TE 412 Đức 0,01-2100 g
6 Tủ sấy Kottermann Đức Nhiệt độ tối đa: 200 0C 7 Cốc có mỏ, cốc có chân, pipet chính xác, bình định mức Đức, Trung Quốc Bình định mức, cốc có mỏ: 10 ml, 20 ml, 50 ml, 100 ml, 200 ml, 500 ml, 1 L, 2 L Cốc có chân: 100 ml, 200 ml, 500 ml, 1L Pipet: 1 ml, 2 ml 8 Máy cất nước 2 lần Hamilton Anh
CHƢƠNG V: MÔ TẢ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 1. Công thức pha chế cho 01 lô 250 ống 2 ml (500ml):
Thành phần Tiêu chuẩn Hàm lƣợng Hoạt chất: Netilmicin USP 34 50 g Tá dược: Natri bisulfit Dinatri edetat Acid citric Nipagin Nipasol
Natri hydroxyl 1M hoặc acid sulfuric 1M
Nước cất pha tiêm
BP 2009 BP 2009 BP 2009 BP 2009 BP 2009 DĐVN IV DĐVN IV 1,25 g 0,25 g 7,7 g 0,9 g 0,1 g vđ pH 4,75 vđ 500 ml
2. Các giai đoạn sản xuất 2.1.Chuẩn bị nguyên phụ liệu
Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất phải được xem xét lại chất lượng