PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá chiến lược mở rộng thị trường thức ăn gia súc của công ty TNHH DE HUES tại vùng đồng bằng sông hồng (Trang 98 - 101)

1 02,77 03,5 Nhóm thức ăn hỗn hợp cho

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận

5.1.Kết luận

Từ việc phân tích tình hình thực tế của Công ty Trách nhiệm hữu hạn De Heus trong những năm vừa qua, những thành tựu đã đạt được cũng như qua một số tồn tại cơ bản chúng tôi đi tới một số kết luận sau:

1.Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó ngành chăn nuôi cũng phát triển mạnh, đây là cơ hội lớn cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn De Heus không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ của mình và từng bước đưa công ty ngày một phát triển.

2.Khái quát được thực trạng phát triển tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH De Heus giai đoạn 2011-2014.

Nhìn chung tổng sản lượng qua 4 năm có xu hướng tăng và Hà Nội vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhiều nhất. Tuy nhiên ở một số thị trường khác sản lượng tiêu thụ của công ty có xu hướng giảm điển hình là ở Bắc Ninh, năm 2011 sản lượng tiêu thụ ở đây là 3346 tấn nhưng đến năm 2014 sản lượng còn 2896 tấn. Ngoài ra các thị trường Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định sản lượng tiêu thụ ở đây rất thấp dưới 500 tấn.

Sản phẩm thức ăn cho gà và lợn được tiêu thụ nhiều nhất trong 4 năm qua và đây là thức ăn cho gà và lợn có nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu người chăn nuôi.

Thị phần của công ty TNHH De Heus trong 4 năm có tăng nhưng mức tăng không cao nguyên nhân do cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong nước. Phân phối tiêu thụ của công ty De heus chủ yếu qua các đại lý cấp I và đại lý cấp II. Công tác thị trường được chú trọng và quan tâm tuy nhiên vẫn còn nhiêu mặt hạn chế, đặc biệt khóa luận còn sử dụng ma trận SWOT để

phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty từ đó có các chiến lược cũng như giải pháp phù hợp.

3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH De Heus:

- Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiêp: kinh tế- xã hội, chính trị pháp luật, nhu cầu thị trường, nhân tố cạnh tranh, nhà cung ứng.

- Nhóm nhân tố bên trong doang nghiệp: năng lực tài chính của doanh nghiệp, năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp, chính sách sản phẩm, nhân tố giá cả, uy tín của doanh nghiệp.

4. Đưa ra được các nhóm giải pháp để góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đó là: phân tích SWOT, giải pháp xây dựng chiến lược thị trường, giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm, giải pháp xây dựng chính sách giá, giải pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ, một số giải pháp khác.

5.2.Đề xuất

5.2.1.Đối với nhà nước

Nhà nước cần có những chính sách quản lý thị trường cụ thể giúp cho các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình trong công bằng cạnh tranh, chống vi phạm pháp luật, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu trốn thuế gây ảnh hưởng xấu tới uy tín các doanh nghiệp làm ăn đúng theo pháp luật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật gây rối loạn thị trường.

Có chính sách tín dụng, ngân hàng hợp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn đầu tư thuận tiện, cho pháp các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội trên thị trường.

Nhà nước cần có những chính sách kịp thời điều chỉnh khi làm phát hoặc giảm phát xảy ra thông qua kiểm soát trên thị trường, có những biện pháp kích cầu hợp lý thông qua các chính sách thuế.

Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu để thay thế nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Ngoài ra, rất cần từ phía nhà nước các chính sách có liên quan đến nhập khẩu phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp trong nước và kích thích các giao dịch có yếu tố nước ngoài.

5.2.2.Đề xuất với công ty

- Chú trọng hơn nữa vào việc tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường làm tăng lượng giống tiêu thụ.

- Tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ buôn bán với các đối tác đặc biệt là khâu mở rộng hệ thống đại lý

- Công ty cần có một số mặt hàng mang tính chiến lược để tăng khả năng xâm nhập và phát triển thị trường.

- Công ty cần thường xuyên hơn nữa tổ chức các hội thảo quảng bá sản phẩm cho người chăn nuôi và các đại lý để họ hiểu rõ về sản phẩm và phòng chống các dịch bệnh xay ra

- Công ty cần đa dạng hóa chủng loại sản phẩm hơn nữa để tăng khả năng khai thác các khoảng trống trên thị trường.

- Hoàn thiện công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm và đào tạo đội ngũ nhân viên cho công ty và luôn tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên, để họ cơ hội phát huy thế mạnh của mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá chiến lược mở rộng thị trường thức ăn gia súc của công ty TNHH DE HUES tại vùng đồng bằng sông hồng (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w