Tình hình lao động củacông ty

Một phần của tài liệu Đánh giá chiến lược mở rộng thị trường thức ăn gia súc của công ty TNHH DE HUES tại vùng đồng bằng sông hồng (Trang 42 - 51)

Để đảm bảo kinh doanh phát triển thì lao động là một yếu tố mang tính quyết định, nó kết hợp với các yếu tố khác để thúc đẩy phát triển. Lao động là một trong các vấn đề mà cán bộ quản lý phải nắm rõ, phải điều chỉnh thế nào sao cho hài hoà, tạo nên thế mạnh.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng lao động của công ty

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013 Bình quân 1.Phân theo trình độ 93 100, 00 105 100 110 100 134 100 112,90 104,76 121,82 112,95 -Trình độ đại học 34 36,56 39 37,14 41 37,27 42 31,34 114,71 105,13 102,44 107,30 -Trình độ cao đẳng trung cấp 3 3,23 7 6,67 9 8,18 10 7,46 233,33 128,57 111,11 149,38 -Khác 56 60,22 59 56,19 60 54,55 82 61,19 105,36 101,69 136,67 113,56 2.Theo giới -Nam 84 90,32 95 90,48 98 89,09 119 88,81 113,10 103,16 121,43 112,31 -Nữ 9 9,68 10 9,52 12 10,91 15 11,19 111,11 120,00 125,00 118,56 Nguồn:Phòng nhân sự

Đội ngũ nhân viên của nhân viên công ty đều đã có thâm niên lâu năm trong nghề, có nhiều kinh nghiệm sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, nhân sự cao cấp đang là một vấn đề hết sức quan trọng đối với công ty trong nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao. Công ty thực sự gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự cao cấp, trình độ của nhân viên tuy vậy còn hạn hẹp, ít được cập nhập và được thực tế. Do vậy, công ty cần có những biện pháp để khuyến khích đào tạo những cán bộ thuộc đối tượng này. Chiến lược con người là yếu tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sự tồn tại và phát triển, từ đó có thể ngăn ngừa, phòng tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất kinh doanh của công ty.

Qua bảng tình hình lao động của công ty qua 4 năm ta nhận thấy lao động của công ty tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng trưởng nình quân cả 3 năm đạt 12,95%, trong số đó lao động trình độ đại học chiến tỉ lệ khá cao đạt 31,34 % vào năm 2014. Lực lượng lao động khác của công ty chiếm tỉ lệ lớn 61,19% vào năm 2014. Nhìn vào bảng ta dễ nhân thấy cơ cấu lao động của công ty có sự thay đổi là lức lượng lao động khác vào năm 2011 có tỉ lệ cơ cấu 60,22%, đến năm 2012 giảm xuống còn 56,19% và tiếp tục giảm vào năm 2013 chỉ còn 54,55% nhưng đến năm 2014 lại tăng lên. Lao động có trình độ đại học vào năm 2011 có 36,56%, trong 2 năm tiếp theo tăng lên thành 37,14% năm 2012 và 37,27% vào năm 2013. Qua đó ta nhận thấy chính sách mà công ty mà công ty đang áp dụng vào năm 2011 khi quyết định mở rộng thị trường thì công ty cần có lao động ở trình độ cao để nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm của công ty ra ngoài thị trường, ngoài ra nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Đến năm 2014, khi thị trường của công ty đã đi vào ổn định thì lúc này công ty cần phải tăng sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vậy nên số cơ cấu lao động của công ty lại có sự biến đổi như vậy.

Nhìn về góc độ giới, trong công ty lao động nam giới luôn chiếm tỉ lệ cao trong khoảng 90%. Đó là đặc thù của nhà máy sản xuất và tiêu thụ trực tiếp thông qua các đại lý, cùng với đó việc công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cần phải đi tiếp thị sản phẩm thì nam giới thường phù hợp hơn với nữ giới.

3.2.Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Phương pháp chọn diểm nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu nội dung nghiên cứu của đề tài chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là Công ty TNHH De Heus chi nhánh Hải Phòng, công ty có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, ngoài ra công ty có trách nhiệm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi ra toàn miền Bắc.

3.2.2.Phương pháp thu thập thông tin

 Số liệu thứ cấp

- Các báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2011- 2014

- Các sách báo, tạp chí, báo cáo, công trình nghiên cứu, tư liệu liên quan trong và ngoài nước.

 Số liệu sơ cấp

- Thu thập thông tin về phản ứng khách hàng tới sản phẩm của công ty về chất lượng mẫu mã, bao bì, giá cả, khuyến mãi. Điều tra 45 hộ chăn nuôi tại

- Hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm, ban lãnh đạo, nhân viên công ty về thị trường, sản xuất, vốn, lao động

3.2.3.Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa cho phù hợp rồi dùng phần mềm excel để tính toán và phân tich số liệu.

3.2.4.Phương pháp phân tích số liệu

 Phương pháp phân tích thống kê

Đây là phương pháp được sử dụng để phân tích xu hướng cung cầu của thị trường thức ăn chăn nuôi, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu thị

trường. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sanh nêu lên:

- Mức độ của hiện tượng

- Tình hình biến động các của các hiện tượng - Mối quan hệ các hiện tượng

Thông qua sử dụng các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển để tử đó đi đến kết luận có căn cứ khoa học.

 Phương pháp dùng các chỉ số

Thông qua các chỉ số chúng ta có thể thấy được những thành công, hay thất bại, để từ đó định vị được vị trí của công ty trên thị trường và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai.

 Phương pháp so sánh

Để thấy được tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế

 Phương pháp ma trận SWOT

Phương pháp này làm cơ sở cho việc phân tích và hoạch định chiến lược để phát triển thị trường một cách hiệu quả. SWOT là tập hợp viết tắt của những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportuntties (cơ hội), Theats (nguy cơ). Đây được coi là công cụ hữu hiệu để lựa chọn chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Phân tích theo mô hình SWOT là sự kết hợp giữa các nội dung trong các ô của ma trận phân tích để đưa ra ý tưởng hay ý đồ chiên lược của doanh nghiệp. Kết quả của phân tích SWOT sẽ cho biết doanh nghiệp mạnh điểm gì, yếu điểm gì, từ đó có thể xác định được vị thế của doanh nghiệp. Có 4 loại chiến lược tương ứng với 4 vị trí trong bảng sau:

Cơ hội

-Công nghệ -Chính sách -Đầu tư

Chiên lược điểm mạnh và cơ hôi (SO)

Chiêm lược điểm yếu và cơ hôi (WO)

Thách thức -Công nghệ -Chính sách

-Đối thủ cạnh tranh

Chiến lược điểm mạnh và thách thức (ST)

Chiến lược điểm yếu và thách thức (WT)

- Chiến lược dựa trên điểm mạnh mà doanh nghiệp có được và cơ hội thị trường: Là điều kiện doanh nghiệp có những điểm mạnh, mà các diểm mạnh này lại tương ứng với những cơ hội có thể cs trên thị trường. Do vậy chiến lược là phải phát huy hết các điểm mạnh để nắm lấy và khai thác cơ hội trên thị trường.

- Chiến lược dựa trên điểm mạnh và thách thức (ST):

Khi đó các thách thức đặt ra lại tương ứng với các điểm mạnh của doanh nghiệp. Do vậy chiến lược đặt ra là phải sử dụng những điểm mạnh có được để vươt qua những thách thức.

- Chiến lược dựa trên điểm yếu và cơ hội (WO):

Là chiến lược nhanh chóng khắc phục các điểm yếu để tận dụng được các cơ hội đang đến từ đó tạo đà phát triển cho dooanh nghiệp.

- Chiến lược dưa trên điểm yếu và thách thức (WT):

Đó là các chiến lược giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức đồng thời phải khắc phục dần những điểm yếu của mình.

3.2.5.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cho biết vị trí của doanh nghiệp trên thị trường nghiên cứu:

- Chỉ số phát triển liê hoàn cho phép so sánh sản lượng tiêu thụ của công ty và dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường trong thời gian tới.

- Giá trị sản lượng sản phẩm hàng hóa được tiêu dùng trong kỳ = Tổng (sản lượng hàng hóa I tiêu thụ trong kỳ x giá bán của sản phẩm i)

Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Tốc độ phát triển định gốc là tỉ lệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc trong dãy số. Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của hiên tượng trong thời gian dài

Ti=(i=2,3,…,n)

- Tốc độ phát triể bình quân là bình quân hóa các tốc độ phát triển liên hoàn trong các thời kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá nhịp độ phát triển trung bình của hiện tượng trong một khoảng thời gian,

Trong đó: xn:mức độ kỳ cuối cùng x1:mức độ kỳ đầu

: tốc độ phát triển bình quân - Tổng doanh thu:

TR= Trong đó:TR: tổng doanh thu

Pi: giá sản phẩm

Qi : lượng hàng hóa i được tiêu thụ - Tổng chi phí (TC):

TC=TC1+TC2

Trong đó: TC:tổng chi phí TC1:chi phí thu mua TC2 :chi phí khác

- Mức chênh lệch về chất lượng của hàng hóa so với hàng hóa cùng loại của đối thủ cạnh tranh

- Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu cách so với đối thủ cạnh tranh. - Mức ấn tượng về hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa của nhà sản xuất ra mặt hàng đó

so với hàng hóa cùng loại của đối thủ cạnh tranh.

Nhãn hiệu là một công cụ marketing quan trọng, nhà sản xuất nào xây dựng được cho mình nhã hiệu hàng hóa với những đặc trưng hấp dẫn người tiêu dùng thì sẽ tạo được cạnh tranh cao hơn đối thủ.

Một phần của tài liệu Đánh giá chiến lược mở rộng thị trường thức ăn gia súc của công ty TNHH DE HUES tại vùng đồng bằng sông hồng (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w