2.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Đánh giá chiến lược mở rộng thị trường thức ăn gia súc của công ty TNHH DE HUES tại vùng đồng bằng sông hồng (Trang 34 - 39)

2.2.1.Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trên thế giới

Đối với ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển mạnh, nhưng ngành sản xuất thức ăn chăn

nuôi công nghiệp trên thế giới vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dung thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho ngành chăn nuôi. Trong những năm gần đây thị trường thức ăn chăn nuôi có rất nhiều biến động lớn, do dịch lở mồm long móng ở gia súc (trâu, bò, lợn) và dịch cúm gia cầm bùng phát nhiều nơi trên thế giới, đặc ở một số nước châu Á như Indonexia, Thái Lan, Trung Quốc,… nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi trên thế giới. Hiện nay các quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển mạnh: Mỹ, Hà Lan,… thì nhiều các trang trại chăn nuôi lớn (vài chụ nghìn con) họ tự cung cấp nguồn thức ă chăn nuôi cho trang trại của họ bằng cách mua dây chuyền máy móc và các nguyên liệu về họ tự chế biến sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi cho trang trại của họ. Vậy ta thấy rằng quy mô chăn nuôi trên thế giới phát triển rất nhanh, do đó đã làm cho thị trường thức ăn chăn nuôi phát triển theo hướng khác (các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ chuyển kinh doanh cả các nguyên liệu dung để sản xuất thức ăn chăn nuôi để bán cho các trang trại lớn).

2.2.1. Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Không giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam có dân số khoảng 86 triệu người với một nền kinh tế đang phát triển 7-8% trong hai thập kỷ tạo tiềm năng cho khu vực chă nuôi mở rộng. Thu nhập của 70% dân số cả nước từ nông nghiệp trong đó các chuyên gia ước tính thu nhập từ chăn nuôi gia súc chiếm 70% thu nhập của người nông dân ở nông thôn. Tuy nhiên, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người nông dân nhưng ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn còn lạc hậu và không thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. (CARD 030/06 VIE, 2010)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngành chăn nuôi ở Việt Nam tồn tại chủ yếu hai hình thức: trang trại công nghiệp và trang trại hộ gia đình. Trong năm 2011, có 23.000 trang trại và 8,5 triệu hộ gia đình trang trại trên toàn quốc, trong đó bao gồm 10.000 trang trại nuôi lợn và 3.800 trang trại nuôi gia cầm. Hai phần ba trang trại thuộc các tỉnh phía Bắc, còn lại các tỉnh

phía Nam. Mặc dù chỉ sản xuất trên quy mô nhỏ và không chắc chắn về số lượng cũng như chất lượng nhưng 8,5 triệu hộ vẫn chiếm 65% số lượng lơn, 70% số lượng gà và 90% trâu và gia súc. (CARD 030/06 VIE, 2010)

Việt Nam đang trên con đường chuyển đổi chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi công nghiệp. Quá trình chăn nuôi công nghiệp mang lại nhu cầu thức ăn cao hơn và tăng 15-17% mỗi năm. Theo thông tin trung tâm các Bộ ngành công nghiệp và thương mại, nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong năm 2010 là 19,7 triệu tấn. Thức ăn chăn nuôi sản xuất là 11 triệu tấn , nhập khẩu 6 triệu tấn còn lại là nông sản có sẵn sản xuất thủ công bao gồm các sản phẩm khác từ nông nghiệp và phế phẩm các doanh nghiệp. Toàn quốc có 233 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 175 công ty có vốn trong nước và 58 công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60% tổng sản lượng, 80% thức ăn sản xuất cho lợn, 18% cho gia cầm, 2% cho gia súc. Nguyên liệu thức ăn nội địa chỉ đáp ứng được 30-40% (về giá trị) cho nhu cầu sản xuất trong nước, phần còn lại phải nhập khẩu. Theo một chuyên gia, Việt Nam nhập khẩu 90-95% đậu tương khô, 50% ngô, 80% và 100% khoáng trộn sẵn và vitamin. Đây là lý do tại sao giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam thường cao hơn 10-20% so với các nước trong khu vực khác. Dựa trên số liệu thông kê từ Tổng cục chăn nuôi, giá thức ăn chăn nuôi trong năm 2011tăng 30- 40% so với năm 2010. (CARD 030/06 VIE, 2010)

Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi ngày cang ngắn lại, điều đó cho thấy xu hướng phát triển ngành chăn nuôi trong nước ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Cách đây khoảng 5-6 năm, kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta phổ biến là 3 cấp (đại lý câp I, đại lý cấp II, đại lý cấp III, người chăn nuôi) nhưng trong những năm gần đây do quy mô chăn nuôi phát triển mạnh, nên hệ thống kênh phân phối ở nước ta là 2 cấp (đại lý cấp I, đại lý cấp II, người chăn nuôi). Đố với các trang trại quy mô hàng nghìn con (thậm chí vài trăm con) thì đã bắt đầu mua thức ăn trực tiếp từ nhà

máy chứ không qua các nhà phân phối. Vì vậy, trong tương lai với sự phát triển mạnh của ngành chăn nuôi (phát triển trang trại lớn, tập trung) thì thị trường thức ăn chăn nuôi phổ biến không còn các tác nhân trung gian. Các nhà máy sẽ bán hàng trực tiếp xuống các trang trại chăn nuôi là chính, còn một phần nhỏ thì cung cấp qua đại lý cấp I.

Nhu cầu tiêu dùng các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng cao ngày cành tăng nhanh, điều đó cho tháy trình độ chăn nuôi của người quản lý ngày càng được nâng lên.

2.2.3.Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thị trường, nhưng những công trình đó đề cập tới những sản phẩm khác nhau (như phát triển thị trường mây tre đan, nước giải khát, cà phê...). Đối với thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta còn khá mới mẻ, do vậy, cũng chỉ có ít tác giả quan tâm, nghiên cứu và các công trình đó cũng chỉ mới giải quyết một số khía cạnh về thực trạng và những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi của một số công ty.

Trong quá trình hoàn thành đề tài khóa luận của mình, em thấy một số công trình có liên quan đến đề tài “Đánh giá chiến lược mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi củacông ty TNHH DE HUEStại vùng đồng bằng sông Hồng” như sau:

Phạm Thị Thu Trang (năm 2010) “nghiên cứu một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam- khu công nghiệp Phố Nối A- Hưng Yên”- khóa luận tốt nghiệp- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Tác giả chu yếu nghiên cứu về các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty, phân tích những thuận lợi, khó khăn tác động tới quá trình tiêu thụ sản phẩm TACN của công ty.

Nguyễn Thành Đạt (năm 2012) “Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thương mại VIC, thành phố Hải

Phòng”- Khóa luận tốt nghiệp- Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả nghiên cứu về thị trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các khái niệm và các đặc điểm được tìm hiểu qua nhiều góc độ và cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Từ các khái niệm về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tác giả còn nêu ra được khái quát hóa về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm TACN trước khó khăn của nền kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty sản xuất kinh doanh TACN. Tuy nhiên để tài mới chỉ nêu ra được giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ trong khoảng thời gian nền kinh tế thị trường tốt, do đó các đề xuất kiến nghị chỉ phù hợp với nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

Qua quá trình tìm hiểu các đề tài nêu trên em có thể thấy rằng mỗi đề tài nhiên cứu liên quan đến mặt hàng TACN đều gắn với một giải pháp cụ thể như: thúc đẩy thị trường tiêu thụ, hoàn thiện quản trị kênh phân phối. Cho dù ở khía cạnh nghiên cứu nào thì các đề tài này cũng chỉ nhằm vào mục đích cuối cùng là tăng khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa lại lợi nhuận cuối cùng cho doanh nghiệp cũng như thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá chiến lược mở rộng thị trường thức ăn gia súc của công ty TNHH DE HUES tại vùng đồng bằng sông hồng (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w