Các nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bằng thay đổi lối sống và Metformin trên bệnh nhân tiền đái tháo đường (Trang 39 - 46)

ĐỀ TÀI

1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước

Theo thơng báo của Tổ chức Y tế thế giới, tốc độ phát triển của bệnh đái tháo đường tăng nhanh trong những năm qua. Đái tháo đường týp 2 đang là một cuộc khủng hoảng trên tồn cầu đe dọa sức khỏe và kinh tế cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là những nước phát triển. Nguyên nhân đầu tiên của sự gia tăng bệnh đái tháo đường trong cộng đồng là do tình trạng đơ thị hĩa nhanh chĩng, thay đổi tình trạng dinh dưỡng và gia tăng lối sống tĩnh tại. Sự gia tăng bệnh ĐTĐ ở Châu Á được đặc trưng là mức BMI thấp và trẻ tuổi so với dân số da trắng [35], [55]. Nghiên cứu Frank B. cho thấy dinh dưỡng kém

trong tử cung và trong thời thơ ấu cùng với dinh dưỡng dư thừa trong cuộc sống sau này cĩ thể gĩp phần vào sự gia tăng bệnh ĐTĐ hiện tại trong dân số Châu Á [35].

Tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường - đái tháo đường thay đổi nhiều theo từng nghiên cứu, một phần do tiêu chuẩn chẩn đốn ĐTĐ thay đổi từ mức 140 mg/dl (7,8 mmol/l) xuống mức 126 mg/dl (7,0 mmol/l) và tiêu chuẩn chẩn đốn tiền đái tháo đường từ 110 mg/dl (6,1 mmol/l) xuống 100 mg/dl (5,6 mmol/l) nhưng cũng do tỷ lệ tiền đái tháo đường - đái tháo đường gia tăng trong cộng đồng.

Tình hình đái tháo đường trên thế giới gia tăng rất nhanh theo Liên đồn đái tháo đường Quốc tế, bệnh đái tháo đường hiện nay trên thế giới khoảng 285 triệu người và ước tính sẽ tăng nhanh trong những năm tới, dự đốn đến năm 2030 cĩ khoảng 438 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Điều đáng quan tâm là tỷ lệ mắc bệnh gặp nhiều ở các nước cĩ thu nhập từ thấp đến trung bình với 2/3 trường hợp đái tháo đường xảy ra ở những nước cĩ thu nhập từ thấp đến trung bình. Năm 2010, số người giảm dung nạp glucose khoảng 344 triệu người, dự đốn con số này tăng lên khoảng 472 triệu người vào năm 2030 [35]. Đối với bệnh đái tháo đường ngày nay khi phát hiện thì bệnh nhân đã cĩ rất nhiều biến chứng, thực tế cho thấy khi phát hiện bệnh đái tháo đường trên 50% bệnh nhân này đã cĩ biến chứng tim mạch. Điều đĩ chứng tỏ biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường đã xảy ra khi bệnh nhân ở giai đoạn tiền đái tháo đường, chưa cĩ triệu chứng lâm sàng [1], [26].

Tại Mỹ, năm 2010, khoảng 1,9 triệu người Mỹ được lần đầu tiên chẩn đốn đái tháo đường. Năm 2011, số người mắc bệnh đái tháo đường rất cao khoảng 26 triệu người tương đương 8,3% trong tổng số người Mỹ mắc đái tháo đường và khoảng 79 triệu người trưởng thành mắc tiền đái tháo đường

tương đương 11,3% tuổi từ 20 trở lên. Khoảng 27% người bệnh đái tháo đường tương đương 7 triệu người Mỹ khơng biết là họ bị bệnh… [32].

Vùng Đơng Nam Á cĩ tỷ lệ rối loạn glucose lúc đĩi cao nhất vào năm 2003, và tỷ lệ rối loạn glucose lúc đĩi sẽ là 13,5% vào 2025. Khoảng 15% người ở vùng khác sẽ bị đái tháo đường hoặc rối loạn glucose lúc đĩi vào năm 2025. Khoảng 2% đến 14% (trung bình khoảng 5%) người cĩ rối loạn glucose lúc đĩi tiến triển thành đái tháo đường týp 2 mỗi năm [36]. Linstrom J. nghiên cứu thuần tập trên 4.435 đối tượng, dùng thang điểm cĩ 7 biến số: tuổi, BMI, vịng bụng, đã hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp, tiền sử tăng glucose máu, vận động thể lực dưới 4 giờ/tuần, và tiết thực nhiều rau, quả. Thời gian theo dõi 5 năm cho kết quả với số điểm trên 9 test này cĩ độ nhạy là 0,78 và 0,81; độ đặc hiệu là 0,77 và 0,76; giá trị tiên đốn dương là 0,13 và 0,05 [48].

Nghiên cứu của Chương trình Phịng ngừa ĐTĐ Mỹ cho thấy rằng một chế độ ăn kỹ lưỡng và can thiệp tập luyện làm giảm xảy ra tiền đái tháo đường và đái tháo đường týp 2 khoảng 58% trong số 1.079 người với giảm dung nạp glucose được theo dõi trong 2,8 năm và so sánh với nhĩm chứng chỉ thực hiện lời khuyên thay đổi lối sống và giả dược [52].

Nghiên cứu ở Da Qing, Trung Quốc (1997 - 2003) trên 110.660 đối tượng từ 33 trung tâm y tế được sàng lọc bằng nghiệm pháp dung nạp glucose tìm ra 577 đối tượng đạt tiêu chuẩn giảm dung nạp glucose theo tiêu chuẩn của TCYTTG, và được chia làm 3 nhĩm can thiệp gồm chế độ ăn, vận động thể lực và cả hai yếu tố trên. Nghiên cứu sau 6 năm can thiệp dự phịng đã giảm nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 ở cả 3 nhĩm lần lượt là 31%, 46% và 42% [51].

Nghiên cứu phịng ngừa đái tháo đường ở Phần Lan (2003) trên 522 người trung niên thừa cân cĩ giảm dung nạp glucose, mục tiêu của nhĩm can thiệp là làm giảm cân, giảm chế độ ăn nhiều mỡ, tăng vận động thể lực và ăn nhiều chất xơ. Kết quả cĩ cải thiện đáng kể từng mục tiêu can thiệp sau 1 đến

3 năm, cân nặng giảm 4,5 kg (sau 1 năm) và 3,5kg (sau 3 năm) và ở nhĩm chứng là 1,0 kg và 0,9 kg. Sau một năm can thiệp cĩ sự cải thiện đáng kể về lâm sàng và các chỉ số về chuyển hĩa. Chỉ số glucose máu giảm ở nhĩm rối loạn glucose lúc đĩi (-0,2 so với 0,3 mmol/l), và chỉ số HbA1c (-0,1% so với 0,1%) [49].

Trong nghiên cứu của Chương trình Phịng ngừa Đái tháo đường của Mỹ gần một nửa số người tham gia được chẩn đốn hội chứng chuyển hĩa, nhĩm người cĩ yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch cũng kèm với sự gia tăng tiền đái tháo đường và đái tháo đường týp 2. Trên những người với hội chứng chuyển hĩa, 23% nhĩm sử dụng Metformin và 38% nhĩm sử dụng thay đổi lối sống đều giảm hội chứng chuyển hĩa ở giai đoạn kết thúc nghiên cứu. Cả hai loại trị liệu thay đổi lối sống và Metformin đều làm giảm sự phát triển hội chứng chuyển hĩa.

Pharmacotherapy in T2DM checklist

US DPP (Diabetes Prevention Program): 3234 người rối loạn dung nạp glucose điều trị bằng thay đổi lối sống và Metformin.

Indian DPP (Diabetes Prevention Program): 531 người rối loạn dung nạp glucose điều trị bằng thay đổi lối sống và Metformin.

Nghiên cứu UKPDS: Lợi ích kiểm sốt đường huyết bằng metformin. Nhìn chung, thay đổi lối sống là bảo đảm và rất hiệu quả để phịng ngừa tiền đái tháo đường và đái tháo đường týp 2 và làm giảm nguy cơ tim mạch ở những người bị tiền đái tháo đường týp 2 [54]. Những nghiên cứu trên chứng minh rằng tiền đái tháo đường - tiền đái tháo đường týp 2 cĩ thể phịng ngừa được bằng thay đổi lối sống hoặc bằng thuốc.

1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sau nhiều năm đổi mới, kinh tế tăng trưởng nhanh đã phần nào cải thiện cuộc sống và sức khoẻ cộng đồng. Song chúng ta nhận thấy rằng sự biến đổi sâu sắc trong lối sống, đặc biệt của cư dân các đơ thị như Hà Nội,

Thành phố Hồ Chí Minh. Xe máy, ơ tơ gần như đã thay thế xe đạp, các cơng việc cần đến sức cơ bắp đã cĩ đội ngũ người giúp việc làm thay. Mất cân bằng trong việc nhận năng lượng và tiêu thụ năng lượng là yếu tố nguy cơ cho các bệnh béo phì, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và bệnh tiền đái tháo đường phát triển.

Theo Nguyễn Huy Cường, năm 1999 - 2001, đã tiến hành điều tra 3.555 người từ 15 tuổi trở lên với xét nghiệm glucose mao mạch lúc 17 giờ cĩ trị số trên 105 mg/dl rồi tiếp tục làm nghiệm pháp dung nạp glucose ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở nội và ngoại thành Hà Nội là 2,42%. Trong đĩ 64% mới phát hiện, tỷ lệ nội thành là 4,31% và ngoại thành là 0,61% và GDNG ở nội thành là 3,27% và ngoại thành là 1,56% [5].

Nguyễn Hải Thủy, năm 2002 - 2004, nghiên cứu 328 tu sĩ từ 15 tuổi trở lên cĩ chế độ ăn chay trường thuần túy tại Huế, ghi nhận tỷ lệ tăng glucose máu là 27,44%, tỷ lệ GDNG là 17,68%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ là 9,75%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng từ 2,1 lần ở độ tuổi từ 40 đến 59, tăng lên 3,84% lần ở độ tuổi trên 60 [22].

Nguyễn Hải Thủy và cộng sự (Huế - 2008) tỷ lệ tiền ĐTĐ là 18,5% trên 2.530 người.

Nguyễn Hứa Quang, Nguyễn Hải Thủy (2004 - 2005) nghiên cứu trên 101 đối tượng từ 40 tuổi trở lên là con của bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Các đối tượng được tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose ghi nhận tỷ lệ tăng glucose máu là 36,63%, trong đĩ ĐTĐ là 18,81% và GDNG là 17,82%. Tỷ lệ này cao hơn trong các nghiên cứu trong cộng đồng cùng độ tuổi [18].

Từ năm 2003 đến năm 2009 cĩ nhiều cơng trình điều tra dịch tễ học ĐTĐ trong nước trên nhiều tỉnh thành cho nhiều kết quả khác nhau. Theo điều tra ĐTĐ tồn quốc cuối năm 2008, tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gần gấp đơi năm 2002 (5,0% so với 2,7%) và tỷ lệ này tăng nhanh ở các thành phố lớn (4,0% năm 2000 so với 7,2% năm 2008) [4].

Tại Trà Vinh, nghiên cứu năm 2004 cho kết quả tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở người trên 35 tuổi là 3,7% [15].

Theo Trần Minh Long và cộng sự (2010) nghiên cứu tại Nghệ An, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở người từ 30 - 69 tuổi là 9,37% và tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,97% [13].

Cao Mỹ Phượng và cộng sự (Trà Vinh - 2008) tỷ lệ tiền ĐTĐ là 24,27% trên 589 bệnh nhân THA.Tại Trà Vinh.

Cao Mỹ Phượng năm 2012 nghiên cứu về bệnh đái tháo đường đã cho kết quả tỷ lệ bệnh đái tháo đường tương đương ở người trên 45 tuổi là 9,5% và tiền đái tháo đường cĩ tỷ lệ cao hơn 19,3% [16].

Nghiên cứu của Ngơ Thanh Nguyên và cộng sự (2012), nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hịa năm 2011 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ người 30 trở lên là 8,1%, trong đĩ nữ là 51,9% và nam là 48,1% [14].

Lê Anh Tuấn và cộng sự (Đà nẵng - 2010): 26,4% (134/508) đối tượng phát hiện tiền ĐTĐ qua NPDNG tại quận Hải Châu.

Những cơng trình nghiên cứu trên cho tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ, ĐTĐ khơng giống nhau do đối tượng nghiên cứu khác nhau, thời điểm khác nhau và tiêu chuẩn chẩn đốn thay đổi.

Bên cạnh rất nhiều những cơng trình nghiên cứu dịch tễ học cĩ rất ít nghiên cứu cơng bố về kết quả can thiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự (2004) trên đối tượng mắc bệnh ĐTĐ cho kết quả cĩ sự thay đổi tích cực về kiến thức, thái độ, hành vi tự chăm sĩc sau khi được giáo dục [3].

Tác giả Nguyễn Vinh Quang (2007) nghiên cứu hiệu quả can thiệp trên cộng đồng tại Nam Định, Thái Bình từ năm 2002 đến 2004 cho thấy cĩ sự thay đổi theo chiều hướng tích cực về nhận thức và hành vi, giảm tỷ lệ tiến

triển từ tiền đái tháo đường sang ĐTĐ, giảm chỉ số BMI và HbA1c sau can thiệp 18 tháng [19].

Các nghiên cứu trên đây phần nào gĩp tiếng nĩi trong lãnh vực học ĐTĐ và y học dự phịng. Tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường - ĐTĐ cĩ vẻ rất khác nhau giữa các vùng trong nước, tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường - ĐTĐ thay đổi nhiều theo từng nghiên cứu cĩ thể do đối tượng khác nhau, tiêu chuẩn chẩn đốn của tiền đái tháo đường - ĐTĐ thay đổi cùng với tình trạng đơ thị hĩa nhanh chĩng, kinh tế xã hội phát triển, lối sống tĩnh tại hưởng thụ dẫn đến con người tiếp xúc nhiều yếu tố nguy cơ trong cộng đồng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh TĐTĐ - ĐTĐ trong những năm gần đây.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bằng thay đổi lối sống và Metformin trên bệnh nhân tiền đái tháo đường (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)