Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ chất

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay (Trang 85 - 115)

lượng cao trong giai đoạn hiện nay

2.4.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững nhằm tạo điều kiện khách quan thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao hiện nay

Con người muốn tồn tại, lao động sản xuất và sáng tạo thì trước hết, theo C.Mác, phải có ăn, mặc, ở, đi lại, sau đó mới làm chính trị và nghệ thuật. Muốn phát triển NNLNCLC thì trước hết phải đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu ấy, muốn vậy phải phát triển kinh tế. Nhận thức được vấn đề quan trọng đó, UBND tỉnh đã chú ý đến việc đầu tư phát triển kinh tế, tạo điều kiện khách quan thuận lợi để phát triển NNLCLC, trong đó có sự phát triển của NNLNCLC. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, nền kinh tế Thanh Hóa đã có bước phát triển vượt bậc, kinh tế giữ được đà tăng trưởng khá và cơ bản ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đầu tư phát triển xã hội tăng nhanh. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế của tỉnh chưa bền vững, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Kinh tế thị trường chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Đánh giá tổng quát có thể khẳng định, với sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian qua chưa đáp ứng được tốt nhất điều kiện khách quan cho sự phát triển của NNLNCLC, thu nhập bình quân của NNLNCLC cùng trình độ so với nam còn thấp, đời sống kinh tế của một bộ phận NNLNCLC trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để đáp ứng điều kiện khách quan cho sự phát triển NNLNCLC trong thời gian tới Thanh Hóa cần đẩy mạnh phát triển kinh tế. Cụ thể cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích việc tham gia và

phân bổ NNL công bằng hơn. Phát triển kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho NNLNCLC, giúp cho họ có cơ hội nâng cao thu nhập và mức sống của bản thân và

gia đình. Khi đã có thu nhập độc lập, NNLNCLC sẽ có tiếng nói và quyền quyết định các công việc trong gia đình. Chẳng hạn như việc đầu tư vào mua các vật dụng cần thiết phục vụ cho cuộc sống hay đầu tư vào các phương tiện và dịch vụ trong gia đình nhằm giảm bớt công sức của NNLNCLC khi thực hiện các công việc trong gia đình. Từ đó sẽ có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động khác, dù với mục đích tạo thu nhập hay làm công tác xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho việc học tập của NNLNCLC nhằm nâng cao trình độ, phát triển kỹ năng nghề nghiệp góp phần làm thay đổi tư duy của xã hội về họ. Đồng thời khi có thu nhập, NNLNCLC sẽ chủ động trong việc lựa chọn cơ hội học tập nâng cao trình độ, từ đó có điều kiện phát triển bản thân ở mức cao hơn.

Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2011 - 2020 và Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

- Cần tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng lực lượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và giảm ở lĩnh vực nông nghiệp. Tận dụng mọi điều kiện khách quan thuận lợi của đất nước để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm và thu hút đông đảo NNLNCLC có cơ hội được tham gia phát triển kinh tế ngày càng tăng, từ đó giúp cho NNLNCLC có thu nhập cao hơn.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường để tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho việc phát triển NNLNCLC. Bên cạnh việc nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều ngành nghề và việc làm cho NNLNCLC, được tham gia lựa chọn sao cho phù hợp với năng lực và trình độ, thì nền kinh tế thị trường còn giúp cho việc thay đổi những quan niệm và thói quen cũ, lạc hậu gắn với nền kinh tế tự cung, tự cấp. Cụ thể là quan niệm coi thường phụ nữ và phụ nữ phải dựa vào nam giới chuyển thành sự độc lập, tự chủ của nữ giới tăng lên, thúc đẩy họ tự giác phấn đấu đóng góp sức mình đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho việc thể hiện năng lực, tài năng của mỗi người, trong đó có NNLNCLC. Ngoài ra, Nhà nước cần tiếp tục mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế, đồng thời cũng nhằm mục đích tạo ra nhiều việc làm để NNLNCLC có cơ hội

được tham gia, học tập nâng cao trình độ và khả năng quản lý, tạo điều kiện khách quan thuận lợi để NNLNCLC có điều kiện phát triển tốt nhất.

Tóm lại, việc thực hiện giải pháp kinh tế trên để xóa bỏ tận gốc cơ sở kinh tế của những tâm lý, tập quán, thói quen, lối sống lạc hậu của nền sản xuất nhỏ trong xã hội cũ để lại, tạo tiền hình thành thói quen, lối sống văn minh, tiến bộ. Đồng thời, việc phát triển kinh tế sẽ tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi, nâng cao điều kiện sống và làm việc cho NNLNCLC. Kinh tế phát triển sẽ từng bước thỏa mãn mức độ nào đó những nhu cầu vật chất và tinh thần của NNLNCLC, thông qua đó mà hấp dẫn, lôi cuốn họ tham gia tích cực vào hoạt động lao động sáng tạo. Đây chính là một yếu tố cơ bản tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho sự phát triển của NNLNCLC trong tương lai.

2.4.2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, tăng cường chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Thanh Hóa

* Về giáo dục - đào tạo cho NNLNCLC Thanh Hóa

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa năm 2011 ghi: "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" [14, tr. 77]. Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng, phát huy mặt tích cực và khắc phục những yếu kém trong công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH tỉnh Thanh Hóa cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục - đào tạo, cụ thể:

Một là, tiếp tục đổi mới quá trình đào tạo NNLNCLC.

Đào tạo cơ bản để trang bị kiến thức, kỹ năng tối thiểu với công việc đang đảm nhiệm. Đào tạo phải linh hoạt, thiếu kiến thức ở lĩnh vực nào thì đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đó. Tránh đào tạo tràn lan và kém hiệu quả. Ngoài ra còn chú ý đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn.

Các trường và các cơ sở đào tạo phải trang bị cho sinh viên nói chung, sinh viên nữ nói riêng những kiến thức về chính trị xã hội, giúp họ nhận thức đúng đắn về những vấn đề xảy ra xung quanh trong xã hội hiện đại góp phần làm cho một bộ phận sinh viên trong đó có nữ sinh viên khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức,

mờ nhạt về lý tưởng, thiếu hoài bão,... Có làm như vậy sinh viên nữ mơi có đủ phẩm chất, năng lực, tự tin bước vào tham gia NNLNCLC phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh có hiệu quả cao.

Khuyến khích NNLNCLC học tập nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức khác nhau và phải có chính sách ưu tiên cho phù hợp từng khu vực, vùng miền để đảm bảo NNL cho từng địa phương tránh thiếu hụt ở một số nơi, đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí cho quá trình học ở trình độ cao nhằm tạo ra NNLNCLC có chất lượng cho tỉnh Thanh Hóa.

Hai là: Tăng cường đầu tư cho quá trình đào tạo NNLNCLC, góp phần nâng cao chất lượng NNL.

Định kiến giới đã dẫn đến người vợ và trẻ em gái ít có cơ hội được đầu tư cho sự phát triển con người hơn. Đa số các gia đình cho rằng, đầu tư cho người vợ và trẻ em gái thu được ít lợi suất cho gia đình hơn là đầu tư cho người chồng và trẻ em trai. Do vậy, tình trạng thất học, không được chăm sóc sức khỏe ở trẻ em gái cao hơn so với trẻ em trai. Trong quan hệ vợ chồng cũng tương tự, người vợ ít được đầu tư cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe hơn so với người chồng. Gia đình là nơi đầu tiên xóa bỏ định kiến giới, làm thay đổi các quyết định đầu tư bất bình đẳng giữa nam và nữ. Việc đầu tư các nguồn lực của gia đình bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái sẽ tạo cơ hội cho nam giới và nữ giới cùng được học tập nâng cao trình độ (văn hóa, nghề nghiệp), tiếp cận thông tin và khoa học kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe. Từ đó, tạo điều kiện cho nữ giới có đủ khả năng về tri thức, sức khỏe tham gia thị trường lao động, kể cả thị trường lao động đòi hỏi trình độ cao.

Theo kết quả nghiên cứu xã hội học cho thấy, người vợ có học vấn cao và hiểu biết xã hội rộng sẽ tác động tốt đến việc nuôi dạy con. Học vấn của người mẹ sẽ làm cải thiện chế độ dinh dưỡng của con cái, thông qua chất lượng chăm sóc mà người mẹ dành cho con. Nghiên cứu các nước đang phát triển cho thấy, mối quan hệ ngược chiều mạnh giữa số năm đi học bình quân của người mẹ với tỷ lệ tử vong của trẻ. Điều tra về nhân khẩu và sức khỏe mới nhất tại Thanh Hóa cho thấy tử vong của trẻ dưới 5 tuổi thấp hơn tại các gia đình mà người mẹ có đi học tiểu học so với gia đình mà người mẹ không đi học, và còn thấp hơn nữa ở các gia đình mà người mẹ học đến trung học. NNLNCLC có học vấn cao hơn dường như sử dụng các dịch vụ

chăm sóc con cái chính quy và đưa con đi tiêm chủng đầy đủ. Các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới đều cho thấy trình độ của người mẹ quyết định đến sự thành công của con trong học vấn và sự nghiệp. Những người mẹ “thông minh” sẽ dạy con với những phương pháp thông minh nhất và kết quả là con của họ cũng thành những người “thông minh”. Bên cạnh đó, vai trò cá nhân của người mẹ trong những năm đầu đời của đứa trẻ là con đường chính để bất bình đẳng giới có thể làm ảnh hưởng tới các thế hệ sau. Dinh dưỡng và sức khỏe của người mẹ kém có thể có những tác hại lớn cho việc mang thai và khả năng nuôi dưỡng con của người mẹ. Sự thất học và phụ thuộc vào người khác của người mẹ sẽ lấy đi sự hiểu biết và sự tự tin, làm suy giảm khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ con của người mẹ. Đối với đứa trẻ sống trong đói nghèo ít có khả năng tiếp cận tới sự chăm sóc và phòng bệnh chính quy, thì người mẹ trở thành người bảo vệ đầu tiên và duy nhất. Như vậy, sức khỏe, học vấn, khả năng quyết định của người mẹ, nhận thức của người mẹ về giới,… có vai trò quan trọng đối với việc sinh con (số con, khoảng cách giữa các lần sinh), cách nuôi dạy con, nhận thức của các thành viên gia đình về giới và bình đẳng giới,… Do vậy, phân bổ nguồn lực trên cơ sở bình đẳng giới góp phần đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình. Khi hiểu biết, học vấn, sức khỏe của NNLNCLC được nâng cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các thành viên gia đình, đặc biệt là con cái, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh.

Ba là: Đề cao công tác giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức tinh thần cho NNLNCLC Thanh Hóa.

Đào tạo NNLNCLC không chỉ kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn nghề nghiệp mà còn bao gồm cả những kiến thức về văn hóa, nhân văn, những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ xứ Thanh.

Yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; Ý thức tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học, công nghệ và kĩ năng nghề nghiệp; tinh thần năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên trong cuộc sống; ý thức xây dựng lối sống văn hóa; ý thức pháp luật; Phẩm chất nhân hậu, vị tha; Ý thức rèn luyện sức khỏe nhằm xây dựng hình ảnh người phụ nữ Thanh Hóa chuẩn mực trong thời đại mới. Bên cạnh đó với vai trò là người mẹ - người thầy đầu tiên của những đứa con, người vợ có trách nhiệm quan

trọng trong việc "xây tổ ấm" gia đình, họ phải được giáo dục để trở thành những nhà giáo dục, phải có kiến thức trong việc tổ chức cuộc sống gia đình. Có như vậy mới tạo ra được một con người đầy đủ hoàn thiện cả tài và đức phù hợp với yêu cầu phát triển của thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.

Phát huy giá trị đạo đưc truyền thống, tiếp nhận những giá trị đạo đức mới phải đi đôi với việc loại bỏ những tâm lý, thói quen lạc hậu do ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ như: Sự chủ quan, bảo thủ, lề lối làm việc tùy tiện, thụ động, tâm lý tự ty của NNLNCLC. Để có được những NNLNCLC có phong cách tốt, có nhân cách tinh thần lao động phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH phải tập trung phát triển kinh tế, xóa bỏ tận gốc cơ sở kinh tế của những tâm lý, thói quen, lối sống lạc hậu của nền sản xuất nhỏ, tạo tiền đề xây dựng thói quen, lối sống văn minh hiện địa, đồng thời phải đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống cho NNLNCLC, tạo ra các phong trào thi đua thiết thực thu hút NNLNCLC tham gia nhằm xây dựng hình mẫu NNLNCLC mới, những chủ nhân thực sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh. Đặc biệt quan tâm tới việc nêu gương người tốt, việc tốt của các tầng lớp phụ nữ Thanh Hóa. Người tốt việc tốt chính là chững con người có phẩm chất cao quý trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và học tập, những tấm gương sáng về sự kết hợp hài hòa giữa ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, đức hy sinh, nghị lực sống và tài năng sáng tạo không ngừng. Họ không nhứng thôi thúc NNLNCLC noi theo mà còn góp phần thay đổi những nhận thức chưa dầy đủ về vị trí và vai trò của NNLNCLC trong gia đình và xã hội, từng bước xóa dần những định kiến về giới đã tồi tại trong xã hội hàng nghìn năm.

Bốn là: Gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động

Trước thực trạng và nguyên nhân sinh viên, học sinh chưa có việc làm, để nâng cao hiệu quả đào tạo, sử dụng NNL trong đó có NNLNCLC sau đào tạo, thời gian qua các ngành chức năng của tỉnh đã thành lập nhiều đoàn thanh, kiểm tra, giám sát việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm đã được chấn chỉnh kịp thời, đặc biệt là việc liên kết đào tạo. UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống các trường đào tạo, dạy nghề và quy hoạch phát triển NNLCLC của tỉnh đến năm 2020

để điều chỉnh, bổ sung sát thực tế, bảo đảm có sự gắn kết giữa đào tạo với sử dụng. Triển khai thực hiện hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau Trung học phổ thông theo tinh thần Chỉ thị số 10 ngày 5-12-2011 của Bộ Chính trị và Kết luận số 51 ngày 29-10-2012 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), đồng thời làm tốt công

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay (Trang 85 - 115)