Thực trạng phát triển NNLNCL Cở Thanh Hóa hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay (Trang 46 - 65)

2.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh có có quy mô dân số lớn (đứng thứ 3 của cả nước, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh); Tháp dân số vào loại trẻ; Tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,32% (năm 2001) xuống còn 0,72% (năm 2010). Năm 2010, dân số trung bình của toàn tỉnh là 3.412 nghìn người, trong đó, dân số thành thị là 359 nghìn người, chiếm tỷ lệ 10,5%; Dân số nông thôn là 3.053 nghìn người, chiếm tỷ lệ 89,5% dân số của tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng cao và tăng nhanh làm cho tỷ lệ người phụ thuộc giảm từ 73,4% năm 1999 xuống còn 45,5% vào năm 2009, đạt tỷ lệ cơ cấu dân số vàng. Bởi vậy, NNLN ở trong tỉnh cũng không ngừng phát triển (chiếm 51% dân số toàn tỉnh, trên 52% lực lượng lao

động). Đây là một lợi thế về nguồn cung lao động nhưng cũng là sức ép lớn về đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động trong những năm tới.

Số lượng nguồn nhân lực đang làm việc trong các ngành có sự khác biệt nhất định. Ở một số ngành tỷ lệ nhân lực nữ tham gia cao. ví dụ, năm 2012 ngành Giáo dục và Đào tạo nữ chiếm 78% so với tổng số lao động toàn ngành, tương tự như vậy ngành y tế 63%; thương nghiệp 59,6%; tài chính ngân hàng 59% ngành có tỷ lệ NNLN thấp. Ví dụ, ngành công nghiệp và xây dựng nữ chiếm 16,5% so với tổng số lao động toàn ngành. Qua đó ta thấy tỷ lệ nhân lực nữ tham gia trong ngành Giáo dục và Đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất và chưa có sự thay đổi nhiều trong những năm tiếp theo. Thực tế, ở ngành giáo dục, thu nhập và điểm đầu vào của trường sư phạm là thấp hơn so với một số ngành khác. Như vậy có thể thấy ngành sư phạm nữ nhiều hơn nam cũng có nghĩa là chất lượng ngành sư phạm còn thấp hơn một số ngành khác trong xã hội. Hơn nữa thực tế khách quan xã hội vẫn còn tâm lý bất bình đẳng giới, đó là nữ giới vào ngành sư phạm sẽ ổn định và nhu cầu có thu nhập cao không phải là bức thiết đối với nữ.

Bảng 2.3: Cơ cấu lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2011

Đơn vị: %

Tổng số

Thành thị Nông thôn

Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ

100 100 100 100 100 100

Không có trình độ chuyên môn kỹ

thuật 68,9 67,1 700,9 89,8 88,6 91,0 Dạy nghề 6,0 9,1 2,6 2,5 4,0 0,9 Trung cấp chuyên nghiệp 7,2 5,8 8,8 3,4 3,2 3,7 Cao đẳng 3,5 2,5 4,6 1,5 1,0 2,1 Đại học trở lên 14,3 15,5 13,1 2,8 3,1 2,4

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa

Năm 2011 NNLN ở thành thị có trình độ Đại học trở lên là 13,1% trong khi đó ở nông thôn chỉ có 2,4 %. Qua đó ta thấy, ở thành thị có điều kiện kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao hơn ở nông thôn nên NNLNCL trình độ đại học trở lên ở

thành thị có điều kiện phát triển lớn hơn nhiều (gần 6 lần) ở nông thôn. NNLNCLC có trình độ cao đẳng ở thành thị 4,6%, cao hơn nam 2,5%, tỷ lệ này ở nông thôn nữ là 2,1%, nam 1,0% và ngược lại NNLNCLC có trình độ đại học trở lên ở thành thị 13,1% thấp hơn nam 15,5 %, tỷ lệ này ở nông thôn nữ là 2,4%, nam 3,1%. Bởi vì người phụ nữ bước ra khỏi cánh cửa gia đình để đi học tập nâng cao trình độ bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách không dễ vượt qua. Thêm vào đó, định kiến về bình đẳng giới, về vai trò và năng lực của phụ nữ trong xã hội còn khá nặng nề, thậm chí trong một bộ phận cán bộ, công chức vẫn có nhiều người coi thường phụ nữ đã tạo cho họ một tâm lý tự ty, yên phận không phấn đấu hết khả năng và luôn bằng lòng với gì mình đã có. Tư tưởng này chính là căn nguyên tác động đến việc càng ở trình độ học vấn cao số lượng nữ càng ít hơn nam giới. Hơn nữa với phụ nữ trẻ, khó khăn càng nhiều hơn khi có con nhỏ và công việc gia đình. Chính vì vậy, nhiều cán bộ nữ bị quá tải về sức lực, thiếu thời gian nghỉ ngơi, trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin; gánh nặng gia đình làm giảm sút sự thăng tiến, vươn lên và ngại tham gia các hoạt động học tập nâng cao trình độ của họ.

Bảng 2.4: Tỷ lệ NNLNCLC phân theo trình độ tham gia vào hoạt động kinh tế

Đơn vị: %

Trình độ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Cao đẳng 82,3 81,5 81,7 80,2 ĐH và sau ĐH 84,2 84,7 85,1 84,9

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh Xã hội Thanh Hóa

Trong những năm qua, tỷ lệ nhân lực nữ chất lượng cao (trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học) có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, nhân lực nữ có trình độ cao đẳng tham gia vào hoạt động kinh tế có xu hướng giảm (giảm từ 82,3% năm 2007 đến năm 2011 chỉ còn 80,2%). Ngược lại , trình độ đại học và sau đại học cao xu hướng tăng lên (năm 2007 chiếm 84,2%, năm 2011 tăng lên 84,9%). Qua số liệu thống kê trên ta có thể thấy một bộ phận NNLNCLC được đào tạo không tham gia vào hoạt động kinh tế vì đa phần NNLNCLC ở độ tuổi sinh sản. Một bộ phận khác vẫn còn tâm lý phụ nữ chỉ dành cho gia đình nên sau khi thành lập gia đình ở nhà lo việc nội trợ mà không tham gia hoạt động kinh tế xã hội. Như vậy có thể thấy

NNLNCLC không tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội vẫn chiếm hơn 10%. Đây là sự lãng phí lớn về NNLNCLC cho sự phát triển bền vững của Thanh Hóa hiện nay và trong thời gian tới. Xã hội vẫn còn định kiến và đóng góp của họ, nhưng bản thân NNLNCLC cũng vẫn chưa tự đấu tranh, cố gắng để vượt qua được thiên kiến của xã hội về bản thân nên họ vẫn chấp nhận như một lẽ đương nhiên là phụ nữ trước hết phải dành cho gia đình. Họ được đào tạo đầy đủ nhưng vẫn chấp nhận ở nhà lo việc nội trợ.

Bên cạnh lực lượng NNLNCLC như đã nêu ở trên hàng năm tỉnh còn được bổ sung thêm một lực lượng từ các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trường Đại học Hồng Đức có quy mô đào tạo lớn nhất ở tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm, trường Đại học Hồng Đức đào tạo cho ra trường từ 4.000 đến 4.500 sinh viên Đại học và Cao đẳng , trong đó hệ chính quy chiếm khoảng 70%. Trường Đại học Hồng Đức hiện đang đào tạo thạc sĩ 4 chuyên ngành và tham gia đào tạo 6 chuyên ngành khác, 29 ngành đào tạo bậc đại học và 18 ngành bậc cao đẳng; ngoài ra nhà trường còn liên kết đào tạo một số chuyên ngành với các trường đại học khác. Hiện nay, nhà trường đang tập trung nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào tạo, gắn với thực hành, đặc biệt gắn kế hoạch đào tạo với nhu cầu xã hội và yêu cầu của người học góp phần quan trọng trong việc đào tạo NNLCLC trong đó có NNLNCLC cho tỉnh và cho đất nước. Tuy nhiên, năm nào các trường cũng tuyển sinh mỗi ngành lên đến hàng trăm sinh viên, thậm chí có ngành lên đến cả ngàn sinh viên, nhưng khi ra trường rất nhiều sinh viên thất nghiệp. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có gần 25 nghìn sinh viên (sinh viên nữ chiếm khoảng 50,6%) ra trường không có việc làm. Đây là một vấn đề bức xúc cần có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Thất nghiệp và thiếu việc làm không chỉ là một sự lãng phí nhân lực mà còn giảm chất lượng cuộc sống do giảm thu nhập, tác động tiêu cực tới sự phát triển nhân cách người lao động do thiếu môi trường để khẳng định mình. Thất nghiệp thiếu việc làm của NNLNCLC còn ảnh hưởng lớn tới vị thế bình đẳng của NNLNCLC trong gia đình và xã hội cũng như tới sự phát triển NNLNCLC trong quá trình CNH,HĐH của Tỉnh.

2.2.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Thanh Hóa

Chất lượng NNLNCLC thể hiện tổng hòa nhiều yếu tố, song khái quát lại có thể đánh giá theo 3 khía cạnh chủ yếu là trí lực, thể lực và phẩm chất đạo đức tinh thần.

Mặt trí lực nguồn nhân lực nữ chất lượng cao (trình độ học vấn)

Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa số lượng nữ sinh trúng tuyển vào các trường Cao đẳng Đại học ngày càng tăng so với những năm trước đây. Năm 2006, tỷ lệ sinh viên nữ chỉ đạt 44,52% thì đến năm 2011 tỷ lệ này đã là 53,05% (tăng 9,47%). Với tỷ lệ sinh viên nữ như trên là lực lượng bổ sung vào NNLNCLC nhanh chóng cho những năm tiếp theo.

Năm 2011 Thanh Hóa đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao trình độ NNLNCLC. Số lao động nữ được tạo việc làm mới là 27.799 người, chiếm 50,5% trong tổng số lao động được tạo việc làm mới. Tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo nghề là 16.624 người, chiếm 31% tổng số lao động được đào tạo nghề. Tỷ lệ thất nhiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị năm 2011 giảm còn 5,6%. Nữ là cán bộ, công chức trong tổng số cán bộ, công chức được đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, hành chính ngoại ngữ tin học đạt 98%. Số phụ nữ được tiếp cận y tế là 96%,...

Việc giảm khoảng cách bất bình đẳng giới trong giáo dục- đào tạo đã đạt được những kết quả quan trọng. Những năm gần đây, ở Thanh Hóa tỷ lệ nữ tốt nghiệp ở các cấp học trên tổng số học sinh tốt nghiệp ở cùng trình độ đạt mức cao. Năm 2010-2011, tỷ lệ nữ trên tổng số học sinh tốt nghiệp tiểu học là 51,3%, ở trung học cơ sở là 49,2% và cấp trung học phổ thông là 50,8%. Việc đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp các cấp cao và cân bằng của cả nam và nữ là rất quan trọng, đặc biệt là đối với nữ. Đây không chỉ là cơ sở nâng tỷ lệ nữ ở bậc cao đẳng, đại học mà còn là điều kiện để phụ nữ tham gia vào các hình thức đào tạo nghề, giúp phụ nữ nắm bắt được cơ hội và tham gia vào đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lành nghề để tìm việc làm và có vị thế ngày càng cao trong xã hội, đồng thời góp phần phát triển NNLNCLC cho tỉnh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đào tạo NNLCLC cho tỉnh, chất lượng NNLNCLC còn rất nhiều bất cập. Chất lượng giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông còn thấp, còn chưa có sự gắn bó chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động dẫn đến chất lượng và nội dung đào tạo, cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Tỉnh Thanh Hóa cũng chưa hình thành được các trường, các trung tâm đào tạo NNLCLC theo ngành nghề và công nghệ mới.

Theo thực tế điều tra NNLCLC tỉnh Thanh Hóa có học hàm học vị thấp hơn so với tiềm năng và nam giới. Bởi NNLNCLC luôn gặp khó khăn về mặt chủ quan

và khách quan trong việc học tập nâng cao trình độ và phấn đấu để đạt được các chức danh khoa học. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học đa phần NNLNCLC dành thời gian cho việc sinh con, nuôi con và gia đình, họ không còn thời gian học tập nâng cao trình độ, trong khi họ phải tham gia cả công việc ngoài xã hội. Họ phải gánh vác cùng một lúc nhiều nhiệm vụ, song kinh tế lại khó khăn nên phần lớn họ nhường phần học tập, nâng cao trình độ, phấn đấu sự nghiệp cho người chồng và chấp nhận thiệt thòi về mình. Họ luôn luôn chấp nhận thấp kém hơn nam giới. Họ luôn bằng lòng với cái mà mình có mà ít có quyết tâm phấn đấu để vươn lên khẳng định mình. Họ muốn dựa vào nam giới và coi đó như là điểm tựa của chính mình mà không muốn đứng ngang hàng với nam giới. Đây là tâm lý chung của đại bộ phận phụ nữ, trong đó có NNLNCLC Thanh Hóa.

Theo báo cáo số liệu Hội phụ nữ tỉnh Thanh Hóa năm 2006 tỷ lệ NNLNCLC có trình độ trên đại học, nữ tiến sĩ 9 người; nữ thạc sĩ là 139 người; đại học, cao đẳng 18.604 người. Đến năm 2011 tỷ lệ này đã tăng lên nữ tiến sĩ 14 người; nữ thạc sĩ 162 người; đại học, cao đẳng 30.163 người. Qua đó có thể khẳng định UBND tỉnh chưa có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể ưu tiên cho NNLNCLC học tập nâng cao trình độ nên NNLNCLC có trình độ trên đại học còn thấp. Bên cạnh đó, vẫn có những chính sách bất bình đẳng giới xảy ra nên NNLNCLC không muốn phấn đấu học tập nâng cao trình độ. Bởi vì, NNLNCLC sau khi thu xếp được công việc gia đình, bố trí thời gian học tập nâng cao trình độ thì nhiều người không còn trong độ tuổi quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt. Hơn nữa, nhiều khi NNLNCLC cố gắng vượt qua khó khăn, vất vả để phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, địa vị cao trong xã hội thì họ bị mất rất nhiều thứ, trong đó có gia đình nên họ không muốn đánh đổi những điều thiêng liêng đó, dẫn đến hiện tượng càng lên cao tỷ lệ nữ giới càng giảm là một tất yếu xảy ra trong xã hội ngày nay.

* Về mặt thể lực NNLNCLC

Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe phụ nữ có liên quan mật thiết đêna sức khỏe của trẻ em, đến khả năng lao động của thế hệ tương lai, với năng xuất lao động của lực lượng lao động nữ, cũng như đến sức khỏe của thành viên trong gia đình, nên trong chiến lược phát triển NNLCLC, tỉnh đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ ở cả hai góc độ: người mẹ và người lao động. Chiều cao, trọng lượng cơ thể và trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực Thanh Hóa nói chung và phụ nữ nói riêng trong những năm qua đã được cải thiện nhiều. Về mặt tầm vóc

(chiều cao, cân nặng) phụ nữ Thanh Hóa đến nay vẫn dưới mức trung bình thấp của thế giới. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Thanh Hóa ngày càng được nâng lên năm 2006 là 72,4 tuổi lên 73,5 tuổi năm 2012 trong khi tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 73,2 tuổi. Đây là một tiến bộ, một cố gắng lớn của người dân Thanh Hóa và ngành y tế trong những năm qua. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe (giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa) cho phụ nữ đã được quan tâm hơn. Năm 2010 tỷ lệ dân số được nghe Đài tiếng nói Việt Nam đạt 98,9%, được xem Đài truyền hình là 90,5%, có 38% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, 475 cơ sở đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chính vì vậy sức khỏe, độ dẻo dai của thần kinh, cơ bắp của phụ nữ Thanh Hóa nói chung và NNLNCLC nói riêng cũng được nâng lên họ lao động với cường độ lớn và chịu áp lực do công việc đặt ra. Song để làm tốt hơn vai trò của mình trong công cuộc CNH, HĐH vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đối với chất lượng NNLNCLC về mặt thể lực. Các cuộc khảo sát và nghiên cứu gần đây cho thấy thể lực của NNLNCLC đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực của nhiều yếu tố: Đó là điều kiện vệ sinh an toàn lao động, còn có sự phân biệt thực hiện bảo hiểm xã hội và các chế độ khác đối với lao động làm việc lâu năm và lao động mới vào nghề, giữa nam và nữ. Với xu thế cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp có xu hướng giảm chi phí liên quan đến chế độ của người lao động càng làm cho vấn đề bảo vệ sức khỏe của NNLN trở nên cấp bách hơn.

Như vậy, mặc dù việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho NNLNCLC

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay (Trang 46 - 65)