nước về phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao với hiện thực triển khai trong thực tế
Mặc dù pháp luật không có sự phân biệt nam nữ, nhưng thực tế các quy định cho nam và nữ vẫn còn khoảng cách, bất lợi lớn vẫn nghiêng về phụ nữ. Bất bình
đẳng giới ở Thanh Hóa vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và là rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ. Cụ thể, quy định bình đẳng giới chưa rõ ràng, bất hợp lý trong sử dụng, chế độ ưu đãi và thu nhập; Độ tuổi đề bạt, thăng tiến; Giải quyết mối quan hệ giữa ưu tiên và bình đẳng cho phụ nữ thể hiện chưa cụ thể.
Theo điều tra của HLHPN Thanh Hóa chỉ số bất lợi giới liên quan đến sự phân bố giới theo cấp bậc trong việc làm, nam giới có xu hướng được hưởng lợi nhiều hơn từ những công việc nằm ở vị trí có quyền ra quyết định và họ là đối tượng có được triển vọng nghề nghiệp nhiều hơn và tiền lương cao hơn. Rất nhiều trong số các công việc này thuộc lĩnh vực kỹ thuật hoặc mang tính chuyên môn. Kể cả trong những khu vực NNLNCLC chiếm ưu thế thì NNLNCLC cũng hiếm khi được giao những vị trí có uy tín, tầm ảnh hưởng mà chủ yếu tập trung ở những việc làm ít có cơ hội nâng cao tay nghề hoặc chuyên môn. Ví dụ, mặc dù NNLNCLC chiếm 78% số việc làm trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nhưng các đơn vị giáo dục thường do nam giới lãnh đạo. Số nam giới làm quản lý hoặc giám đốc nhiều gấp năm lần số nữ giới.
Chỉ số bất lợi giới đó là, gánh nặng phải cân đối giữa công việc và trách nhiệm gia đình, một số NNLNCLC phải làm việc với lương thời gian nhiều hơn. Theo một đánh giá về Bình đẳng giới của Hội LHPN Thanh Hóa, năm 2010, NNLNCLC làm việc trung bình 13 giờ một ngày so với nam giới là 9 giờ. Cũng điều tra này trong năm 2010 cho thấy trong khi NNLNCLC bỏ ra thời gian tương đương với nam giới trong các hoạt động kiếm thu nhập thì nam giới lại không chia sẻ công việc gia đình ở mức tương đương khiến cho NNLNCLC phải chịu gánh nặng công việc không cân bằng. Chính điều này làm cho NNLNCLC cảm thấy quá mệt mỏi dẫn đến họ dễ thỏa hiệp và bằng lòng với cái mình đang có hoặc có thể chấp nhận như một lẽ tự nhiên về sự hơn hẳn của nam giới ngay trong cả suy nghĩ và hành động.
Sự khác biệt ở tuổi nghỉ hưu hiện hành đang là một nguyên nhân lớn gây cản trở tới các cơ hội nghề nghiệp, cơ hội đề bạt thăng tiến của NNLNCLC, đặc biệt trong lĩnh vực công. Tuổi nghỉ hưu của NNLNCLC thấp hơn (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi ) là một lý do dẫn đến việc hạ thấp tuổi tham gia đào tạo cũng như hạ thấp khả năng đề bạt, thăng tiến của NNLNCLC, … Đây là một trong những rào cản, hạn chế khả năng cạnh tranh của lao động NNLNCLC so với nam giới, không phát huy tối đa nguồn lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội.