Nguyên nhân của thực trạng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay (Trang 65 - 70)

lượng cao ở Thanh Hóa hiện nay

2.2.2.1. Nguyên nhân của thành tựu

Trong những năm qua, NNLNCLC đã có những bước tiến bộ vượt bậc, thể hiện qua những số liệu kể trên. Có được những kết quả như vậy là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, lãnh đạo Tỉnh luôn lấy việc phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực chất lượng cao trong đó có NNLNCLC làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của Tỉnh. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được quan tâm hàng đầu, có nhiều chính sách ưu tiên.

Thứ hai, hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Thanh

Hóa đã đạt được những thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, đây là một trong những yếu tố

cơ bản góp phần tạo điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy cho NNLNCLC vươn lên học tập, nâng cao trình độ và khẳng định mình trong xã hội. Thực tế cho thấy, trình độ NNLNCLC tác động không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. NNLNCLC ngày càng được nâng cao bao nhiêu thì họ lại có điều kiện chăm sóc sức khỏe sinh sản đầy đủ, có hiểu biết bấy nhiêu dẫn đến chất lượng dân số sẽ tăng. NNLNCLC ngày nay đã có những hiểu biết, quan tâm và đầu tư hơn đến việc tự chăm sóc sức khỏe khi mang thai. Tỉnh đã có những kết quả quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng chăm sóc sức khỏe cho người dân, trong đó có sức khỏe của NNLNCLC và trẻ em.

Bảng 2.6: Tình hình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em Thanh Hóa

Chỉ tiêu Đ.vị

tính

Năm

2000 2005 2010

Quy mô dân số Triệu

người 3,57 <3,8 <4 Số con TB trong độ tuổi sinh đẻ Con 2,6 2,1 Duy trì Số bà mẹ có thai được khám và tiêm

đủ liều văcxin uốn ván. Trong đó được khám 3 lần trở lên % % 95 55,0 100,0 75,0 100,0 95,0 Tỷ lệ sản phụ đẻ do nhân viên y tế đỡ % 75,0 95,0 97,0 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng % 34,0 20,0 15,0 Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi % 34,0 30,0 25,0 Tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi % 35,0 30,0 25,0 Số ca chết bà mẹ/ 100.000 ca trẻ đẻ

sống Ca 130 70 50 Giảm nạo hút thai so với năm 2000 ca 120.000 50% 30% Phụ nữ nạo hút thai được tư vấn. % 70,0 85,0 90,0

Nguồn: Ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thanh Hóa

Tỷ lệ phụ nữ được tiêm vắcxin đủ liều luôn tăng và đạt tỷ lệ cao. Năm 2000 là 95% đến năm 2005 đã đạt 100%. Tỷ lệ phụ nữ được nhân viên y tế đỡ đạt 97%. Số phụ

nữ nạo hút thai được tư vấn không ngừng tăng lên năm 2000 là 70%, đến năm 2010 đã đạt 90%. Điều này khẳng định xã hội đã quan tâm đến sức khỏe của bà mẹ để có thể có được NNL chất lượng đảm bảo cung cấp cho xã hội. bởi thực tế mẹ khỏe, con khỏe đẫn đến chất lượng nguồn nhân lực tăng lên.

Thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên, các gia đình có điều kiện quan tâm, chăm sóc toàn diện hơn tới NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng cả về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và đời sống văn hóa tinh thần. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, những quan hệ trong các gia đình đang dần dần loại bỏ các tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến cản trở sự phát triển của NNLNCLC và bản thân họ ngày càng góp phần quan trọng trong việc khẳng định vị trí, vai trò và tiếng nói của mình trong xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng dân chủ, bình đẳng hơn, NNLCLC đã được chia sẻ hơn trong thực hiện công việc gia đình. Chính điều đó đã tạo ra cơ hội phát triển tự do cá nhân cho cả nam và nữ, đặc biệt là sự phát triển của NNLCLC. Khả năng được làm chủ và tự chủ trong gia đình và xã hội được tăng lên không ngừng.

Thứ ba, Công tác bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao

chất lượng cuộc sống của con người, từng gia đình và toàn xã hội, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện bình đẳng giới trong những năm qua, gia đình đã và đang trở thành điều kiện khách quan thúc đẩy NNLNCLC vươn lên khẳng định tầm quan trọng của mình hơn. Gia đình là tế bào của xã hội nên việc gắn bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ vào công tác gia đình sẽ xóa bỏ được phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội giống nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế, xã hội. NNLNCLC được bình quyền với người chồng trong gia đình, được gia đình động viên, tạo điều kiện vật chất và tinh thần giúp họ vươn lên trong học tập và công tác, khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong gia đình và xã hội.

Thứ tư, trong xu thế toàn cầu hóa, việc mở rộng hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới đã giúp NNLNCLC Việt Nam có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm với NNLNCLC trong khu vực và thế giới. NNLNCLC Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ quan trọng về vật chất và tinh thần nhằm phát triển

đội ngũ của mình mang tính chất bền vững. Qua kinh nghiệm quý báu của các nước có đội ngũ NNLNCLC Canađa; Na Uy; Thụy Điển, Philippin...

Thứ năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam

do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Câu nói của Bác luôn luôn đúng với mọi thời đại. Trong xã hội ngày nay, Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thanh Hóa nói riêng đã và đang đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức rõ được vị trí và tầm quan trọng đó, NNLNCLC tỉnh Thanh Hóa luôn có sự phấn đấu vươn lên để khẳng định mình - Đây là nguyên nhân quan trọng quyết định đến việc phát triển NNLNCLC của tỉnh trong những năm qua. NNLNCLC không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Nhiều nữ chất lượng cao đã khắc phục được mọi khó khăn trong gia đình và công việc: Hăng say nghiên cứu khoa học; Đi du học nước ngoài; cùng một lúc học tập nhiều kỹ năng, nhiều văn bằng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhân loại.

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc phát triển NNLNCLC của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua cũng có nhiều hạn chế yếu kém. Số lượng và chất lượng NNLNCLC của tỉnh tăng nhanh nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sự phát triển của tỉnh. Công tác đào tạo nghề chưa có tính đặc thù riêng, sự liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn hạn chế. Công tác quản lý, sử dụng NNLNCLC còn nhiều bất cập, một số cơ quan đơn vị chưa phát huy hết năng lực chuyên môn của lực lượng này, do đó dẫn đến tình trạng lãng phí chất xám. Cơ cấu và phân bổ NNLNCLC của tỉnh còn nhiều bất hợp lý, NNLNCLC có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ chủ yếu tập trung ở các ngành khoa học xã hội và các cơ quan hành chính sự nhiệp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất số lượng con kiêm tốn. NNLNCLC chủ yếu tập trung ở thành phố còn ở nông thôn lực lượng này còn rất mỏng. Bên cạnh đó vị thế của phụ nữ đặc biệt là NNLNCLC chưa tương xứng với vai trò mà họ đảm nhiệm thể hiện ở sự bất bình đẳng trong phân công lao động gia đình và quyền quyết định trong gia đình,...

Việc phát triển NNLNCLC ở Thanh Hóa trong thời gian qua đang còn nhiều hạn chế là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển cao và nhận thức của một bộ phận xã hội về vị trí, vai trò của phụ nữ còn phiến diện là một trong những rào cản kìm hãm sự phát triển của NNLNCLC của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh hưởng của quan niệm phong kiến lạc hậu về vị trí, vai trò của phụ nữ trong công việc gia đình còn nặng nề, phổ biến, đánh giá thấp ý nghĩa của các công việc gia đình; Nam giới thiếu động lực trong việc chia sẻ công việc gia đình. Vì thế, NNLNCLC chưa nhận được sự ủng hộ từ phía cộng đồng xã hội , đặc biệt là chồng và những người thân trong gia đình. Vì vậy, việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luận về bình đẳng giới còn nhiều bất cập, thiếu những biện pháp cụ thể thiết thực để giúp cho NNLNCLC cân bằng giữa công việc gia đình và xã hội. Điều đó được thể hiện ở sự bất bình đẳng trong phân công lao động và quyền quyết định trong gia đình.

Theo khảo sát của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, thời gian của nam giới được sử dụng chủ yếu vào việc lao động sản xuất, trong khi thời gian của nữ giới được sử dụng và cả hai nhóm việc là lao động sản xuất và nội trợ gia đình. Thời gian làm việc nhà của NNLNCLC luôn cao hơn nam giới có cùng trình độ. Tính trung bình thời gian làm việc nhà một người/tuần của NNLNCLC thường gấp hơn 2 lần so với nam. Điều này cho thấy, để hoàn thành vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất, NNLNCLC buộc phải rút ngắn thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa và nâng cao trình độ. Vì vậy so với NNLNCLC, nam giới có nhiều điều kiện thăng tiến hơn trong xã hội, có tiềm lực kinh tế mạnh hơn và trở thành người có tiếng nói quyết định trong gia đình cũng như xã hội. Đây là một thiệt thòi lớn và không công bằng trong đánh giá sự đóng góp của NNLNCLC cho sự phát triển chung của xã hội.

Thứ hai, Tỉnh Thanh Hóa mới chỉ ban hành chính sách xã hội đối với phụ nữ

và NNLCLC nói chung chứ chưa có chính sách cụ thể dành cho NNLNCLC để khuyến khích, tạo động lực cho họ phấn đấu và vươn lên trong xã hội, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển NNLNCLC của tỉnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó những người đứng đầu một số cơ quan ban ngành, chưa có chiến lược, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNLNCLC. Cho nên khi cần tới cơ cấu nữ mới "đốt đuốc" đi tìm và dẫn đến người trẻ tuổi thì chưa qua đào tạo, bồi dưỡng, chưa đủ tiêu chuẩn không trong cơ cấu, quy hoạch; Người đã qua đào tạo, bồi

Thứ ba, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa chưa chủ động tham mưu, đề xuất và thực hiện chức năng đại diện quyền dân chủ và bình đẳng của phụ nữ. Hệ thống chính sách xã hội chưa hoàn thiện, còn thiếu quan điểm giới, một số chính sách chưa được quan tâm thực hiện. Tỉnh Thanh Hóa mới chỉ ban hành chính sách xã hội đối với phụ nữ và lao động nữ nói chung chứ chưa có chính sách cụ thể dành cho NNLNCLC để khuyến khích, tạo điều kiện cho họ phấn đấu và vươn lên cho xã hội.

Thứ tư, một bộ phận NNLNCLC còn tự ti, an phận, cam chịu, thụ động, thiếu

ý chí rèn luyện. Điều này đã hạn chế đến sự suy nghĩ độc lập sáng tạo, khả năng công hiến của chính NNLNCLC, đó chính là nguyên nhân chủ quan kìm hãm họ. Nhìn chung phụ nữ Thanh Hóa có xu hướng "nhường bước" nam giới trong việc giành những vị trí cao trong nhiều lĩnh vực. Ngay cả NNLNCLC có năng lực được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ, có kỹ năng cao vẫn còn có xu hướng chấp nhận địa vị thấp hơn các đồng sự là nam giới. Chính vì tự ti mặc cảm nên có NNLNCLC ngại phát biểu ý kiến, không bộc lộ chính kiến, ngại tranh luận với nam giới mặc dù nhiều lúc ý kiến của họ là chính xác có giá trị. Chính tâm lý này đã làm hạn chế vai trò, trí tuệ chất lượng cao của họ, nếu NNLNCLC còn giữ tâm lý tự ti, mặc cảm, an phận thì dù nam giới hay xã hội có tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho họ phát triển thì cũng rất khó phát triển.

Thứ năm, phát triển NNLNCLC là một công việc mới mẻ ở trên phạm vi cả

nước cũng như tỉnh Thanh Hóa, nên trong quá trình thực hiện, xây dựng các chiến lược phát triển còn gặp nhiều khó khăn, thiếu kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)