Quan điểm phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay (Trang 77 - 85)

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay

2.4.1.1. Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng theo từng giai đoạn

Như chúng ta đã biết, ngày nay để có được những con người phát triển toàn diện và có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn lực con người đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước thì việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế để ngày một nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thế hệ lao động cần phải được coi là nhiệm vụ có ý nghĩa cấp bách và mang tính quyết định. Đối với việc phát triển NNLNCLC thì sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển kinh tế, càng có ý nghĩa quan trọng. Điều đó xuất phát từ thực tế là nền kinh tế quyết định rất nhiều cơ hội mà con người có thể nâng cao mức sống của mình nên có tác động mạnh mẽ đến sự bất bình đẳng giới. Khi kinh tế phát triển, thu nhập tăng lên, giảm đói nghèo thì bất bình đẳng giới cũng sẽ thu hẹp, điều đó đồng nghĩa với việc sự cân nhắc giữa đầu tư cho phụ nữ hay nam giới sẽ ít hơn. Phát triển kinh tế sẽ làm xuất hiện những thị trường lao động có thể giúp giảm bớt khối lượng công việc của NNLNCLC điều đó có lợi cho sức khỏe, cho sự tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập và giáo dục cho NNLNCLC.

Phát triển NNLNCLC là một bộ phận quan trọng trong chiếnn lược phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hóa. Yêu cầu CNH, HĐH của tỉnh đòi hỏi NNLNCLC phải có quy mô và cơ cấu phù hợp, trong đó: Phát triển và phân bố hợp lý NNLNCLC theo khu vực kinh tế nhằm khai thác và phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế; điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp và phân công lao động xã hội giữa các ngành phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

Phát triển kinh tế sẽ đem lại sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội tỉnh Thanh Hóa, cùng với việc phát triển kinh tế là quá trình xây dựng con người Thanh Hóa phù hợp với tiêu chuẩn hiện đại với đầy đủ những phẩm chất "yêu nước, có tri thức, có sức khỏe, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng". Việc phát triển NNLNCLC cũng không nằm

ngoài xu thế đó. Mục tiêu là tạo điều kiện cho NNLNCLC được phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của mình trên các lĩnh vực đóng góp vào sự phát triển của Tỉnh, chăm lo phát triển NNLNCLC đồng thời với việc xây dựng NNLNCLC hiện đại với những chuẩn mực Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch sẽ tạo nên sức bật giúp cho họ hướng tới một xã hội văn minh, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh và đất nước.

2.4.1.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao là một nhiệm vụ cấp bách lâu dài, cần sử dụng hiệu quả NNLNCLC hiện có

Thanh Hóa có nguồn lực dồi dào, nhưng trên nhiều mặt nguồn lực con người nói chung và NNLNCLC nói riêng ở Thanh Hóa chưa đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH. Mặt khác, NNLNCLC quan trọng này vẫn chưa được khai thác và phát triển triệt để, do tình trạng sử dụng không hiệu quả, lãng phí tiềm năng, NNLNCLC hiện có ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Để nhanh chóng phát triển hiệu quả NNLNCLC với tư cách là một trong những nguồn lực cơ bản trong CNH, HĐH thì vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là phải sử dụng hết NNLNCLC hiện có, bằng cách:

* Phải thay đổi nhận thức, thực sự coi NNLNCLC là nguồn vốn quý để thự hiện CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa

Thông thường, những nguồn lực làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội là nguồn lực tự nhiên như: Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý; Là nguồn cơ sở vật chất - kỹ thuật đã được tạo ra trong các giai đoạn trước đó, là những nguồn lực nước ngoài như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường,... Nhưng xét cho cùng, nguồn lực lâu bền nhất và quan trọng nhất trong sự phát triển vẫn là nguồn lực con người đặc biệt là NNLCLC. Bởi có đủ các nguồn lực khác mà không có những NNLNCLC tương xứng, đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó và nếu không có một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý và dư luận xã hội thuận lợi cho con người hành động thì không thể đạt được sự phát triển mong muốn. Bởi vậy, chúng ta phải thực sự coi NNLNCLC là một trong những nguồn vốn quý nhất trong tất cả các nguồn lực sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm vừa qua, tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa đã quán triệt và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đã thu được những thành tựu nhất định. Đường

lối đổi mới của Đảng đã mang nhiều ý nghĩa tích cực, nhất là trong việc phát triển NNLCLC trong đó có NNLNCLC.

Tuy nhiên, do tồn tại trong một thời gian dài với cơ chế tập trung, bao cấp, việc phát triển NNLNCLC vẫn chưa kịp thời; hiện nay, việc sử dụng NNLNCLC còn bất hợp lý, chưa phát huy tốt NNLNCLC. Tình trạng tiền lương còn quá thấp, không đủ tái sản xuất ra sức lao động của con người và có nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. Tình trạng không có chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ khoa học nghiên cứu, tình trạng không có chính sách để sử dụng nhân tài đã làm cho nhân tài mai một, "chất xám" chảy ra ngoài tỉnh,…

Tiềm năng của con người Thanh Hóa rất lớn, nó phát triển tỷ lệ thuận với việc khai thác và sử dụng NNLNCLC. Để NNLNCLC phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và trở thành động lực thì một mặt tỉnh phải có cách kích thích nó, trước hết thông qua khâu cơ bản là nhu cầu và lợi ích; Mặt khác, phải tạo được một môi trường thuận lợi nhất cho các cá nhân và cho cả cộng đồng cống hiến được ở mức cao nhất. Muốn vậy, đòi hỏi tỉnh phải có những thay đổi mạnh bạo, kiên quyết và nhanh chóng trong trong cách nghĩ, cách làm, trong tổ chức và trong các chính sách cụ thể đối với NNLNCLC, chú trọng đến các chính sách như giải quyết việc làm, chính sách và chế độ tiền lương, chính sách thuế,... Mọi biện pháp và chính sách mới đều phải đảm bảo giải phóng tất cả những năng lực sản xuất, chăm lo đến lợi ích và cuộc sống của NNLNCLC, nuôi dưỡng NNLNCLC. Làm được như vậy sẽ biến tiềm năng thành sức mạnh nội lực để đưa Thanh Hóa đi lên.

* Khơi dậy và nuôi dưỡng tính tích cực của người lao động

Để động viên có hiệu quả tính tích cực sáng tạo của NNLNCLC thì vấn đề quan trọng nhất là tạo điều kiện để NNLNCLC có việc làm, có thu nhập cao và thậm chí làm giàu bằng nghề nghiệp của mình, đây là những yếu tố có tác động mạnh nhất đến động cơ, thái độ làm việc của hầu hết NNLNCLC trong cơ chế thị trường hiện nay. Nó cũng giúp giải quyết tình trạng NNLNCLC có thu nhập thấp phải từ bỏ công việc chuyên môn để làm công việc không liên quan hoặc ít liên quan đến chuyên môn nhằm có thu nhập cao hơn, gây ra hiện tượng lãng phí "chất xám" trong tỉnh.

Tất nhiên, việc nâng cao mức thu nhập không thể thực hiện ngay lập tức, bởi thu nhập của NNLNCLC không thể vượt quá sự đóng góp của họ. Cần phải làm cho NNLNCLC nhận thức được rằng thu nhập do chính sự đóng góp và lao động của họ quyết định. Từ đó NNLNCLC sẽ luôn có ý thức không ngừng nâng cao trình độ, nhằm mong muốn có mức thu nhập ngày càng cao hơn trong tương lai. Mặt khác, tăng cường động lực lợi ích kinh tế, đặc biệt chú ý đến lợi ích cá nhân NNLNCLC. Ngày nay lợi ích kinh tế cá nhân NNLNCLC tồn tại trong tất cả các thành phần kinh tế. Nếu lợi ích kinh tế của NNLNCLC được đảm bảo thì nó sẽ là động lực thúc đẩy NNLNCLC hăng hái chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất. Vì vậy, tỉnh phải xây dựng một cơ chế kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế, phải được tiến hành cụ thể đối với từng thành phần kinh tế theo hướng đảm bảo lợi ích cho NNLNCLC, qua việc đa dạng hóa hình thức sở hữu.

Để khơi dậy và nuôi dưỡng tính tích cực của NNLNCLC còn cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị. Mục đích công tác này nhằm trang bị cho NNLNCLC những quan điểm lý luận cơ bản, đường lối chính sách của Đảng và kỹ năng tư duy về chính trị, làm cho NNLNCLC nhận thức sâu sắc về công cuộc đổi mới ở nước ta, từ đó có thái độ lao động với ý thức trách nhiệm cao và có ý thức phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Qua giáo dục tư tưởng chính trị mà trình độ tri thức lý luận khoa học về chính trị, tình cảm, niềm tin chính trị, mặt phẩm chất, đạo đức, tác phong đặc biệt là ý thức trách nhiệm, sự trung thực, tính năng động sáng tạo, tinh thần tự hào dân tộc,... được nâng lên. Điều đó là động lực to lớn thúc đẩy NNLNCLC tham gia tích cực, sáng tạo vào thực tiễn.

Bên cạnh yếu tố vật chất, tinh thần, môi trường tâm lý - xã hội nơi làm việc cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên động lực kích thích tích cực của NNLNCLC.

Để tạo môi trường tâm lý - xã hội thuận lợi cho việc động viên tính tích cực của NNLNCLC, điều quan trọng nhất là phải đưa ra được những chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, vừa phù hợp với điều kiện và khả năng hiện thực xã hội, vừa kịp thời đáp ứng những nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, của NNLNCLC.

Ngoài những vấn đề nêu trên, hiện nay, trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế ngày càng xa hơn của Việt Nam, trước thực tế nghèo nàn kém phát triển của tỉnh nhà,

Đảng bộ và các cấp chính quyền cần phải khơi dậy khát vọng tăng trưởng, làm giàu trong nhân dân biến nó thành ý chí, thành nội lực cần thiết để đưa Thanh Hóa đi lên.

* Sử dụng hiệu quả NNLNCLC

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và quyết định sự phát triển. Do đó, Thanh Hóa cần phải sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, nhất là NNLCLC trong đó có NNLNCLC. Sử dụng có hiệu quả NNLNCLC là vấn đề mấu chốt của sự phát triển; nếu sử dụng không hiệu quả thì không những gây lãng phí về tiềm năng NNLNCLC mà còn làm cho nền kinh tế của tỉnh trì trệ, năng suất, hiệu quả lao động không cao.

NNLNCLC ở Thanh Hóa hiện nay còn ít về số lượng nhưng lại chưa được phát triển có hiệu quả. Việc sử dụng NNLNCLC còn nhiều bất cập. Tình trạng sử dụng không đúng người đúng việc vẫn còn. Bởi thị trường lao động đang cần, mà NNLNCLC lại không phù hợp với thị trường lao động đó; mặt khác, cũng có một số kẻ cậy chức quyền đưa người nhà, con em mình hoặc nhận hối lộ để đưa người vào làm việc không đúng với ngành nghề được đào tạo hoặc chưa được đào tạo nghề. Để tận dụng hết khả năng và nâng cao hiệu quả làm việc của NNLNCLC trước hết tỉnh cần phải phát triển thị trường lao động một cách hoàn chỉnh. Những thông tin chính xác, đầy đủ của thị trường lao động sẽ giúp NNLNCLC và người sử dụng lao động điều chỉnh quan hệ cung - cầu một cách phù hợp, gây nên sự lãng phí về sức người, sức của hoặc sử dụng không đúng người, đúng việc. Đồng thời, cần đẩy gmạnh việc chống tham ô, hối lộ, cửa quyền, nhằm ngăn chặn một số cán bộ lợi dụng chức quyền đưa người nhà vào làm việc không đúng người, đúng việc.

* Thu hút và sử dụng nguồn lực con người đã qua đào tạo đến các vùng nông thôn

Đặc trưng của nền kinh tế Thanh Hóa là sản xuất nông nghiệp. Số lao động nữ trong nông nghiệp (năm 2010) chiếm 72,69% , nhưng số lao động nữ có trình độ, chuyên môn kỹ thuật đang làm việc chỉ chiếm 5,64%.

Số lượng lao động nữ đã qua đào tạo làm việc ở vùng nông thôn ít ỏi như vậy thì Thanh Hóa khó có thể phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và như vậy không thể nói đến việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để phát triển kinh tế ở vùng nông thôn ở Thanh Hóa cần phải thu hút và sử dụng NNLNCLC đến các vùng

nông thôn, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học. Vì vậy từ nay đến năm 2015 phấn đấu thu hút được 15% NNLNCLC vào làm việc ở khu vực nông thôn. Song việc huy động NNLNCLC để phát triển kinh tế - xã hội ở đây gặp nhiều khó khăn. Phần lớn NNLNCLC sau khi tốt nghiệp ra trường đều không muốn đến làm việc ở vùng nông thôn, mà hầu hết muốn tìm việc làm ở thành phố, thị xã. Kể cả những người lớn lên và ra đi học tập từ quê hương nhưng cũng không muốn về quê công tác. Vì vậy, ở nông thôn hiện nay cán bộ nữ có trình độ cao đẳng, đại học, đang thiếu trầm trọng, tuy rằng Nhà nước cũng như Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần để khuyến khích họ trở về phục vụ tại địa phương như có chính sách hỗ trợ thêm ngoài lương, được giảm hoặc miễn mức lương tập sự, tỉnh cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ cho họ được học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng trên.

Bởi vì, khi làm việc ở vùng nông thôn họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, điều kiện làm việc thiếu thốn hơn, điều kiện học tập để nâng cao trình độ cũng khó khăn hơn, cơ sở hạ tầng ở nông thôn thấp kém, đi lại sinh hoạt khó khăn, không tiện lợi như thành phố, thị xã. Vì vậy, NNLNCLC phần lớn không muốn về công tác tại các vùng nông thôn, cho dù tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thu hút và sử dụng NNLNCLC đến các vùng nông thôn thì tỉnh Thanh Hóa phải đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đào tạo tại chỗ, đào tạo theo địa chỉ. Đồng thời, phải phát triển kinh tế hàng hóa, phát triển dịch vụ ở vùng nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn, phải thực hiện công nghiệp hóa nông thôn. Hoặc tỉnh có thể đề ra chính sách ưu tiên tìm việc làm, ưu tiên trong việc học tập nâng cao trình độ cho những người đã có một số năm làm việc ở vùng nông thôn, nhất là người người làm việc ở vùng nông thôn miền núi. Có như vậy tỉnh mới thu hút được NNLNCLC đến vùng nông thôn làm việc.

* Chính sách thu hút và sử dụng nhân tài

Trong giai đoạn hiện nay Thanh Hóa cần phải có sự bứt phá, sự phát triển để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy, việc thu hút và sử dụng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có ý nghĩa hết sức to lớn. Hiện nay, Thanh Hóa chỉ sử dụng nguồn nhân lực như hiện có thì Thanh Hóa khó có thể phát triển được vai trò của nguồn nhân lực với tư cách là nguồn lực cơ bản để

tiến hành CNH, HĐH. Bởi vì, nguồn nhân lực của Thanh Hóa hiện nay còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của CNH, HĐH. Thanh Hóa không thể tiến hành CNH, HĐH khi chỉ dựa vào lao động thủ công, cần cù, chịu khó, mà

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay (Trang 77 - 85)