Giải pháp từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 62 - 64)

5. Bố cục đề tài

3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước

Thứ nhất: Trước hết phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về

hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bằng cách sửa đổi các quy định chưa hợp lý và xây dựng thêm những quy định còn thiếu.

• Quy định cụ thể vai trò của thành viên môi giới trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Đe thành viên môi giới thực hiện đúng vai trò môi giới của mình, khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

• Nên sửa đối quy định “Chỉ các thành viên môi giới mới được thực hiện

hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” tại khoản 3 Điều 17

của

Nghị định 158 ngày 28 tháng 12 năm 2006 thành “Thành viên môi giới được thực

hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa”, như

vậy sẽ họp lý hơn.

• Danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa quy định trong Quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18/8/2010, cho phép giao dịch: cà phê, cao su, thép như vậy là vẫn còn ít. Trong khi Việt Nam còn nhiều hàng hóa có

88 John C.Hull. Ts Bùi Viết Hà, Ts Nguyễn Văn Sơn, Ths Ngô Thị Ngọc Huyền, Ths Nguyễn Thị Thu Hồng

Biên Dịch, Giới Thiệu về

Thị

TrườngFutưre & Option,

Nxb. Thống Kê , năm

2000, Trang 38.

Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

được tổng hạn mức giao dịch của một loại hàng hóa và hạn mức giao dịch của một thành viên, để tránh trình trạng đầu tư qua mức làm ảnh hưởng đến thị trường. Ở các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, họ giới hạn hạn mức giao dịch bằng cách quy định cụ thể số lượng hợp đồng tối đa mà nhà đâu tư có thể nắm giữ.

Ví dụ: Tại CME, giao dịch về gỗ có giới hạn là 1000 hợp đồng và trong một thăng giao hàng bất kỳ không được thực hiện quá 300 hợp đồng88.

• Pháp luật nên có quy định cho phép mua bán các hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng và có quy định điều chỉnh việc mua bán này tránh đầu cơ quá mức. Việc mua đi bán lại các hợp đồng này trước khi đến hạn, sẽ tạo một kênh đầu tư cho các nhà đầu tư và hấp dẫn nhà đầu tư. Hiện nay ở các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, việc mua đi bán lại các hợp đồng trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng là một hoạt động đầu tư chủ yếu và sôi nổi của nhà đầu và thực tiễn Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) cũng cho phép thực hiện hoạt động này. Do đó pháp luật cần có quy định cụ thể để tạo cơ sở pháp lý.

• Bộ thương mại (nay là Bộ công thương) ban hành văn bản quy định cụ thể việc tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài như về lộ trình, điều kiện, phạm vi tham gia mua bán qua Sở giao dịch nước ngoài trong từng thời kỳ.

• Nên sửa đổi thuật ngữ “hợp đồng kỳ hạn” trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch thành “hợp đồng tương lai”, cho phù hợp với thuật ngữ “futures contract” trên thế giới. Như vậy sẽ tạo sự thống nhất cho việc sử dụng trong hoạt động mua bán trong nước cũng như với các nước khác, tránh sự nhầm lẫn cho nhà đầu tư.

Thủ hai: Phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hoạt động tuyên truyền

về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch để những người người quan tâm về hoạt động naỳ hiểu rõ về cơ chế hoạt động cũng như lợi ích mà nó mang lại. Đặc biệt là tổ chức ở những vùng trọng điểm sản xuất các mặt hàng được giao dịch và có khả năng được giao dịch, để không những nhà đầu tư mà nhà sản xuất, những người nông dân hiểu rõ về hoạt động này.

Thứ ba: Đe tránh trình trạng manh mún trong sản xuất và trồng trọt, nhà nước

phải đàu tư vào những vùng có khả năng sản xuất, trồng trọt nào đó để người sản xuất có khả năng mở rộng quy mô sản xuất cũng như đầu tư vào chất lượng sản phẩm.

Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Ví dụ như xây dựng các hợp tác xã về nông nghiệp, cho nông dân vay vốn sản xuất, mở lớp tập huấn về kỷ thuật sản xuất....

Thủ tư: Chúng ta nên xây dựng hệ thống giám định chất lượng hàng hóa phù

hợp theo pháp luật hiện hành và hướng đến xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và áp dụng chung cho các Sở giao dịch để đảm bảo thống nhất chất lượng hàng hóa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay chúng ta ngày càng quan hệ làm an với các nước và hàng hóa của Việt Nam giao dịch tại các Sở giao dịch nước ngoài ngày càng nhiều.

Thứ năm: Học hỏi kinh nghiệm quản lý về mua bán hàng hóa qua Sở giao

dịch hàng hóa ở các nước có hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phát triển từ đó áp dụng phù hợp vào việc quản lý hoạt động mua bán này ở Việt Nam.

Thứ sáu: Phải thường xuyên mở các lớp đào tạo kiến thức chuyên môn cho

các Sở giao dịch hàng hóa để nhằm xây dựng đội ngũ am hiểu về lĩnh vực này. Vì đây là một thị trường có kết hợp giữa yếu tố tài chính và thương mại nên có tính rủi ro rất cao.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w