Các hành vi cấm trong mua bánhàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 48)

5. Bố cục đề tài

2.3Các hành vi cấm trong mua bánhàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

2.3.1. Các hành vi bị cấm đối yói thương nhân môi giói hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Các hành vi bị cấm này được quy định tại Điều 70 của Luật thương mại 2005, bao gồm các hành vi:

Thứ nhất: Lôi kéo khách hàng ký hợp đòng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc đảm bảo lợi nhuận cho kháchm m m m m m m m

hàng.

69 Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học, Nxb. Đá Nắng, năm 2005, trang 581.

70 Ths. Nguyễn Thị Yến,

Các chủ thể tham gia

giao dịch trên Sở giao

dịch hàng hóa, Tạp chí

Luật học, Đại

học Luật Hà Nội, số 7,

năm 2009, trang 66.

Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Lôi kéo là bằng mọi cách làm cho nghe theo và đứng về phía mình69. Ở hành vi này thương nhân môi giới bằng cách hứa bồi thường thiệt hại phát sinh hoặc đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng để họ lôi kéo khách hàng ký họp đồng. Thành viên môi giới hưởng hoa hồng từ khách hàng, do đó càng nhiều họp đồng được ký thì thành viên môi giới càng hưởng nhiều hoa hồng. Pháp luật quy định cấm hành vi này để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tạo môi trường buôn bán hàng hóa qua Sở giao dịch lành mạnh. Như vậy chỉ hành vi lôi kéo khách hàng bằng cách hứa bồi thường thiệt hại phát sinh và đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng mới bị pháp luật cấm còn những hành vi lôi kéo ký họp đồng bằng cách khác pháp luật không quy định.

Thứ hai: Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng.

Bằng chứng của việc giao kết và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã giao kết là họp đồng. Không có họp đồng sẽ khó cơ cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có một bên cố tình không thực hiện nghĩa vụ đã giao kết.

Thứ ba: Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khác hàng.

Hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa hoạt động theo nguyên tắc khớp lệnh thông qua thành viên kinh doanh, do đó người có nhu cầu mua bán có thể ủy quyền trực tiếp cho thành viên kinh doanh mà không cần thông qua bất kỳ thành viên môi giới nào70, để tránh được hành vi này của thành viên môi giới.

Thứ tư: Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới hợp đồng theo các thỏa thuận.

Hành vi từ chối hoặc tiến hành chậm trễ này không phải do nguyên nhân khách quan mà là một cách bất họp lý, có thể do chủ quan của thương nhân môi giới, có thể họ có đủ điều kiện khả năng thực hiện việc môi giới nhưng họ cố tình từ chối hoặc tiến hành nhưng chậm trễ, hành vi này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi khác hàng. Ở hành vi này chỉ cần từ chối hoặc tiến hành châm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới là bị pháp luật cấm mà không cần quan tâm việc từ chối hoặc tiến hành châm trễ một cách bất họp lý việc môi giới này có gây thiệt hại cho khách hàng hay không.

71 Tứ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học, Nxb. Đà Nằng, năm 2005, trang 390,596.

Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

2.3.2. Hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Các hành vi này được quy định tại Điều 71 Luật Thương mại 2005, bao gồm các hành vi sau:

Thứ nhất: Nhân viên của Sở giao dịch hàng hóa không được phép môi giới, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Pháp luật quy định chỉ có thành viên môi giới mới được thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, để thực hiện hoạt động môi giới các thành viên môi giới phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định và được hưởng thù lao từ khách hàng. Nhân viên của Sở giao dịch là người làm việc trong Sở giao dịch hàng hóa, nhân viên kinh doanh của Sở giao dịch là người trực tiếp tiếp nhận các lệnh giao dịch và triển khai trên thực tế tất cả các nghiệp vụ kinh doanh của thành viên kinh doanh, do đó nếu nhân viên kinh doanh thực hiện hoạt động môi giới sẽ không đảm bảo khách quan trong hoạt động mua bán.

Thứ hai: Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không được thực hiện các hành vi sau đây:

m o o a ã a

Gian lận, lừa doi về khối lượng hàng hóa trong các hợp động kỳ hạn hoặc hợp đồng quyển chọn được giao dịch và có thể được giao dịch và gian lận về giá thực tế của các loại hàng hóa trong các họp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn.

Gian lận là hành vi dối ừá, mánh khóe, lừa lọc. Lừa dối là lừa bằng thủ đoạn nói dối71. Hành vi gian lận, lừa dối về khối lượng, giá cả hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thực hiện đối với giao dịch được giao dịch hoặc có thể giao dịch đều bị cấm. Pháp luật cấm thực hiện hành vi này cả đối với những giao dịch có thể được thực hiện vì các bên có thể dùng hành vi này đế lôi kéo, dụ dỗ đối phương giao dịch với mình.

Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá cả hàng hóa.

Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch đòi hỏi phải nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác và có khả năng phân tích thị trường. Vậy nên thông tin là rất quan trọng trong việc mua bán cũng như việc dự đoán giá cả. Sở giao dịch hàng hóa cũng hoạt động trên nguyên tắc công khai hóa thông tin. Việc đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường, giá cả sẽ ảnh hưởng lớn đối với người tham gia giao dịch. Hành vi này có thể được thực hiện bởi thành viên môi giới, thành viên kinh doanh, nhân viên của Sở giao dịch...

Các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa.

Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

dịch và người thực hiện hành vi dùng biện pháp bất họp pháp, trái quy định pháp luật đều bị cấm.

Ví dụ như: Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hoạt động theo nguyên tắc khớp lệnh thông qua hệ thống máy tính, một người nào đó có thể xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính làm sai lệch dữ liệu,...

Các hành vi bị cẩm khác theo quy định pháp luật.

Tóm lại: Trong chương này người viết tìm hiểu các quy định của pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa, về họp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, về các hành vi bị cấm trong hoạt động này. Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động phức tạp, nên pháp luật quy định cụ thể về các điều kiện để thành lập như điều kiện về vốn pháp định, điều kiện về Điều lệ hoạt động, về người lãnh đạo,.... Sở giao dịch hàng hóa thành lập, để tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, còn việc thực hiện hoạt động kinh doanh và môi giới, được thực hiện bởi thành viên kinh doanh và thành viên môi giới. Chỉ thành viên kinh doanh mới được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cho chính mình và cho khách hàng thông qua họp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Còn hoạt động thanh toán và giao nhận hàng hóa được thực hiện bởi Trung tâm thanh toán và Trung tâm giao nhận hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa hoạt động theo nguyên tắc trung gian,nguyên tắc công khai hóa thông tin, nguyên tắc đấu giá, ngoài ra còn tuân theo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động mua bán hàng hóa. Khác với quy trình mua bán hàng hóa thông thường, quy trình mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa gồm: Mở tài khoản và đặt lệnh, khớp lệnh, thông báo khớp lệnh thành công, thực hiện họp đồng. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thể hiện họp đồng kỳ hạn và họp đồng quyền chọn.

72 Hòa bình Online, Giao dịch hàng hóa qua Sàn.

Đề tài: Phấp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ MỘT SÓ ĐÈ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH

HÀNG HÓA

3.1. Thực tiễn về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ởViệt Nam và mua bán hàng hóa của Việt Nam ở các Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và mua bán hàng hóa của Việt Nam ở các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài

3.1.1. Các Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện có hai Sở giao dịch hàng hóa là Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương TÚI (STE) và Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX).

3.1.1.1. Công tỵ cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thưtmg Tín (STE)

Sự ra đời của Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương TÚI (STE), thuộc tập đoàn tài chính Sacombank vào tháng 7 năm 2009 với mức vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, đánh dấu sự ra đời của Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên của Việt Nam. Công ty cổ phàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín thực hiện giao dịch các mặt hàng như sắt, thép, cao su, điều, đường.

• Đối với mặt hàng thép, giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 21/12/2009, với các sản phẩm thép xây dựng và thép công nghiệp72.

• Đường được đưa lên sàn giao dịch vào ngày 6/4/2010 với các sản phẩm đường tinh luyện RE1, RE2 và đường trắng RS1, RS2.

• Sàn giao dịch Điều được khai trương vào ngày 20/3/2010 giao dịch Điều nhân: Loại nhân nguyên trắng, nhân nguyên vàng, nhân vỡ, nhân nguyên nám.

Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín tổ chức, hoạt động theo mô hình sau:

http://www.baohoabinh.com.vn/12/44065/Giao dich hang hoa qua san .htm.rngàv truy cập 21/2/2011].

73 Y5cà phê, Thêm một sàn giao dịch cà phê. 74Sài gòn giải

phóng, Khai trương

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam,

http://www.sggp.arg.vn/thitruongkt/201 1/1/248354/ , [truy cập ngày 25/2/2011].

Đề tài: Phấp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Hình 3.1. Cơ cấu tồ chức của Công ty cồ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín.

( Nguồn wedsite http://steel.sacom-ste.com/abouưorganizationl

3.1.1.2. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX)

Ngày 20/10/2010 Tập đoàn Triệu Phong ra mắt Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong (TPE), được thành lập theo quyết định số 4595/GP-BCT do Bộ Công Thương ký ban hành ngày 01/9/2010. Sau đó đổi tên thành Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, hoạt động theo mô hình mua bán hàng hóa tương lai và giao dịch các mặt hàng như: cà phê, cao su, thép73. Chính thức giao dịch vào ngày 11/1/201174, thời gian đầu Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, sẽ đưa vào hoạt động hai sản phẩm là cà phê Robusta và cao su RSS3, từ quý hai năm 2011 sẽ đưa thép vào tham gia giao dịch.

Mô hình hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam gồm ba phần là sàn giao dịch, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm kiểm định và giao dịch hàng hóa. Đây là nơi tập trung tất cả những đầu mối buôn bán với khối lượng giao dịch lớn về nhiều loại mặt hàng. Tất cả sẽ thông qua một bộ phận môi giới để có thể giao dịch các hàng hóa của mình nhằm đảm bảo tính trung thực hàng hóa bong mọi thương vụ cũng như việc bảo đảm thanh toán. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ là nơi cung cấp địa điểm, phương tiện các dịch vụ cần thiết cho việc thực hiện giao dịch. Hàng hóa được mua bán tại các sàn giao dịch phải qua giám định đạt những tiêu chuẩn chung. Giá cả giao dịch theo nguyên tắc đấu giá công khai, đấu giá mua và cả đấu giá bán.

http://riacaphe.com/8451/them-mot-san-riao-dich-ca-phe.htniUngày truy cập 2/3/2011].

75 Tầm nhìn.net, Khai trương Sờ giao dịch hàng hóa Việt Nam, http://tamnhin.net/phat-trien/7970/Khai- truong-So- Giao- dich-Hang-hoa- Viet- Nam-.html, [truy cập ngày 25/3/2011].

Đề tài: Phấp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam còn khai thác, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, các thông tin có liên quan cho các thành viên và các chủ thể khác tham gia thị trường; thiết lập các giao dịch liên kết với các sở giao dịch khác trên thị trường trong nước và thế giới. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ trực tiếp niêm yết giá chuẩn cho các mặt hàng cà phê, cao su, thép trong nước dựa trên cơ chế khớp lệnh liên tục. Ngoài ra, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cũng là nơi niêm yết giá chuẩn cho các mặt hàng cà phê, cao su, thép trong nước dựa trên cơ chế khớp lệnh liên tục75.

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần:

Hình 3.2. Cơ cẩu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

(Nguồn wedsite http://vnx.com.vn/language/vi-VN/Home.aspx )

Thành viên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam gồm: Thành viên kinh doanh là Công ty cổ phần đầu tư SME, Công ty tư vấn đầu tư Đỉnh Phong. Thành viên môi giới là Công ty cổ phần bất động sản Sài Gòn Châu Á, Công ty dịch vụ đầu tư Sông Ngân, Công ty cổ phần đầu tư Việt Phúc.

76 Thòi báo kinh tế Sài Gòn, Sàn giao dịch hàng hóa: Tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đề tài: Phấp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

3.1.2. Thực trạng về hoạt động mua bán hàng hóa của các Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam và hoạt động mua bán hàng hóa Việt Nam ở các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài

3.1.2.1. Thực trạng về hoạt động mua bán hàng hóa của các Sở giao dịch hàng

hóa Việt Nam

về

❖ thị trường

Thứ nhất: Mô hình giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch vẫn còn khá mới mẽ

nên nhận thức của nhà sản xuất, nhà đầu tư về sở giao dịch hàng hóa còn chưa đầy đủ, rõ ràng về chức năng của sở giao dịch, cơ chế hoạt động động cũng như những lợi ích mà hoạt động này mang lại nên dẫn đến tâm lý e ngại không muốn buôn bán qua Sở giao dịch hàng hóa.

Ví dụ: Sàn giao dịch đường của Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (STE) ra mắt vào tháng 3 năm 2010, nhưng đến tháng 11 thì mỗi phiên chỉ giao dịch trên dưới 10 tấn đường. Trong khi sàn cần một con số gấp 50 lần để các bên mua bán có thể tiến hành giao dịch. ít lâu sau đó, giá đường trong nước lẫn thế giới tăng lên vùn vụt, nhà máy với doanh nghiệp trữ đường để chờ giá lên thì sàn giao dịch đường ngưng hoạt động vì không có người bán76.

Thứ hai: Các Sở giao dịch hàng hóa vẫn chưa thu hút được nhiều thành phần

tham gia, tham gia vào giao dịch vẫn chủ yếu là doanh nghiệp, chưa thu hút được nông dân vì:

Nông dân đã quen với tập quán buôn bán truyền thống tại các chợ đầu mối hay thương lái, đa phần thương lái vào tận nơi để mua, người nông dân không phải tốn công chuyên chở, người nông dân được thỏa thuận giá với thương lái để được quyết định giá hàng hóa của mình. Trong khi nếu muốn mua bán hàng hóa ở sàn giao dịch của Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín thì người có cà phê phải chở theo tối thiểu 5 tấn cà phê nhân để kiểm tra chất lượng và cà phê sẽ tạm gửi ở kho chờ giao dịch.

Tuy là nước nông nghiệp nhưng các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam, sản xuất theo thời vụ phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, kỹ thuật lạc hậu và diện tích cây

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 48)