Một số giải pháp chủyếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đố

Một phần của tài liệu hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônkhu kinh tế vũng áng hà tĩnh (Trang 89 - 110)

đối vi DN ca NHNo&PTNT KKT Vũng Áng

a) Nhóm các giải pháp trực tiếp

9 Đơn gin hóa th tc vay vn

Thực tế có một số khách hàng đã phàn nàn về sự rắc rối của thủ tục vay vốn. Trong khi đó, những thủ tục này không những không làm giảm rủi ro tín dụng mà thậm chí còn hạn chế khách hàng đến vay. Do vậy, chi nhánh cần đưa ra các thủ tục đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo an toàn.

Giấy đề nghị vay vốn, các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn, hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh là những thủ tục cần thiết trong quan hệ tín dụng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 80  vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác

được các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc theo dõi số tiền vay

đã phát cho khách hàng và kế hoạch trả nợ, từđó tiến hành thu nợ hoặc chuyển nợ quá hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, cần có phụ lục hợp đồng tín dụng. Nội dung thể hiện ở hợp đồng tín dụng và phụ lục cần cụ thể và mang tính thiết thực. Chẳng hạn, để có cơ sởchứng minh việc người vay đã nhận tiền vay vừa giảm bớt thủ tục không cần thiết thì phần theo dõi phát tiền vay cần được thiết kếđầy đủ các nội dung như ngày, tháng, năm sinh, số chứng từ, số tiền vay, chữ ký người nhận tiền để mỗi lần nhận tiền vay khách hàng ký tên mình vào phần theo dõi phát tiền vay là đủ mà không cần phải viết thêm giấy nhận nợ như

trước đây chi nhánh làm.

Đối với hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh những nội dung chủ yếu trong hợp đồng như tên, địa chỉ của các bên, nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bảo lãnh, danh mục, số lượng, chủng loại, giá trị tài sản dùng làm bảo đảm hoặc bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan, các thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh và cam kết của bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ, cần thể hiện ngắn gọn súc tích. Đặc biệt phương thức xử lý tài sản đảm bảo phải ghi rõ: bán tài sản bảo đảm tiền vay hay trực tiếp nhận chính tài sản đảm bảo tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụđảm bảo hay trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba như quy định tại nghị định 178/2011/CP ngày 29/12/2011. Về nội dung danh mục, số lượng, chủng loại, giá trị của tài sản dùng làm đảm bảo hoặc bảo lãnh phải được thể

hiện đầy đủ trong hợp đồng để tiện cho việc theo dõi. Những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp cho các loại tài sản như: Nhà cửa,

đất đai, máy móc, phương tiện đi lại… phải được ghi rõ trong hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và đính kèm theo hợp đồng để tiện cho việc xữ lý tài sản khi cần thiết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 81  9Công khai nhng th tc cn thiết để khách hàng chđộng trong quan h tín dng

Theo quy định, khi vay vốn khách hàng chỉ cần gửi cho Ngân hàng giấy

đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủđiều kiện vay vốn. Trên cơ sở đó, Ngân hàng tiến hành thẩm định, quyết định việc cho vay. Trường hợp Ngân hàng đồng ý cho vay không kèm theo biện pháp bảo đảm tiền vay thì hai bên chỉ tiến hành lập hợp đồng tín dụng là đủ.

Nếu có áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thì tùy theo thỏa thuận với khách hàng mà ngoài hợp đồng tín dụng cần kèm theo một trong ba loại hợp

đồng có liên quan là hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng bảo lãnh (gọi tắt là hợp đồng bảo đảm tiền vay). Để có cơ sở ký kết hợp đồng bảo

đảm tiền vay, khách hàng phải có đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đảm bảo.

Những thủ tục này cần được thông báo rộng rãi cho khách hàng để họ

chuẩn bị chủđộng trong việc phối hợp thực hiện. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần hướng dẫn cụ thể về cách thức tiến hành các thủ tục nhằm hạn chế tối đa những vướng mắc, lúng túng của khách hàng khi vay vốn. Có như vậy việc giải quyết cho vay mới diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ hồ sơ, thủ

tục theo quy định.

9 Đa dng phương thc cho vay

Về nguyên tắc, Ngân hàng sẵn sàng cung cấp nhiều loại hình thức cho vay như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay luân chuyển… Nhưng thực tế hiện nay các khoản tín dụng mà chi nhánh Ngân hàng cấp cho các đơn vị kinh tế DN chủ yếu là hình thức cho vay theo món.

Mặc dù phương thức cho vay này bảo đảm an toàn vốn cho chi nhánh nhưng lại chưa hoàn toàn phù hợp với DN vì đa số các DN ở quy mô nhỏ và vừa nên nhu cầu về các khoản vay thường là có thời hạn ngắn, và rất thường xuyên. Nhằm phục vụ cho việc bổ sung vốn lưu động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 82  Việc cho vay từng lần có quá nhiều thủ tục phiền phức, nhiều khi chậm trễ làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, chi nhánh nên mở rộng hình thức cho vay luân chuyển và cho vay theo hạn mức tín dụng. Hai hình thức này rất phù hợp với nhu cầu vay vốn ngắn hạn và thường xuyên của DN.

9 Ci tiến quy trình nhn h sơ, thm định và xét duyt theo hướng nhanh gn nhưng cht ch

Nhận hồ sơ, thẩm định và xét duyệt cho vay là nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến cán bộ tín dụng, trưởng hoặc phó phòng tín dụng, giám đốc hoặc người

ủy quyền quyết định cho vay. Để tạo điều kiện tốt cho cán bộ tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời thuận tiện cho khách hàng khi quan hệ vay vốn, cần phân công cán bộ tín dụng phụ trách từng lĩnh vực hoặc từng địa bàn cụ thể. Bảng phân công cán bộ tín dụng phụ trách từng lĩnh vực, từng địa bàn cần niêm yết công khai nơi giao dịch để khách hàng chủ động trong quan hệ. Khi phát sinh việc vay vốn thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn nào cán bộ tín dụng phụ trách lĩnh vực hoặc địa bàn đó có trách nhiệm nhận hồ sơ và trực tiếp giải quyết.

Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra về tính hợp lệ của các tài liệu tiếp nhận từ

khách hàng. Thu nhập những thông tin về khách hàng và phương án, dự án vay vốn, biện pháp bảo đảm tiền vay, khả năng tài chính rồi lập báo cáo thẩm định về

những nội dung trên. Trong đó nói rõ ý kiến của mình là đề nghị cho vay hoặc không cho vay để thông qua trưởng phòng hoặc phó phòng tín dụng, đồng thời trình cho Giám đốc hoặc người được ủy quyền quyết định trong thời gian sớm nhất. Việc quyết định cho vay hay không cho vay phải có sự phối hợp chặt chẽ

giữa cán bộ tín dụng, trưởng hoặc phó phòng tín dụng, Giám đốc hoặc người

được ủy quyền để có quyết định dứt khoát, nhằm hạn chế mọi biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của chi nhánh. Việc tái thẩm định chỉ áp dụng trong những trường hợp cần thiết nhưng cần tiến hành nhanh chóng và thận trọng để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 83  9 Có chính sách lãi sut đa dng và hp lý

Để mở rộng được hoạt động được tín dụng DN việc trước tiên cần phải có chính sách cho vay bằng văn bản cụ thể. Các văn bản này chính là phương châm và được cụ thể hóa đối với hoạt động cho vay DN được áp dụng tại chi nhánh.

Đối với các hình thức cho vay khác nhau cần có một cách thức, quy định cụ thể

khác nhau về phân tích tín dụng, các ưu đãi, mức lãi suất tương đương để khách hàng có thể lựa chọn. Cần phải xây dựng một biểu lãi suất trong từng thời kỳ

trên cơ sở về chi phí bỏ ra, lợi nhuận kỳ vọng đạt được. Nếu như có sự biến động về lãi suất trên thị trường thì cần phải có sự phù hợp giữa lãi suất của Chi nhánh với lãi suất trên thị trường tránh tình trạng có sự chênh lệch lãi suất quá lớn giữa chi nhánh với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Hiện nay, theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam, thì không có bất kỳ

sự phân biệt nào về lãi suất đối với các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức lãi suất sàn cấp cho các đối tượng vay vốn, còn lãi suất cụ

thể trong hợp đồng tín dụng do Ngân hàng và khách hàng cùng thỏa thuận. Do

đó, khi ký kết các hợp đồng thực tế, cán bộ tín dụng nên linh hoạt trong việc thỏa thuận lãi suất, không nên áp dụng một mức lãi suất cho mọi thành phần khách hàng. Đối với những khách hàng có uy tín, cần có chính sách lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, tùy theo mức độ rủi ro của ngành nghề kinh doanh mà cán bộ tín dụng nên đưa ra các mức lãi suất khác nhau cho phù hợp.

9 Đổi mi cơ chế bo đảm theo hướng linh hot hóa

Hiện nay thường xảy ra phổ biến tình trạng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn chính đáng, nhưng tài sản thế chấp không đủđảm bảo cho món vay, dẫn đến không được đáp ứng đầy đủ số tiền xin vay. Do đó, Ngân hàng nên có chính sách linh hoạt, kết hợp nhiều hình thức đảm bảo khác nhau để giải quyết nhu cầu vay chính đáng của khách hàng.

Đối với DN được bảo lãnh tín dụng một phần và có đủ tài sản cầm cố, thế

chấp cho phần còn lại thì Ngân hàng yêu cầu khách hàng dùng tài sản này để đảm bảo cho phần còn thiếu đó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 84 

Đối với các DN mà phần bảo lãnh và giá trị tài sản đảm bảo vẫn chưa

đủ nhu cầu vay thì Ngân hàng có thể cho phép dùng tài sản hình thành từ vốn vay đảm bảo nốt phần còn lại, từ đó tạo điều kiện để khách hàng được cấp vốn đầy đủ.

Một thực tế khác được đặt ra, đó là nhiều khi cán bộ tín dụng định giá tài sản thế chấp quá thấp so với mức giá trên thị trường, làm hạn chế khả năng cho vay. Ví dụ, đối với đất đai cán bộ tín dụng lấy mức giá mà Ủy ban Nhân dân Thành phố công bố để làm chuẩn, trong khi nó thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế trên thị trường, đặc biệt là đối với những mảnh đất ở vị trí đẹp. Nhiều cán bộ tín dụng lý luận rằng giá của Nhà nước là giá chuẩn, còn nếu định giá theo thị trường thì không tránh khỏi biến động có thể là suy giảm giá trị tài sản. Tuy nhiên, về nguyên tắc là định kỳ cán bộ tín dụng phải đánh giá lại tài sản, việc này đã nhằm đánh giá lại tài sản, việc này đã nhằm điều chỉnh mức định giá cho phù hợp với giá trị thực tế.

Mặt khác, Ngân hàng bao giờ cũng cho vay với số tiền nhỏ hơn giá trị định giá tài sản, bản chất phần dư ra này chính là nguồn bù đắp cho mọi chi phí liên quan đến việc thu hồi phát mại tài sản, kể cả thiệt hại của Ngân hàng khi tài sản bị giảm giá. Vì vậy, sẽ là quá cứng nhắc và thiệt thòi cho khách hàng nếu cán bộ tín dụng định giá tài sản đảm bảo quá thấp như hiện nay. Điều cần thiết ở đây không phải là tìm mọi cách đảm bảo an toàn vốn, mà là làm sao để vừa thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng mà vẫn không gây thiệt hại cho Ngân hàng.

9Phi hp cht ch vi công ty bo him

Theo quy định của Ngân hàng, người vay bắt buộc phải mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp, bảo lãnh hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Với các món cho vay tiêu dùng, khách hàng cũng phải mua bảo hiểm nhân thọ để phòng khi gặp biến cố bất ngờ dẫn đến không còn khả năng làm việc thì Ngân hàng có thể

giảm bớt thiệt hại nhờ số tiền bồi thường bảo hiểm.

Quy định này là chính đáng, song để tiện lợi cho khách hàng đến vay vốn thì Ngân hàng có thể phối hợp với Công ty Bảo hiểm, làm đại lý để người vay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 85 

được mua các loại bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản… Làm như vậy vừa tiết kiệm được thời gian, công sức của khách hàng mà lại tránh

được tình trạng người vay cố tình trốn không mua bảo hiểm, nhờ đó Ngân hàng có thể thật sự yên tâm khi cấp vốn.

b) Nhóm các giải pháp hỗ trợ

9 Đẩy mnh tc độ phát trin các dch v Ngân hàng

Thực tế cho thấy các khách hàng nếu đã mở tài khoản và giao dịch tại chi nhánh thì khi có nhu cầu thì cũng thường tìm đến chi nhánh để vay vốn. Chính mối quan hệ khách hàng – Ngân hàng sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế nói chung cũng như kinh tế DN nói riêng. Mặt khác, nhờ

có các dịch vụ cung cấp cho khách hàng mà chi nhánh có thêm một kênh thu thập thông tin để bổ trợ cho các quyết định tín dụng. Chi nhánh nên mở rộng và cải tiến các dịch vụ Ngân hàng với tiện ích ngày càng cao, nhanh gọn, chính xác, an toàn, thủ tục thuận tiện và mức phí hợp lý, từ đó thu hút nhiều khách hàng thuộc thành phần kinh tế DN đến với mình.

Dịch vụ tư vấn: Có một số DN nhỏ và vừa, DN mới thành lập chưa có khả

năng trụ vững trên thị trường một cách lâu bền. Nguyên nhân là do những yếu kém trong quan lý, do thiếu hiểu biết về thị trường và thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh. Mặt khác khi vay vốn Ngân hàng, do chưa có kinh nghiệm làm hồ

sơ vay vốn cũng như lập các dự án, phương án và báo cáo tài chính nên họ

thường bị từ chối, bị cho là “thiếu kiến thức về kinh doanh”. Chính vì vậy mà Ngân hàng, với hệ thống thông tin rộng lớn và chính xác, với đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu, nên đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng, giúp họ giảm bớt thiệt hại và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chi nhánh nên mở rộng lĩnh vực tư vấn, không chỉ về tín dụng (cách lập báo cáo tài chính, lập và thẩm định dự án) mà còn tư vấn về công nghệ, kỹ

thuật, mẫu mã, các đối tác cung cấp đầu vào và thị trường đầu ra… Được chuyên nghiệp hóa, các đơn vị DN sẽ làm ăn hiệu quả và quy cũ hơn, cũng nhờ đó chi nhánh có thể mở rộng cho vay đối với khu vực này mà không phải lo ngại về tính rủi ro của các dự án kinh doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 86  Các dịch vụ khác: Nhờ việc cung cấp các dịch vụ thanh toán, mở tài khoản, bảo lãnh… mà Ngân hàng có thêm tình hình tài chính của khách hàng, từ

Một phần của tài liệu hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônkhu kinh tế vũng áng hà tĩnh (Trang 89 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)