NHNo&PTNTKKT Vũng Áng
a) Những thành tựu đạt được trong việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DN tại NHNo&PTNT KKT Vũng Áng
Thực hiện tốt chủ trương chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu cho vay, trong thời gian qua việc mở rộng cho vay đối với DN tại chi nhánh NHNo&PTNT KKT Vũng Áng đã đạt được những thành công nhất định.
Dư nợ cho vay của DN không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt, riêng loại hình DN ngoài quốc doanh đã có sự tăng trưởng vượt bậc về dư nợ. Trong đó Công ty cổ phần chiếm đa số, năm 2013 chiếm 31.05% tương ứng với 975 tỷ đồng. Đây là một con số rất đáng kinh ngạc, nói lên sự phát triển mạnh mẽ của Công ty cổ phần cũng như những cố gắng của chi nhánh trong việc thúc đẩy cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Sở dĩ hoạt động cho vay Công ty cổ phần
đạt được những thành tựu như vậy, là do có một bộ phận lớn DN Nhà nước chuyển sang loại hình Công ty cổ phần theo tiến trình cổ phần hóa DN Nhà nước. Xuất phát điểm là DN Nhà nước với mức vốn tự có lớn và trang thiết bị đầy đủ, khi chuyển sang hoạt động như một Công ty độc lập với cơ chế tự làm tự hưởng, các Công ty cổ phần này thường kinh doanh rất có hiệu quả, mức sinh lời cao
đảm bảo tốt khả năng trả nợ. Hơn nữa các DN này hầu hết là khách hàng cũ của Ngân hàng (trước cổ phần hóa) nên khi giao dịch rất thuận lợi và được tin tưởng.
Cùng với tăng trưởng dư nợ, số lượng khách hàng DN cũng tăng lên. Theo thống kê năm 2011 chỉ có khoảng 400 DN vay vốn tại NH đến năm 2012 con số này là 450 DN tăng 12.50%, năm 2013 là 530 DN tăng 18.52%. Như vậy, chi nhánh Ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng thị
phần, tạo điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng trong những năm tiếp theo. Cùng với những cố gắng để mở rộng hoạt động cho vay DN, chi nhánh cũng thực hiện đúng các quy định trong cho vay nhờ đó mà tỷ lệ nợ quá hạn trong DN/dư nợ ngày càng giảm, đạt mức thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn trung bình của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 mọi khoản vay. Hầu hết các thành phần DN đều sử dụng vốn đúng mục đích, nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng.
b) Những hạn chế của việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DN
Mặc dù đã có sự tăng trưởng nhất định song Ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng vay vốn của các DN. Tốc độ tăng dư nợ cho vay ngắn hạn nhanh hơn cho vay trung và dài hạn của các DN để mở rộng SXKD, đầu tư máy móc thiết bị là rất lớn. Nhiều DN đến với Ngân hàng, song không đảm bảo các điều kiện vay vốn nên phải trở về.
Xét về ngành nghề, theo thống kê có tới 95% các DN vay vốn tại chi nhánh là các DN Công nghiệp, Xây dựng, Dịch vụ và Thương mại. Một số ít còn lại hoạt động trong ngành Nông nghiệp.
C) Nguyên nhân ảnh hưởng
Những mặt hạn chế này xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
* Thứ nhất: về phía chi nhánh NHNo&PTNT KKT Vũng Áng.
- Các thủ tục cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đang còn nhiều phức tạp, làm cho chi phí giao dịch cao, quá tốn kém đối với các thành phần DN (chủ yếu là có quy mô nhỏ và vừa). Trên thực tế thủ tục cho vay các khoản vốn nhỏ
cũng không kém phần phức tạp so với các khoản vốn lớn, khiến cho các cán bộ tín dụng thường có tâm lý ngại giải quyết các món vay nhỏ.
- Về việc định giá tài sản thế chấp: Theo quy định hiện nay, việc định giá tài sản thế chấp là do thỏa thuận của cả hai bên khách hàng và Ngân hàng, có sự
tham khảo giá thị trường. Tuy nhiên các cán bộ tín dụng thường đánh giá các tài sản thế chấp thấp hơn nhiều so với mức giá trên thị trường, dẫn đến không đáp ứng đầy
đủ nhu cầu vốn của khách hàng, hạn chế việc mở rộng cho vay.
* Thứ hai: Về phía các DN:
- Tính rủi ro trong sản xuất cao: Các DN vay vốn tại Ngân hàng đa số là các DN nhỏ và vừa, hạn hẹp về vốn, năng lực tài chính năng lực SXKD còn thấp, chưa tạo được uy tín trên thị trường. Một số hoạt động KD còn mang tính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 “chụp giật”, không ổn định lâu dài. Mặt khác, tính liên kết cộng đồng giữa các DN còn kém. Do đó họ rất khó ứng phó với những biến động thất thường của thị
trường trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Như vậy mức độ rủi ro trong hoạt động SXKD của của các DN nhỏ và vừa là khá cao, khiến cho Ngân hàng không giám mạo hiểm cùng DN. Chính điều này đã gây cản trở cho các DN nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn tại ngân hàng nói chung cũng như tại chi nhánh nói riêng.
- Vấn đề cung cấp thông tin và báo cáo tài chính: Các DN thường xem nhẹ công tác thống kê, kế toán. Một số DN thực sự lúng túng khi thực hiện công việc kế toán và lập báo cáo tài chính. Họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc lập dự án đầu tư hoặc phương án SXKD trình cho Ngân hàng. Điều này xuất phát từ chổ họ chưa được trang bị kiến thức cơ bản về tài chính – tín dụng, về quản trị kinh doanh, khiến cho khâu hoàn thiện hồ sơ mất rất nhiều thời gian, làm nản lòng cả người đi vay và Ngân hàng. Ngoài ra còn một số DN chỉ lập báo cáo tài chính với mục đích đối phó, chưa phải để theo dõi phục vụ cho công tác quản lý DN, cũng chưa phải để công khai hóa tài chính giúp những người có quan tâm hiểu
đúng và đủđiểm yếu, điểm mạnh của DN. Do đó, Ngân hàng thường nghi ngờ tính chính xác của các báo cáo tài chính này, gây khó khăn cho DN khi đến xin vay.
Vấn đề về tài sản đảm bảo: Một số DN nhỏ và vừa không đủ uy tín để vay tín chấp tại chi nhánh nên nếu muốn vay vốn thì bắt buộc phải đáp ứng được các
điều kiện về tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo của một số DN thường không đáp ứng đủ nhu cầu xin vay, do không đủ giấy tờ cần thiết, hoặc tài sản có giá trị nhỏ so với món vay.
Thứ ba: Các nguyên nhân khác:
- Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn: Để mở rộng hoạt
động cho vay DN thì hầu hết các tổ chức tín dụng trên địa bàn KKT Vũng Áng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 phẩm đến khách hàng đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần, nên họđã thu hút được một khối lượng khách hàng DN lớn trên địa bàn. Các tổ chức tín dụng này ngày càng phát triển đã tạo nên khó khăn làm ảnh hưởng đến thị phần của chi nhánh và đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DN. Bên cạnh đó là sự ra đời của rất nhiều Ngân hàng thương mại, họ đề ra rất nhiều hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng mới, điều này đã thu hẹp thị phần phát triển của chi nhánh trên địa bàn Thủđô.
- Chưa có chiến lược Marketing về cho vay DN: Hoạt động Marketing của nhiều Ngân hàng thương mại trên địa bàn KKT Vũng Áng diễn ra đưới nhiều hình thức, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đã xây dựng được hình họ
trong mắt của khách hàng. Tuy thế hoạt động Marketing tại chi nhánh chưa chú trọng đúng mức đến hoạt động nhằm khuyến khích khách hàng vay vốn của Ngân hàng, nhằm thu hút thêm khách hàng.
Ngoài ra thì để phát triển hơn nữa về chất lượng sản phẩm thì cần có sự
phối hợp giữa các bộ phận phòng ban với nhau. Ví dụ nhưđể có thể phát triển sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng, thẻ Visa thì cần có sự thống nhất giữa bộ phận phát hành thẻ và bộ phận tín dụng. Nhưng tại chi nhánh sự phối hợp giữa các bộ phận để phát triển sản phẩm mới là chưa cao, điều này góp phần ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại chi nhánh.
- Mô hình tại Chi nhánh chưa cho phép có sự chuyên môn cao trong hoạt
động cho vay DN. Tại nhiều Ngân hàng trên địa bàn KKT Vũng Áng đã có sự
phân chia giữa các phòng về cho vay DN Nhà nước, cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên quy mô của Chi nhánh chưa đủ lớn để có sự tách biệt giữa các bộ phận trên, do
đó mà ở đây vẫn còn tình trạng chỉ có một phòng tín dụng đảm đương tất cả các hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh. Điều này đã tác động đến việc mở rộng cho vay DN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77
4.2Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DN tại NHNo&PTNT KKT Vũng Áng