với DN, bài học kinh nghiệm đối với Việt nam
9 Kinh nghiệm của một số nước
* Nhật bản: Khuyến khích mở rộng đầu tư, chính phủ và các hiệp hội đã dành những khoản kinh phí lớn cho chương trình hiện đại hóa các DN vừa và nhỏ. Khoản kinh phí này tập trung 4 lĩnh vực chính.
- Xúc tiến hiện đại hóa các DN nhỏ và vừa. - Hiện đại hóa các thể chế quản lý.
- Các hoạt động tư vấn cho DN. - Các giải pháp tài chính cho DN.
* Đài Loan: Để tạo nguồn vốn Nhà nước thành lập “quỹ phát triển DN nhỏ
và vừa” để giúp các DN này cải thiện môi trường KD đẩy mạnh hợp tác với nhau. Đồng thời hướng dẫn cho quỹ tự phát triển nhằm thúc đẩy các DN nhỏ và vừa phát triển mạnh.
Quỹ này cấp tín dụng cho các DN vừa và nhỏ với lãi suất thấp hơn lãi suất thường của các Ngân hàng nhằm giúp cho DN phát triển theo chuyên ngành nghề của các DN. Quỹ này sử dụng nguồn lợi nhuận để đảm bảo tín dụng cho các trường hợp phát triển chuyên ngành, mức bảo hiểm cao nhất là 90% và chịu một nữa số rủi ro.
* Mỹ: Chính phủ giúp vốn cho các DN nhỏ và vừa bằng chính sách tài chính thông qua con đường tín dụng và trợ cấp. Tín dụng đầu tư được ưu đãi theo hướng:
- Hỗ trợ tài chính cho hiện đại hóa công nghiệp, thiết bị.
- Hỗ trợ tài chính cho việc áp dụng máy tính vào quản lý kinh tế. - Hỗ trợ tài chính cho các DN phát triển mạng lưới thông tin tiếp thị.
- Cho phép các quỹ tín dụng đầu tư tham gia vốn vào các DN.
- Ngoài các quỹ, Chính phủ còn lập các Ngân hàng để cung cấp tài chính cho các DN, Chính phủ các nước này thường có các quỹ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 - Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghiệp.
- Qũy hỗ trợ DN mới thành lập.
- Quỹ hỗ trợ tín dụng nói chung, giúp cho DN vay mà không cần thế chấp
đầy đủ.
- Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ, hỗ trợ các DN sử dụng công nghệ mới và phát triển công nghệ mới.
- Cho phép DN liên kết với nhau để hình thành quỹ tương trợ, trên cơ
sở cùng góp thêm vốn vào nguồn vốn ban đầu để ngăn chặn tình trạng phá sản dây chuyền do khách hàng bị phá sản và để cấp vốn cho hoạt động cùng mua, cùng bán.
- Các quỹ do Nhà nước thành lập, Nhà nước thường góp vốn toàn bộ hay một phần lớn vốn. Nếu hoạt động của quỹ có hiệu quả cho các bên như Ngân hàng, hiệp hội, thì các bên này có quyền tham gia bằng cách góp thêm vốn vào quỹ đó. Nhà nước có thể rút dần vốn ra khỏi quỹ, để đầu tư vào những chương trình khác.
9 Những bài học kinh nghiệm đối với Việt nam
Các loại hình tín dụng hỗ trợ cho DN phát triển rất đa dạng. Việc học tập và vận dụng các kinh nghiệm tùy thuộc vào điều kiện KT-XH, chiến lược KT của đất nước trong từng giai đoạn. Trước nhu cầu hội nhập và phát triển mà đặc biệt là nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ
chế thị trường, việc học hỏi và đúc kết kinh nghiệm, để có chính sách tín dụng hợp lý cho DN phát triển là vấn đề cần thiết, các kinh nghiệm đó là:
- Một là, Nhà nước nhất thiết phải hỗ trợ DN phát triển. Sự hỗ trợ của Nhà nước trên nhiều mặt, nhưng trong đó các hỗ trợ liên quan đến chính sách tài chính – tín dụng là hết sức quan trọng và có tác động trực tiếp đến sự phát triển của DN.
- Hai là, phải đa dạng hóa các chính sách tài chính, tín dụng nhằm giúp DN tiếp cận dễ dàng với các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 - Ngoài hai biện pháp là miễn giảm thuế và ưu đãi về lãi suất cho vay vốn, Chính phủ còn phải áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác, có như vậy mới thúc đẩy các DN phát triển lành mạnh và bền vững. Sự hỗ trợ phải được xem xét tác động và hiệu quả của các biện pháp, nếu hỗ trợ của DN thì hỗ trợđó không có tác dụng xấu
đến DN, nếu hỗ trợ quá mức cần thiết thì có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh và phát triển lành mạnh của các DN.
- Ba là, khuyến khích tạo điều kiện cho DN tự tích lũy vốn đồng thời mở
rộng khả năng cho các DN tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ
bên ngoài.
- Bốn là, phải gắn việc hỗ trợ tài chính tín dụng với các chương trình và mục tiêu cụ thể và thực hiện thông qua tổ chức tài trợ. Sự hỗ trợ về tài chính tín dụng của Nhà nước đối với DN cần được thực hiện qua các chương trình, với những mục tiêu cụ thể như việc hỗ trợ cho việc thành lập các DN, hỗ trợ cho việc phát triển công nghệ, hỗ trợ cho việc tiếp cận các nguồn vốn Ngân hàng.
- Để các Ngân hàng thương mại quyết định đúng đắn, sát thực và có hiệu quả trong việc đầu tư tín dụng cho các DN, họ phải hiểu rõ đặc điểm, tính chất quy mô của loại hình DN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Khu KT Vũng Áng
Chi nhánh Ngân hàng NHNo&PTNT Vũng Áng (Agribank Vũng Áng)
được thành lập theo quyết định số 1168– QĐ/NH/QĐ ngày 18/6/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam trụ sở đóng tại Khu kinh tế
Vũng Áng,huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Với 28 lao động, 120 tỷ nguồn vốn, chủ yến là tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình của các xã thuộc khu kinh tế
Vũng Áng và 150 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các khách hàng thuộc khu kinh tế Vũng Áng mà Ngân hàng No & PTNT Kỳ Anh chuyển về. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Ngân hàng No&PTNT Khu kinh tế Vũng Áng sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế
hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của một số Doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình.
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, và trọng tâm là phát triển kinh tế Nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thôn Khu kinh tế Vũng Áng, Ngân hàng No&PTNT Khu kinh tế Vũng Áng đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn đểđầu tư cho các Thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn ba năm hoạt
động, từ năm 2012 trở đi Ngân hàng Nông nghiệpKKT Vũng Áng đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 666 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt nam, NHNo&PTNT Khu kinh tế Vũng Áng đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ của các xã thuộc Khu kinh tế
Vũng Áng đã đẩy mạnh cho vay phát triển các sản phẩm Nông nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa, gia súc gia cầm, phát triển vùng chuyên canh rau, hoa cây cảnh… nhờ vậy thu nhập và đời sống nông dân ngoại thành đã
được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ khá và giàu tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống
đáng kể.
Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường NHNo&PTNT KKT Vũng Áng đã chủđộng mở rộng mạng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn khu kinh tế Vũng Áng.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Khu kinh tế Vũng Áng
NHNo&PTNT Khu kinh tế Vũng Áng được tổ chức theo mô hình thống nhất của NHNo&PTNT Việt nam (theo quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam ban hành kèm theo quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2012). Tổ chức bộ máy gồm Ban Giám Đốc, 8 phòng nghiệp vụ.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban như sau:
- Ban Giám Đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc trực tiếp quản lý điều hành toàn diện hoạt động kinh doanh tại trụ sở.
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp:
Phòng Kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau đây:
+ Trực tiếp quản lý cân đối đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 + Đầu mối, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.
+ Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. - Phòng tín dụng:
+ Đầu mối tham mưu đề xuất với giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi
đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
+ Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng
để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. + Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
+ Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo giỏi đánh giá, sơ kết tổng kết.
+ Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định quy trình tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng.
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
đề xuất hướng khắc phục.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT KKT Vũng Áng
- Phòng kế toán – Ngân quỹ:
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam.
Ban giám đốc Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc P.K ế ho ạ ch t ổ ng h ợ p P.Tín d ụ ng P.K ế to án – Ngân qu ỹ P.Thanh to án qu ố c t ế P.Vi tính P.Hành chính – Nhân s ự P.Ki ể m tra, ki ể m so át T ổ nghi ệ p v ụ th ẻ P.Giao d ị ch s ố 1 P.Giao d ị ch s ố 2 P.Giao d ị ch s ố 3 P.Giao d ị ch s ố 4 P.Giao d ị ch s ố 5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 + Xây dựng, chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính… + Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước, các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. - Phong kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế:
+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như mua bán ngoại tệ, niêm yết tỉ giá các loại ngoại tệ hàng ngày, cân đối và điều tiết nguồn ngoại tệ (hạch toán ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền đến và đi điện tử vãng lai… để phục vụ
xuất khẩu mở rộng kinh doanh.
+ Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. - Phòng vi tính:
+ Tổng hợp, thống kê và lưu trữ dữ liệu, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đế hạch toán kế toán, kế toán thống kê. Quản lý, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Phòng hành chính và nhân sự:
+ Lưu trữ các văn bản pháp luật, thực hiện các công tác hành chính (Văn thư, lễ
tân…), là đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh, đầu mối chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của cán bộ CNV.
+ Tham gia, đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh.
+ Thực hiện chếđộ tiền lương, chếđộ bảo hiểm, quản lý lao động,… + Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao. - Phòng kiểm tra, kiểm soát nôị bộ:
+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 Ngân hàng.
+ Bảo mật hồ sơ, tài liệu thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định: thực hiện quản lý thông tin (bảo mật hồ sơ kiểm tra nội bộ, thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp) và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định.
+ Thực hiệm các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao. - Tổ nghiệp vụ thẻ:
+ Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng nội địa, quốc tế phục vụ hoạt động kinh doanh cho toàn chi nhánh.
+ Tham mưu cho Giám đốc phát hành mạng lưới đại lý và chủ thẻ. Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại về thẻ.
3.1.3 Các hoạt động chính của NHNo&PTNT Khu kinh tế Vũng Áng
Chi nhánh NHNo&PTNT Khu kinh tế Vũng Áng là một chi nhánh cấp ba của NHNo&PTNT Việt nam, hơn nữa lại đóng trên địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng – nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng, tình hình kinh tế phát triển và dân số đông vì vậy hoạt động của Ngân hàng cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều hình thức khác nhau.
+ Hoạt động nhận tiền gửi: Ngân hàng nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân và tổ chức để bảo quản tiền gửi cho người gửi tiền với cam kết sẽ hoàn trảđúng hạn, và trả lãi cho tiền gửi.
+ Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn ở Ngân hàng, là